Điều đáng ngại hơn mức thiệt hại 1 nghìn tỉ USD về khí đốt của EU

Ngọc Vân |

EU thiệt hại khoảng 1 nghìn tỉ USD do giá khí đốt tăng cao sau cuộc chiến của Nga ở Ukraina, và đáng ngại hơn, đó mới chỉ là điểm bắt đầu của cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất trong nhiều thập kỷ.

Thiệt hại 1 nghìn tỉ USD

Bloomberg cho hay, sau mùa đông này, Châu Âu sẽ phải nạp thêm khí đốt dự trữ mà không có hoặc có rất ít nguồn khí đốt Nga, làm gia tăng sự cạnh tranh đối với các tàu chở nhiên liệu. Ngay cả khi có thêm nhiều cơ sở nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đi vào hoạt động, thị trường dự kiến ​​sẽ vẫn khan hiếm cho đến năm 2026, khi được bổ sung nguồn cung từ Mỹ và Qatar. Điều đó có nghĩa là mức giá khí đốt sẽ vẫn cao trong khoảng thời gian này.

Theo tổ chức tư vấn Bruegel có trụ sở tại Brussels, trong khi các chính phủ có thể hỗ trợ các công ty và người tiêu dùng bù đắp thiệt hại với hơn 700 tỉ USD viện trợ, thì tình trạng khẩn cấp có thể kéo dài trong nhiều năm. Với lãi suất tăng và các nền kinh tế có khả năng đã suy thoái, sự hỗ trợ ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Martin Devenish, giám đốc công ty tư vấn S-RM, cho biết: “Một khi cộng tất cả mọi thứ lại - gói cứu trợ, trợ cấp - thì đó là một số tiền cực lớn. Các chính phủ sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều để quản lý cuộc khủng hoảng này vào năm tới”.

Trong khi đó, khả năng tài chính của các chính phủ đang gặp khó. Khoảng một nửa số quốc gia thành viên EU có nợ công vượt quá giới hạn 60% GDP.

Khoảng 1 nghìn tỉ USD - được Bloomberg tính toán từ dữ liệu thị trường - là thiệt hại mà EU phải gánh chịu vì giá năng lượng đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng và các công ty, trong đó không phải tất cả đều được bù đắp bằng các gói viện trợ. Bruegel cũng có ước tính tương tự.

Việc gấp rút lấp đầy kho dự trữ khí đốt vào mùa hè vừa qua, bất chấp mức giá gần kỷ lục, hiện đã giảm bớt tình trạng khan hiếm nguồn cung, nhưng thời tiết lạnh giá đang mang đến cho hệ thống năng lượng của Châu Âu thử thách thực sự đầu tiên trong mùa đông này.

Với nguồn cung khí đốt hạn hẹp, các doanh nghiệp và người tiêu dùng được yêu cầu giảm sử dụng. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, EU cố gắng giảm tiêu thụ khí đốt 50 tỉ mét khối trong năm nay, nhưng khu vực này vẫn phải đối mặt với thiếu hụt tiềm năng là 27 tỉ mét khối vào năm 2023, với giả định nguồn cung của Nga giảm xuống bằng 0 và nhập khẩu LNG của Trung Quốc trở lại mức năm 2021.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen (trái) và Phó Chủ tịch Frans Timmermans họp báo sau cuộc họp về gói “Tiết kiệm khí đốt cho một mùa đông an toàn“, ngày 20.7.2022. Ảnh: AFP
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen (trái) và Phó Chủ tịch Frans Timmermans họp báo sau cuộc họp về gói “Tiết kiệm khí đốt cho một mùa đông an toàn“, ngày 20.7.2022. Ảnh: AFP

Bjarne Schieldrop - trưởng bộ phận phân tích hàng hóa tại ngân hàng Thụy Điển SEB AB - cho biết: “Việc mua khí đốt là một điều hết sức cần thiết và chúng ta có thể sẽ chứng kiến ​​tình trạng tích trữ tràn lan ở Châu Âu. Cuộc đua đang diễn ra để lấp đầy kho khí đốt của EU trước mùa đông tới".

Nguồn chính của đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến Tây Âu là Nord Stream đã bị hư hại trong một hành động phá hoại vào tháng 9. Khu vực này vẫn đang nhận được một lượng nhỏ nguồn cung cấp của Nga thông qua Ukraina, nhưng tuyến đường này cũng gặp rủi ro do chiến sự. Nếu không có đường dẫn khí này, việc nạp lại kho chứa sẽ rất khó khăn.

Khó khăn trong năm 2023

Để tránh tình trạng thiếu hụt, Ủy ban Châu Âu đã đặt ra các mục tiêu dự trữ tối thiểu. Đến ngày 1.2.2023, các cơ sở lưu trữ phải nạp ít nhất 45% công suất để tránh cạn kiệt vào cuối mùa sưởi ấm. Nếu mùa đông ôn hòa, mục tiêu tiếp theo là dự trữ ở mức 55%.

