Đức lên kịch bản khủng hoảng đối phó khi khí đốt Nga đột ngột bị cắt

Hải Anh |

Đức chuẩn bị cho bất kỳ đợt ngừng cung cấp khí đốt Nga bất ngờ nào với một gói khẩn cấp có thể bao gồm kiểm soát các công ty quan trọng, 3 nguồn tin nắm rõ vấn đề chia sẻ với Reuters.

Nỗ lực mạnh mẽ

Sự chuẩn bị cho kịch bản đột ngột cắt khí đốt Nga do Bộ Kinh tế Đức chủ trì cho thấy tình trạng cảnh giác cao độ về nguồn cung khí đốt cho nền kinh tế lớn nhất Châu Âu và nguồn cung khí đốt rất quan trọng với sản xuất thép, nhựa và ô tô.

Khí đốt của Nga chiếm 55% lượng nhập khẩu của Đức trong năm 2021. Berlin cũng đã phải chịu sức ép trong vấn đề nhập khẩu khí đốt từ Nga kể từ khi chiến sự Ukraina bùng phát.

Đức muốn tự cắt nguồn cung cấp khí đốt Nga nhưng dự kiến tiếp tục ​ phụ thuộc vào khí đốt Nga cho đến giữa năm 2024.

Hiện chưa rõ liệu kịch bản đột ngột ngừng khí đốt Nga có xảy ra hay không và các quan chức nói rằng Đức muốn ngăn chặn leo thang. Tuy nhiên, hiện tại, Đức lo ngại Nga có thể đơn phương đóng van các dòng khí đốt và muốn có phương án để đối phó khi kịch bản này xảy ra.

Trong khi một khuôn khổ rộng đã được đưa ra và chính phủ quyết tâm giúp đỡ, chi tiết về cách thức thực hiện kế hoạch này đang được thảo luận, các quan chức nói.

Chính phủ sẽ hỗ trợ cấp thêm các khoản vay và bảo lãnh để hỗ trợ các công ty năng lượng, giúp các công ty đối phó với tình trạng giá tăng cao và có thể đưa các công ty quan trọng, chẳng hạn như nhà máy lọc dầu, dưới sự quản lý của chính phủ.

Khi được yêu cầu bình luận về các biện pháp, Bộ Kinh tế Đức nhắc lại tuyên bố của Phó Thủ tướng Robert Habeck rằng nước này đã thực hiện "những nỗ lực mạnh mẽ" trong những tuần gần đây để giảm sử dụng năng lượng của Nga.

Tháng trước, Đức thông qua một thay đổi pháp lý để có thể nắm quyền kiểm soát các công ty năng lượng như phương sách cuối cùng. Đức đang thảo luận về cách dùng biện pháp này trong thực tế, như nắm quyền kiểm soát nhà máy lọc dầu PCK do Rosneft của Nga vận hành ở Schwedt gần Ba Lan. Nhà máy này chiếm phần lớn lượng dầu Đức còn nhập khẩu từ Nga và có thể bị ảnh hưởng khi lệnh cấm vận dầu Nga của Liên minh Châu Âu (EU) có hiệu lực.

Một nguồn tin nói rằng, việc quốc hữu hóa các công ty năng lượng là một phương án đang được cân nhắc nhưng sẽ phải được cân nhắc kỹ và chứng minh rằng động thái đó để đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng chứ không phải trừng phạt Nga.

Đức cũng có thể nắm giữ cổ phần trong các công ty khác, 2 nguồn tin chỉ ra. Năm 2018, Đức đã thực hiện động thái tương tự khi ngân hàng phát triển nhà nước KfW mua 20% nhà điều hành mạng lưới năng lượng 50Hertz để phản ứng với chào mời từ tập đoàn lưới điện Trung Quốc.

Gói khẩn cấp cuối cùng của chính phủ Đức vẫn chưa được hoàn thiện. Một trong số các nguồn tin của Reuters lưu ý rằng việc nắm cổ phần thiểu số trong các công ty và can thiệp vào nhà máy lọc dầu Schwedt vẫn đang được thảo luận nhưng chưa được quyết định.

Các quan chức Đức cũng đang xem xét xem KfW có thể làm giảm bớt sức ép lên các công ty quan trọng thông qua hỗ trợ các công ty vay thêm hoặc hạn mức tín dụng khẩn cấp mà các công ty có thể sử dụng nếu giá năng lượng tăng cao...

Đầu năm nay, KfW đã giúp công ty năng lượng Đức Uniper, đơn vị khí đốt VNG của EnBW và đơn vị điều hành nhà máy nhiệt điện than Leag đối phó với biến động của thị trường năng lượng.

Đức cũng đang xem xét việc sẽ sẽ phân phối khí đốt như thế nào trong trường hợp khẩn cấp. Cơ quan quản lý nước này đang cân nhắc có nên ưu tiên ngành công nghiệp hơn các hộ gia đình hay không. Đây là phương án sẽ đảo ngược chính sách hiện tại đang ngắt khí đốt của các doanh nghiệp trước tiên.

Đức đạt đến giới hạn trừng phạt 

Các cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh chiến sự Ukraina và mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Mátxcơva và Brussels - nơi đang ủng hộ các biện pháp ngày càng cứng rắn hơn để trừng phạt Nga.

