Để từ bỏ khí đốt của Nga, EU tiêu tốn hàng tỉ USD cho LNG

Thanh Hà |

Liên minh Châu Âu (EU) đang đầu tư hàng tỉ USD vào cơ sở hạ tầng trong nỗ lực thay thế nhiên liệu của Nga bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

LNG đang bùng nổ và giá cao

Ngày 5.3, chỉ hơn một tuần sau khi Nga phát động chiến sự Ukraina, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen bày tỏ lo ngại Nga có thể khóa van khí đốt của khối.

“EU phải thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch" - bà viết trên Twitter. Bà Von der Leyen sau đó ca ngợi Tây Ban Nha "nước tiên phong với tỉ lệ năng lượng tái tạo và năng lực LNG lớn". 

Theo Eurostat, nước tiêu thụ khí đốt lớn nhất ở EU là Đức, tiếp theo là Italia, Hà Lan, Slovakia và Pháp. Các quốc gia này hiện cố gắng thay thế khí đốt nhập khẩu từ Nga bằng các nguồn khác.

"Kể từ khi bắt đầu chiến sự, nhập khẩu LNG vào Châu Âu đã tăng 58%" - Paula Di Mattia Peraire, nhà phân tích khí đốt của Dịch vụ Thông tin hàng hóa độc lập (ICIS) cho biết. Vì điều này, Đức, Hy Lạp và Italia nói riêng - cũng như Ireland, Pháp, Hà Lan và Ba Lan - đang mở rộng cơ sở hạ tầng để tiếp nhận LNG.

"Có rất nhiều khoản đầu tư đang diễn ra ở Châu Âu liên quan đến LNG. Nếu tất cả các dự án này thành hiện thực - khoảng 15 dự án mới cho đến cuối năm 2024 - thì công suất tái khí sẽ tăng thêm 70 tỉ mét khối mỗi năm" - bà Peraire nói.

Một lượng tiền đặc biệt lớn của chính phủ đang đổ vào các cảng ven biển, nơi LNG được bốc dỡ, làm nóng cho tới khi có thể được đưa vào mạng lưới đường ống. Hiện tại, có quá ít trạm LNG kiểu này - đặc biệt là ở Biển Bắc và Biển Baltic - để đáp ứng nhu cầu khí đốt của Liên minh Châu Âu.

Hơn nữa, thay vì đưa từ đông sang tây, khí LNG sẽ phải đưa từ Tây Ban Nha, Pháp và Hà Lan đến Trung và Đông Âu. Tuy nhiên, bởi các đường ống dẫn khí chủ yếu là đường một chiều nên "dòng chảy ngược" chỉ có thể diễn ra ở một mức độ hạn chế.

Một thiệt hại nặng nề khác sẽ xảy ra khi vận hành một đội tàu vận chuyển khí đốt đến Châu Âu. Các tàu chở LNG có thể chứa tới 175.000 mét khối khí hóa lỏng, tương đương với 90 triệu mét khối khí đường ống ít đậm đặc hơn.

Vì vậy, để thay thế 167 tỉ mét khối khí đốt hàng năm của Nga, Liên minh Châu Âu cần khoảng 1.800 chuyến tàu - hoặc 5 chuyến mỗi ngày - theo Viện Kinh tế Vận tải và Logistics. Việc này sẽ yêu cầu 160 tàu chở dầu mới với mỗi tàu có giá 220 triệu đô la (212,5 triệu euro), với tổng số tiền là 35,2 tỉ USD.

Khi nào EU độc lập về năng lượng?

Liên minh Châu Âu đã công bố ý định trung hòa khí thải vào năm 2050. Đức đang hướng tới mục tiêu này vào năm 2045. Tuy nhiên, nếu EU đốt nhiều LNG hơn, lượng khí thải sẽ tăng lên.

Ganna Gladkykh, nhà nghiên cứu quá trình chuyển đổi năng lượng sạch cho Liên minh Nghiên cứu Năng lượng Châu Âu (EERA) cho biết: “Bây giờ chúng ta có một trường hợp khẩn cấp".

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cũng nhấn mạnh không nên đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch cũng như cơ sở hạ tầng nhiên liệu hóa thạch. Khi đó, EU sẽ có thể đạt được các mục tiêu về khí hậu. Việc EU bơm hàng tỉ euro vào cơ sở hạ tầng khí đốt là trái ngược với mục tiêu này.

Dù vậy, các nhà khoa học tại viện nghiên cứu Agora Energiewende và E3G tính toán cách thức và cho rằng, Liên minh Châu Âu có thể giảm nhu cầu khí đốt và thoát khỏi phụ thuộc Nga trong vòng "một đến bốn năm".