Nhập khẩu LNG vào Châu Âu đang ở mức kỷ lục và nhà ga mới đang mở ở Đức để tiếp nhận LNG. Tuy nhiên thời tiết lạnh hơn ở Châu Á và khả năng phục hồi kinh tế mạnh mẽ sau khi Bắc Kinh nới lỏng các hạn chế phòng ngừa COVID-19 có thể khiến việc mua LNG trở nên khó khăn hơn.

Nhập khẩu khí đốt của Trung Quốc có thể sẽ cao hơn 7% vào năm 2023 so với năm nay, theo Viện Kinh tế Năng lượng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc. Sự sụt giảm lịch sử về nhu cầu của Trung Quốc trong năm nay tương đương với khoảng 5% nguồn cung toàn cầu.

Trung Quốc không phải là vấn đề duy nhất của Châu Âu Các nước Châu Á khác đang chuyển sang mua thêm khí đốt. Nhật Bản - nhà nhập khẩu LNG hàng đầu thế giới trong năm nay - thậm chí đang xem xét thiết lập một kho dự trữ chiến lược, và chính phủ cũng đang tìm cách trợ cấp cho việc mua hàng.

Giá khí đốt tăng cao. Ảnh: AFP
Giá khí đốt tăng cao có thể đẩy cuộc suy thoái nông thành một cuộc suy thoái sâu. Ảnh: AFP

Giá khí đốt tương lai ở Châu Âu đạt trung bình khoảng 135 euro/megawatt giờ trong năm nay sau khi đạt đỉnh 345 euro vào tháng 7. Nếu giá quay trở lại mức 210 euro, chi phí nhập khẩu có thể lên tới 5% GDP - theo Jamie Rush, nhà kinh tế trưởng Châu Âu tại Bloomberg Economics. Điều đó có thể đẩy cuộc suy thoái nông thành một cuộc suy thoái sâu và các chính phủ có thể sẽ phải thu hẹp các chương trình để đối phó.

Đối với những nước như Đức, vốn dựa vào năng lượng giá cả phải chăng để sản xuất các sản phẩm từ ôtô đến hóa chất, chi phí cao đồng nghĩa với việc mất khả năng cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc. Điều đó gây áp lực lên chính quyền của Thủ tướng Olaf Scholz trong việc duy trì hỗ trợ cho nền kinh tế.

Isabella Weber, nhà kinh tế tại Đại học Massachusetts Amherst, nói: “Xét đến những hậu quả chính trị và xã hội to lớn tiềm tàng của sự bùng nổ giá năng lượng và cú sốc đối với xương sống của nền kinh tế Đức, điều quan trọng là chính phủ Đức phải can thiệp”.

Thách thức là tìm ra sự cân bằng giữa việc duy trì các nhà máy hoạt động và nhà cửa được sưởi ấm trong thời gian tới, đồng thời không làm mất các động cơ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo - được nhiều người coi là cách bền vững nhất để thoát khỏi tình trạng khan hiếm năng lượng.

Veronika Grimm - cố vấn kinh tế của chính phủ Đức - cho rằng nhiệm vụ lớn nhất trong cuộc khủng hoảng là làm cho quá trình chuyển đổi năng lượng diễn ra, phải "mở rộng ồ ạt năng lượng tái tạo”.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Để từ bỏ khí đốt của Nga, EU tiêu tốn hàng tỉ USD cho LNG

Thanh Hà |

Liên minh Châu Âu (EU) đang đầu tư hàng tỉ USD vào cơ sở hạ tầng trong nỗ lực thay thế nhiên liệu của Nga bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Lộ diện thị trường nhập khẩu khí đốt chính của Nga thay thế EU

Khánh Minh |

Trung Quốc dự kiến sẽ vượt EU để trở thành nước tiêu thụ khí đốt chính của Nga sau khi đường ống Power of Siberia 2 đi vào hoạt động vào năm 2030.

Nga tiết lộ tham vọng về năng lượng hạt nhân

Song Minh |

Nga đang tìm cách tăng cường tiềm năng xuất khẩu năng lượng hạt nhân.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Để từ bỏ khí đốt của Nga, EU tiêu tốn hàng tỉ USD cho LNG

Thanh Hà |

Liên minh Châu Âu (EU) đang đầu tư hàng tỉ USD vào cơ sở hạ tầng trong nỗ lực thay thế nhiên liệu của Nga bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Lộ diện thị trường nhập khẩu khí đốt chính của Nga thay thế EU

Khánh Minh |

Trung Quốc dự kiến sẽ vượt EU để trở thành nước tiêu thụ khí đốt chính của Nga sau khi đường ống Power of Siberia 2 đi vào hoạt động vào năm 2030.

Nga tiết lộ tham vọng về năng lượng hạt nhân

Song Minh |

Nga đang tìm cách tăng cường tiềm năng xuất khẩu năng lượng hạt nhân.