Đáp trả của Nga khi nguồn cung khí đốt bị tấn công trên 2 mặt trận

Song Minh |

Nga khẳng định không liên quan gì đến cuộc khủng hoảng khí đốt ở Châu Âu và bác bỏ cáo buộc từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế rằng Nga đang kìm hãm nguồn cung và làm tăng giá khí đốt tự nhiên.

Áp lực từ Châu Âu

Đài truyền hình trung ương Nga dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết hôm 15.1: “Cả Nga và nhà xuất khẩu chính của chúng tôi là Gazprom đều không liên quan gì đến việc này. Nga đã giao khí đốt nhiều hơn đáng kể cho các khách hàng như Đức và Thổ Nhĩ Kỳ vốn đã hết giới hạn trong hợp đồng".

Phó Thủ tướng Novak đổ lỗi cho “chính sách thiển cận của Liên minh Châu Âu và Ủy ban Châu Âu, trong nhiều năm đã cố tình không ký các hợp đồng dài hạn và chuyển ngành năng lượng của mình theo hướng giảm sự phụ thuộc vào Nga”.

Châu Âu đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng khiến giá khí đốt và điện phá vỡ nhiều kỷ lục trong vài tháng qua. Dự trữ khí đốt của lục địa này đã ở mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ, và hai tháng lạnh nhất trong năm chỉ mới bắt đầu.

Ông Novak cho biết, Nga sẵn sàng tăng giao hàng và có thể tăng lên ít nhất 33%, nhưng cần các hợp đồng dài hạn để đầu tư vào sản xuất.

Bình luận của Phó Thủ tướng Nga được đưa ra sau khi Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol cáo buộc Gazprom kìm hãm nguồn cung. "Chúng tôi nhận thấy các yếu tố 'kìm hãm nhân tạo' mạnh mẽ trên thị trường khí đốt Châu Âu, điều này dường như là do hành vi của nhà cung cấp khí đốt của Nga" - ông Birol nói.

Nga tuyên bố sẵn sàng tăng nguồn cung khí đốt nếu EU ký hợp đồng dài hạn. Ảnh:  Warsaw Institute
Nga tuyên bố sẵn sàng tăng nguồn cung khí đốt nếu EU ký hợp đồng dài hạn. Ảnh: Gazprom

Theo tờ Politico, trong khi Nga luôn khẳng định khí đốt và chính trị là hai vấn đề tách rời nhau, nhưng Châu Âu không còn ủng hộ điều đó nữa.

Cao ủy EU về chính sách cạnh tranh, bà Margrethe Vestager tuần trước đã đưa ra dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho đến nay rằng công ty độc quyền xuất khẩu khí đốt của Nga là Gazprom có ​​nguy cơ đối mặt một vụ chống độc quyền khác từ EU. Bà Vestager ám chỉ rằng Mátxcơva dường như đang thao túng thị trường khi giá năng lượng tăng cao.

“Quả thực là điều đáng suy nghĩ khi một công ty lại hạn chế nguồn cung trong khi nhu cầu tăng cao. Đây là hành vi khá hiếm trên thị trường” - bà Dane nói, giải thích rằng bà đã nhận được “rất nhiều phản hồi” trong cuộc thăm dò về các hoạt động của Gazprom.

Tập đoàn năng lượng Nga cho biết đang liên hệ với Ủy ban Châu Âu.

Một vụ chống độc quyền lớn khác từ EU sẽ là vấn đề đau đầu đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Mặc dù Gazprom đã thoát án phạt từ Ủy ban Châu Âu trong một cuộc đấu tranh pháp lý vào năm 2018, nhưng công ty đã buộc phải thực hiện những thay đổi sâu rộng đối với mô hình kinh doanh và bị cấm xâm nhập thị trường theo cách tính phí khác nhau cho người mua Châu Âu.

Đường ống dẫn khí Nord Stream 2

Ngoài áp lực gia tăng từ các cơ quan thực thi cạnh tranh của Châu Âu, nhà ngoại giao hàng đầu của EU Josep Borrell cũng nhấn mạnh rằng, hy vọng của Nga về việc dẫn khí đốt trực tiếp vào Đức thông qua đường ống Nord Stream 2 cũng phụ thuộc vào động thái của nước này ở Ukraina.

Nga khẳng định Nord Stream 2 là một dự án thương mại thuần tuý. Ảnh: TASS
Nga khẳng định Nord Stream 2 là một dự án thương mại thuần tuý. Ảnh: TASS

"Chắc chắn hoạt động đường ống dẫn khí Nord Stream 2 cũng sẽ phụ thuộc vào tình hình ở Ukraina và thái độ của Nga" - ông Borrell nói.

Trong khi đó, Đức đang cố gắng tìm cách để Nord Stream 2 không bị đưa ra thảo luận để trừng phạt. Berlin từ lâu đã lập luận rằng đường ống là một dự án thương mại và không nên liên quan đến chính trị.

"Chúng ta không nên kéo Nord Stream 2 vào cuộc xung đột này" - Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht nói trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình RBB trước cuộc họp tuần trước giữa các Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao EU tại Brittany, Pháp.

Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, Thượng viện Mỹ hôm 13.1 đã không thể thông qua dự luật trừng phạt Nga vì đường ống dẫn khí chạy từ Nga sang Đức do không đủ 60 phiếu cần thiết.

Các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là các nước ở Trung Âu như Ba Lan, coi Nord Stream 2 là vũ khí địa chính trị của Nga. Việc chấm dứt xuất khẩu khí đốt bằng các đường ống chạy qua Ukraina sẽ tước đi hàng tỉ USD doanh thu rất cần thiết của Kiev và cho phép Nga cắt khí đốt cho các quốc gia mà nước này coi là có vấn đề trong khi vẫn tiếp tục cung cấp cho Đức.

“Nord Stream 2 là một công cụ thể hiện ảnh hưởng của Nga đối với an ninh Châu Âu, vì vậy chúng ta không thể bỏ qua chủ đề này trong cuộc thảo luận về an ninh" - Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Marcin Przydacz cho biết, đồng thời bổ sung rằng giá năng lượng cao "chủ yếu là do chính sách của Nga".

Dự án Nord Stream 2 đã hoàn thành toàn bộ vào ngày 10.9.2021, tuy nhiên cơ quan quản lý Đức chưa phê duyệt. Chứng nhận hiện đã bị đình chỉ, nhà điều hành Nord Stream 2 AG, có trụ sở chính tại Thụy Sĩ, cần đăng ký một công ty con tại Đức.

Đại diện thường trực của Nga tại EU Vladimir Chizhov nói rằng việc trì hoãn chứng nhận Nord Stream 2 không phải là vấn đề đối với Nga mà đối với người tiêu dùng Châu Âu, và chính người tiêu dùng Châu Âu mới phải chịu hậu quả.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Nga tiết lộ cách phản ứng nếu NATO triển khai tới Ukraina

Ngọc Vân |

Nga không loại trừ việc thực hiện "hành động đáp trả" đối với việc triển khai của NATO tới Ukraina nếu các cuộc đàm phán an ninh thất bại.

Đức cảnh báo hậu quả như "bom nguyên tử" nếu trừng phạt Nga

Song Minh |

Chủ tịch sắp tới của Liên minh CDU Đức so sánh các biện pháp trừng phạt Nga với bom nguyên tử.

Giữa căng thẳng khí đốt, Gazprom Nga kiện công ty Ba Lan ra toà

Song Minh |

Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga kiện nhà bán lẻ khí đốt chính của Ba Lan về giá hợp đồng.

Hải Phòng: Nước sinh hoạt của 2 xã đục như nước ruộng vì sự cố đường ống

Thiên Hà |

Hải Phòng - Vừa qua, Báo Lao Động nhận được phản ánh của người dân xã Tự Cường và xã Tiên Cường (huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng) về việc nước sinh hoạt của hầu hết hộ dân có tình trạng đục ngầu, chuyển sang màu nâu trong ngày 8.2, khiến họ bất an.

Trung Quốc bất ngờ lên tiếng về vụ Nord Stream

Thanh Hà |

Bộ Ngoại giao Trung Quốc bất ngờ bình luận về vụ phá hoại đường ống dẫn khí đốt Nord Stream của Nga.

Dự án chăn nuôi bò Bình Hà: Lãnh đạo bị bắt, dân ào vào chiếm đất trồng keo

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Dự án chăn nuôi bò và trồng cây nguyên liệu của Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà kém hiệu quả, bỏ hoang đất nên nhiều người dân đã kéo nhau lên phát quang, cắm mốc chiếm đất để trồng keo.

"Ma trận" trung tâm luyện thi đánh giá năng lực khiến thí sinh bối rối

NHÓM PV |

Hiện nay, hàng loạt trung tâm luyện thi đánh giá năng lực mở ra với những lời mời chào hấp dẫn. Tuy nhiên, để tránh mất tiền oan, học sinh chỉ cần ôn luyện và học kĩ bài tập trên lớp là có thể đạt được điểm cao.

Dịch vụ cho thuê người yêu ngày Valentine: Nở rộ nhưng cũng đầy hiểm họa

Minh Ánh - Hà Chi |

Càng gần ngày Valentine, dịch vụ cho thuê người yêu càng nở rộ. Nhiều người đã tìm đến dịch vụ này với mong muốn có người bầu bạn. Tuy nhiên, người sử dụng dịch vụ này cần hết sức tỉnh táo với những hiểm họa khó lường của một nghề chưa được công nhận là một nghề hợp pháp ở Việt Nam.


Nga tiết lộ cách phản ứng nếu NATO triển khai tới Ukraina

Ngọc Vân |

Nga không loại trừ việc thực hiện "hành động đáp trả" đối với việc triển khai của NATO tới Ukraina nếu các cuộc đàm phán an ninh thất bại.

Đức cảnh báo hậu quả như "bom nguyên tử" nếu trừng phạt Nga

Song Minh |

Chủ tịch sắp tới của Liên minh CDU Đức so sánh các biện pháp trừng phạt Nga với bom nguyên tử.

Giữa căng thẳng khí đốt, Gazprom Nga kiện công ty Ba Lan ra toà

Song Minh |

Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga kiện nhà bán lẻ khí đốt chính của Ba Lan về giá hợp đồng.