Cụ thể, khoảng 20% có thể được thay thế thông qua thực hiện kế hoạch "Fit for 55" của Ủy ban Châu Âu. Và 45% khác có thể đạt được thông qua bơm nhiệt, cách nhiệt và mở rộng năng lượng xanh. Chỉ 35% phải được nhập khẩu từ các quốc gia khác, tương đương khoảng 50 tỉ mét khối khí đốt - mà cơ sở hạ tầng hiện có của Liên minh Châu Âu là đủ.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

EU phê duyệt cho Đức quốc hữu hóa hãng khí đốt Uniper

Thanh Hà |

Chính phủ Đức đã được Ủy ban Châu Âu cho phép quốc hữu hóa nhà nhập khẩu khí đốt Uniper, cũng như Sefe.

Lộ diện thị trường nhập khẩu khí đốt chính của Nga thay thế EU

Khánh Minh |

Trung Quốc dự kiến sẽ vượt EU để trở thành nước tiêu thụ khí đốt chính của Nga sau khi đường ống Power of Siberia 2 đi vào hoạt động vào năm 2030.

Đức có nguy cơ thiếu khí đốt vì không đạt mục tiêu giảm tiêu thụ

Thanh Hà |

Đức đối mặt với nguy cơ thiếu khí đốt vì không đạt mục tiêu cắt giảm lượng tiêu thụ trong bối cảnh nhiệt độ đang giảm.

Tốc độ Internet thế nào sau chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông?

HỮU CHÁNH |

Gần 4 ngày sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các nhà mạng viễn thông cam kết đảm bảo kết nối Internet đi quốc tế không bị nghẽn, nhiều người dùng cho biết, tốc độ mạng đến nay đã có cải thiện, tuy nhiên vẫn bị chập chờn, nhất là vào giờ cao điểm.

Dùng tiền làm hoa bày bán ngày Valentine: Nguy cơ vi phạm pháp luật

PHONG LINH - BÍCH NGỌC |

Ngày Valentine, bên cạnh nhiều loại quà, hoa, thời gian gần đây, những bó hoa làm từ tiền thật được bày bán rộng rãi trên đường phố Cần Thơ. Bên cạnh thu hút chú ý vì sự lạ mắt, việc sử dụng tiền thật làm hoa cũng tiềm ẩn nguy cơ vi phạm pháp luật.

Bắt được con khỉ đuôi dài quậy phá khu dân cư ở TPHCM

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 14.2, Chi cục Kiểm lâm TPHCM cho biết, đơn vị này vừa bắt thành công con khỉ đuôi dài thường xuyên vào nhà dân lấy thức ăn tại phường Phú Thuận, quận 7.

Nhân chứng kể chi tiết vụ tai nạn giao thông 8 người chết tại Quảng Nam

Nguyễn Linh - Văn Trực |

Những nạn nhân sống sót bàng hoàng kể lại vụ tai nạn giao thông khiến 8 người tử vong tại tỉnh Quảng Nam.

Quảng Ninh sắp có cây cầu thứ 2 trị giá 1.700 tỉ đồng trên vịnh Cửa Lục

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để có thể hợp long cầu Cửa Lục 3 vào tháng 5 tới và hoàn thành dự án cầu Cửa Lục 3 dự kiến vào tháng 9.2023. Đây là cây cầu thứ 2 bắc qua vịnh Cửa Lục – nơi được lựa chọn là trung tâm kết nối mới của TP.Hạ Long - theo Quy hoạch chung TP.Hạ Long đến năm 2040 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

EU phê duyệt cho Đức quốc hữu hóa hãng khí đốt Uniper

Thanh Hà |

Chính phủ Đức đã được Ủy ban Châu Âu cho phép quốc hữu hóa nhà nhập khẩu khí đốt Uniper, cũng như Sefe.

Lộ diện thị trường nhập khẩu khí đốt chính của Nga thay thế EU

Khánh Minh |

Trung Quốc dự kiến sẽ vượt EU để trở thành nước tiêu thụ khí đốt chính của Nga sau khi đường ống Power of Siberia 2 đi vào hoạt động vào năm 2030.

Đức có nguy cơ thiếu khí đốt vì không đạt mục tiêu giảm tiêu thụ

Thanh Hà |

Đức đối mặt với nguy cơ thiếu khí đốt vì không đạt mục tiêu cắt giảm lượng tiêu thụ trong bối cảnh nhiệt độ đang giảm.