Công ty khí đốt Gazprom của Nga đã ngừng xuất khẩu khí đốt sang Ba Lan và Bulgaria vào tháng 4 sau khi những nước ngày từ chối thanh toán bằng đồng rúp Nga.

Sau khi lưỡng lự ủng hộ các lệnh trừng phạt Nga về than và dầu, Berlin hiện muốn vạch ra một ranh giới, 4 quan chức nói.

Họ lo ngại việc cắt khí đốt cũng có thể khiến giá khí đốt tăng vọt, cho phép Mátxcơva kiếm tiền từ việc bán hàng bên ngoài EU và do đó không đạt hiệu quả trừng phạt mong muốn.

Theo các quan chức, Đức đang đạt đến giới hạn của các biện pháp trừng phạt nước này có thể áp đặt mà không gây tổn hại tới kinh tế. Ngay cả những thành viên tâm huyết nhất với trừng phạt Nga trong liên minh cầm quyền của Đức cũng đang cảnh giác với việc áp đặt trừng phạt khí đốt.

Thêm vào đó, Berlin cũng chịu ảnh hưởng từ những người đứng đầu ngành năng lượng Đức, bao gồm giám đốc điều hành của các công ty niêm yết lớn nhất và đại diện của các công ty có quan hệ với Nga - những người thường xuyên gặp gỡ và vận động các quan chức không cấm vận khí đốt, một nguồn tin chỉ ra.

Nguồn tin khác cho hay, giám đốc điều hành các công ty Đức nói với Berlin rằng họ đang chuẩn bị cắt đứt các mối quan hệ năng lượng với Nga trong bất kỳ trường hợp nào, nhưng kêu gọi chính phủ không buộc các công ty phải thoát năng lượng Nga ngay lập tức.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Hậu trường chông gai khi Đức nỗ lực thoát lệ thuộc khí đốt Nga

Thanh Hà |

Trong nỗ lực thoát lệ thuộc khí đốt Nga, Đức chưa đạt đồng thuận với Qatar về các điều khoản trong đàm phán cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).

Châu Âu đổ xô mua khí đốt giá cao

Thanh Hà |

Châu Âu khẩn trương bổ sung cho kho dự trữ năng lượng trước khi Nga cắt khí đốt hoặc mùa sử dụng năng lượng để sưởi ấm bắt đầu.

Nga đơn giản hoá thanh toán khí đốt bằng đồng rúp

Song Minh |

Để đơn giản hoá thanh toán khí đốt bằng đồng rúp, Nga sửa luật thuế đối với các công ty nước ngoài.

Thời điểm không khí lạnh suy yếu dần, nắng ấm quay lại miền Bắc

AN AN |

Theo nhận định của cơ quan khí tượng, từ ngày 17.2 không khí lạnh hoạt động với cường độ ổn định, thời tiết miền Bắc chuyển trạng thái nắng ấm, nhiệt độ tăng dần.

Cháy ở Tiểu học Yên Hòa: Học sinh hốt hoảng, phụ huynh nháo nhác tìm con

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Thời điểm xảy ra vụ cháy, nhiều phụ huynh có mặt ở hiện trường đều rất lo lắng và nháo nhác tìm con trong số hàng trăm học sinh đang được sơ tán trước cổng Trường Tiểu học Yên Hòa.

Nghịch cảnh trong câu chuyện của Trấn Thành và Bùi Thạc Chuyên

Mi Lan |

Bộ phim “Tro tàn rực rỡ” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên được ví là “lửa sáng” của phim Việt năm 2022. Đặc biệt, đây là năm thua lỗ nghiêm trọng, đồng thời cảnh báo chất lượng đi xuống ở mức đáng báo động của phim Việt.

Bắt tạm giam cựu Phó Chủ tịch tỉnh Hà Nam

Quang Việt |

Ông Trương Minh Hiến - cựu Phó Chủ tịch tỉnh Hà Nam bị cáo buộc thiếu trách nhiệm liên quan đến vụ sai phạm khai thác tài nguyên ở núi Hang Diêm.

Xử phạt người đàn ông cưỡi ngựa trên đường ở TPHCM

Chân Phúc |

TPHCM - Người đàn ông mặc trang phục xe ôm công nghệ cưỡi ngựa trên đường phố ở trung tâm TPHCM đã bị CSGT lập biên bản xử phạt.

Hậu trường chông gai khi Đức nỗ lực thoát lệ thuộc khí đốt Nga

Thanh Hà |

Trong nỗ lực thoát lệ thuộc khí đốt Nga, Đức chưa đạt đồng thuận với Qatar về các điều khoản trong đàm phán cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).

Châu Âu đổ xô mua khí đốt giá cao

Thanh Hà |

Châu Âu khẩn trương bổ sung cho kho dự trữ năng lượng trước khi Nga cắt khí đốt hoặc mùa sử dụng năng lượng để sưởi ấm bắt đầu.

Nga đơn giản hoá thanh toán khí đốt bằng đồng rúp

Song Minh |

Để đơn giản hoá thanh toán khí đốt bằng đồng rúp, Nga sửa luật thuế đối với các công ty nước ngoài.