Đồng USD mạnh và tác động với các nước trên thế giới

Ngọc Vân |

Đồng USD đang ở mức cao nhất trong 20 năm so với các đồng tiền khác trên thế giới, tác động mạnh tới nhiều nền kinh tế.

Đồng USD luôn có dấu ấn trong mọi ngóc ngách của nền kinh tế toàn cầu, là đồng tiền mà các nguyên liệu thô quan trọng được mua và bán, là nơi trú ẩn an toàn mà các nhà đầu tư tìm đến khi gặp khó khăn.

Đồng bạc xanh đang ở mức cao nhất trong 20 năm so với các đồng tiền khác trên thế giới, một phần nhờ vào kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed tăng lãi suất nhanh hơn.

Dưới đây là 10 lý do tại sao nên quan tâm khi đồng USD tăng giá, theo Reuters.

Người Mỹ ở nước ngoài

Nếu bạn là khách du lịch Mỹ ở nước ngoài thì đồng USD mạnh sẽ có lợi cho bạn. Khách sạn, bữa ăn hay một chiếc túi hàng hiệu đều rẻ hơn nếu mua ở London, French Riviera hay Cancun. Điều ngược lại cũng đúng đối với khách du lịch đến Mỹ - trừ khi họ đã mua vé Disneyland hoặc quán ăn vặt ở Las Vegas trước đó, nếu không thì sẽ đắt hơn.

Cân bằng với đồng euro

Đồng USD mạnh là một lợi thế cho những người Mỹ đi du lịch đến một trong 19 quốc gia sử dụng đồng euro và là niềm an ủi nhỏ cho khách du lịch Châu Âu tại Mỹ. Không cần tính nhẩm nữa để chuyển đổi giữa USD và euro - vì hiện tại tỷ giá USD/euro gần như ngang bằng.

Tỷ giá USD/euro gần như ngang bằng, ở mức 1 USD đổi 0,98 euro vào ngày 26.7.2022. Ảnh: AFP
Tỷ giá USD/euro gần như ngang bằng, ở mức 1 USD đổi 0,98 euro vào ngày 26.7.2022. Ảnh: AFP

Made in America

Đối với những người mua sắm trên khắp thế giới đang tìm kiếm các thương hiệu hàng đầu của Mỹ, đồng USD mạnh có nghĩa là họ có thể phải trả một khoản phí bảo hiểm cho mình trừ khi các nhà phân phối địa phương cố gắng giảm bớt tác động của tiền tệ.

Trong những ngày qua, các công ty Mỹ như Mattel Inc - nhà sản xuất búp bê Barbie và xe hơi Hot Wheels - cho biết đang chứng kiến cú hích từ việc đồng USD tăng giá, ngay cả khi người tiêu dùng nói chung sẵn sàng chấp nhận mức giá cao hơn.

Đối với gã khổng lồ hàng tiêu dùng Procter & Gamble - nhà sản xuất các sản phẩm hàng ngày như Pampers hay Ariel - sự tăng giá của đồng USD luôn có xu hướng tác động tương tự đến doanh số bán hàng.

Khó khăn

Đối với Argentina, sự tăng giá của đồng USD so với đồng peso đồng nghĩa với việc giá các mặt hàng nội địa tăng gấp đôi chỉ trong một năm và xoáy sâu vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Các chính phủ và doanh nghiệp ở nhiều nền kinh tế mới nổi tự tìm kiếm nguồn tài chính bằng cách phát hành trái phiếu USD. Do vậy, số tiền nợ hiện đã tăng lên về giá trị khi tính bằng đồng nội tệ. Khai thác thị trường để có thêm tín dụng cũng trở nên đắt đỏ hơn vì tỷ giá USD tăng.

Nguyên liệu thô

Các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập nhập khẩu nhiều nguyên liệu thô đã bị ảnh hưởng bởi thiệt hại kép. Hầu hết giá các mặt hàng từ dầu thô đến lúa mì đều tính theo USD, có nghĩa là họ đang trả nhiều hơn bằng nội tệ cho mỗi thùng dầu hoặc giạ lúa mì. Điều này xảy ra khi giá của các mặt hàng đó đã ở mức cao trong nhiều năm do cuộc xung đột Nga-Ukraina, thời tiết khắc nghiệt và dư chấn của đại dịch COVID-19.

Giá dầu thô được tính bằng USD. Ảnh: DailyFX
Giá dầu thô được tính bằng USD. Ảnh: DailyFX

Kiều hối

Đồng USD mạnh là tin tốt cho những người ở các nước nghèo hơn như Mexico và Guatemala - những người sống phụ thuộc vào kiều hối của những người thân làm việc ở Mỹ gửi về. Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã giáng một đòn mạnh vào lượng kiều hối này, nhưng đã phục hồi ổn định kể từ đó.

Lạm phát

Ngay cả đối với các quốc gia giàu có hơn như Đức, đồng USD mạnh có thể gây rắc rối vì nó khiến nhiên liệu có mức lạm phát cao kỷ lục vì phải nhập khẩu đắt hơn. Các ngân hàng trung ương địa phương thường phản ứng bằng cách tăng lãi suất, điều này làm cho tín dụng trở nên tồi tệ hơn và làm chậm tăng trưởng kinh tế.

Đồng rúp Nga

Đồng rúp của Nga là đơn vị tiền tệ duy nhất trên thế giới tăng giá so với đồng USD trong năm nay - kết quả bất ngờ đối với một quốc gia đang chịu các lệnh trừng phạt quốc tế vì chiến dịch quân sự ở Ukraina.

Đồng rúp Nga là đồng tiền hoạt động tốt nhất thế giới trong năm 2022. Ảnh: AFP
Đồng rúp Nga là đồng tiền hoạt động tốt nhất thế giới trong năm 2022. Ảnh: AFP

Nhưng việc đồng rúp tăng giá - một phần nhờ các biện pháp kiểm soát ngoại hối - không mang lại nhiều lợi ích cho người Nga bình thường. Mátxcơva có thể thu về hàng chục tỉ USD mỗi tháng từ việc bán năng lượng cho phương Tây, nhưng các hộ gia đình Nga vẫn không thể rút tiền tiết kiệm ngoại tệ của họ. Và nhiều thương hiệu phương Tây từ Adidas đến H&M và Ikea đã ngừng bán hàng ở Nga kể từ khi chiến sự Ukraina bắt đầu.

Bitcoin

Được tiếp thị như lá chắn tối thượng chống lại lạm phát, đồng tiền số lớn nhất thế giới đã không thực hiện đúng lời hứa và đã giảm hơn một nửa trong năm nay mặc dù giá tiêu dùng đang tăng vọt ở nhiều nơi trên thế giới. Các nhà đầu tư cá nhân bị lóa mắt bởi tiền điện tử trong thị trường tăng giá năm ngoái hiện đã từ bỏ bitcoin để chuyển sang USD - loại tiền tệ mà họ cho là an toàn hơn.

Giá thịt bò tăng

Nếu giá của một chiếc bánh hamburger không tăng, thì đồng USD thực sự có thể quá mạnh và chắc chắn sẽ giảm trở lại. Chỉ số Big Mac của The Economist - chỉ số so sánh giá của loại bánh mì kẹp thịt phổ biến trên khắp thế giới - cho thấy rằng đồng bạc xanh được định giá quá cao so với tất cả ngoại trừ một số loại tiền tệ. Đồng USD là đắt nhất - và một chiếc Big Mac rẻ nhất đối với khách du lịch Mỹ ở Venezuela, Romania và Indonesia. Ở Thụy Sĩ, Na Uy và Uruguay thì ngược lại.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Tiết lộ về số phận đồng USD ở Nga

Thanh Hà |

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina ngày 22.7 đề cập tới số phận của đồng USD ở Nga.

Gazprom Nga có đối tác mới với thỏa thuận 40 tỉ USD

Thanh Hà |

Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã ký một biên bản ghi nhớ trị giá khoảng 40 tỉ USD với Công ty Dầu khí Quốc gia Iran (NIOC).

Chưa từng có trong 20 năm: Đồng USD mạnh hơn đồng Euro

Khánh Minh |

Đồng USD của Mỹ lần đầu tiên mạnh hơn đồng Euro của Châu Âu trên sàn giao dịch Nga.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tiết lộ về số phận đồng USD ở Nga

Thanh Hà |

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina ngày 22.7 đề cập tới số phận của đồng USD ở Nga.

Gazprom Nga có đối tác mới với thỏa thuận 40 tỉ USD

Thanh Hà |

Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã ký một biên bản ghi nhớ trị giá khoảng 40 tỉ USD với Công ty Dầu khí Quốc gia Iran (NIOC).

Chưa từng có trong 20 năm: Đồng USD mạnh hơn đồng Euro

Khánh Minh |

Đồng USD của Mỹ lần đầu tiên mạnh hơn đồng Euro của Châu Âu trên sàn giao dịch Nga.