Cú sốc giá dầu giáng đòn choáng váng cho phục hồi kinh tế toàn cầu

Thanh Hà |

Giá dầu vọt lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đang giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế toàn cầu, làm quá trình phục hồi sau đại dịch của Châu Âu chậm lại đến mức gần như ngưng trệ và làm phức tạp thêm cuộc chiến chống lạm phát ở Mỹ.

Tăng trưởng chậm lại rõ rệt

Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, có thể sẽ gặp sức ép trong việc đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022, trong khi các nước đang phát triển ở Bắc Phi và Trung Đông đối mặt với nguy cơ bất ổn xã hội do chi phí năng lượng và lương thực tăng, Washington Post dẫn nhận định từ các nhà kinh tế học.

Gián đoạn các chuyến dầu của Nga, bao gồm lệnh cấm nhập khẩu của Mỹ mà Tổng thống Joe Biden công bố ngày 8.3, là một trong những sự gián đoạn nguồn cung lớn nhất kể từ Thế chiến II, theo Goldman Sachs. Trong khi các nhà sản xuất dầu lớn khác trên thế giới không thể hoặc không muốn tăng sản lượng dầu trong ngắn hạn, giá mỗi thùng dầu thô Brent tiêu chuẩn toàn cầu đạt 128 USD vào đầu tuần này, tăng gần 65% kể từ ngày 1.1.

Khả năng giá dầu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian còn lại của năm, qua đó định hình lại chi tiêu của người tiêu dùng, gây sức ép lên thị trường tài chính và sức ép với ngân sách chính phủ ở hàng chục quốc gia.

Giá dầu tăng giúp phân phối lại thu nhập một cách hiệu quả từ các quốc gia tiêu thụ dầu ở Châu Âu và Trung Quốc cho các nhà sản xuất như Saudi Arabia, Nga và Canada. Giá dầu cao hơn có xu hướng làm giảm hoạt động kinh tế nói chung, nhà kinh tế trưởng Neil Shearing của Capital Economics ở London chỉ ra.

Việc tăng giá dầu kể từ ngày 1.1 - nếu được duy trì trong cả năm - sẽ chuyển hơn 1.000 tỉ USD từ người tiêu dùng sang nhà sản xuất. Và con số đó không bao gồm các sản phẩm dầu mỏ như dầu diesel, xăng hoặc dầu mazut.

Với Mỹ, giá xăng dầu cao hơn đã tạo ra những tác động mạnh. Trong tuần này, giá trung bình của 1 gallon (khoảng 3,8 lít) xăng tăng lên mức kỷ lục 4,32 USD. Tuy nhiên, Capital Economics lưu ý, chỉ khi giá dầu cao hơn 200 USD mới kích hoạt một cuộc suy thoái ở Mỹ.

Nga chỉ chiếm 2% nền kinh tế thế giới, nhưng lại là nước đóng vai trò quan trọng trong thị trường năng lượng toàn cầu. Theo Goldman Sachs, các giếng của Nga cung cấp 11% lượng dầu tiêu thụ toàn cầu và 17% lượng khí đốt tự nhiên.

Hiện tại, tăng trưởng tiếp tục ở Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ - những nước chiếm gần một nửa sản lượng thế giới - sẽ đủ để nền kinh tế toàn cầu tránh được một cuộc suy thoái hoàn toàn, các nhà kinh tế học nhận định. “Tốc độ tăng trưởng sẽ chậm hơn đáng kể. Không có gì giống như năm 2008 hay tác động của COVID-19. Nhưng đó sẽ là một sự chậm lại rõ rệt" - nhà kinh tế học trưởng Ian Shepherdson của Pantheon Macroeconomics chỉ ra.

Châu Âu gần bờ vực nguy hiểm

Tuy nhiên, triển vọng kinh tế toàn cầu đang chịu tổn hại bởi chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina. Dự đoán doanh số bán dầu tương lai của Nga - và giá dầu toàn cầu - đặc biệt nguy hiểm, Washington Post lưu ý. Theo Capital Economics, nếu các đồng minh của Mỹ ở Châu Âu vượt qua những lo ngại về kinh tế và đồng thuận cấm vận hoàn toàn năng lượng từ Nga, giá dầu có thể chạm mức 160 USD/thùng.

Cho đến nay, Vương quốc Anh cho biết sẽ từ bỏ nhập khẩu dầu của Nga trước cuối năm nay. Liên minh Châu Âu đã công bố kế hoạch cắt giảm 2/3 lượng mua khí đốt của Nga trước năm 2030 và sẽ thực hiện các động thái không xác định để loại bỏ việc mua dầu và than.

Ngay cả khi chưa có động thái bổ sung của chính phủ, các nhà giao dịch tại những công ty như TotalEnergies của Pháp vẫn tránh xa dầu thô của Nga. Công ty lọc dầu Phần Lan Neste cho biết đã chuyển sang các nguồn dầu thô không phải của Nga. Nỗi lo phương Tây trừng phạt Nga khiến 2 ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Trung Quốc từ chối cấp vốn cho các giao dịch mua dầu mới của Nga.

Theo Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, việc “tự trừng phạt” này có thể làm cạn kiệt 3 triệu đến 4 triệu thùng dầu mỗi ngày của Nga, chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của nước này. Việc khiến nguồn cung không vào được thị trường như vậy có thể làm tăng thêm giá mỗi thùng dầu lên 25 USD.

Giá dầu dao động quanh mức 65 USD/thùng vào đầu năm 2020, đã ghi nhận mức dao động bất thường trong 2 năm qua. Trong những tháng đầu tiên của đại dịch, giá thấp do lượng dầu dư thừa. Giá đã tăng đều đặn trong năm qua khi nền kinh tế tăng trưởng.

Không nhiều triển vọng về khả năng thay thế lượng dầu của Nga. Việc nối lại xuất khẩu của Iran đình trệ bởi Nga yêu cầu hoạt động thương mại của Mátxcơva với Tehran được miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt tài chính của đồng minh. Các cơ sở dầu mỏ của Venezuela cũng cần được tân trang lại trước khi có thể lấp khoảng trống. Tương tự, triển vọng ngắn hạn về sản lượng cao hơn của Mỹ cũng hạn chế khi Washington đang có chính sách thúc đẩy chuyển đổi sang các loại nhiên liệu thân thiện với môi trường hơn nên các nhà đầu tư sẽ không hào hứng tài trợ cho mở rộng sản xuất dầu.

Theo Baker Hughes, công ty dịch vụ mỏ dầu có trụ sở tại Houston, số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động tăng đều trong năm qua nhưng vẫn thấp hơn gần 1/4 so với mức trước đại dịch.

Châu Âu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ngày 10.3, Ngân hàng Trung ương Châu Âu thừa nhận chiến sự Ukraina sẽ "tác động tiêu cực đáng kể" đến nền kinh tế khu vực đồng euro và cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2022 của khu vực xuống còn 3,7%.

Chuyên gia Sergi Lanau của Viện Tài chính Quốc tế, cho biết: “Có thể tăng trưởng không âm nhưng nó tiêu diệt đà phục hồi từ COVID-19".

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nga mở rộng chiến dịch quân sự sang phía tây Ukraina

Thanh Hà |

Nga không kích gần sân bay ở các thành phố Ivano-Frankivsk và Lutsk, phía tây Ukraina, cách xa các mục tiêu tấn công chính của Nga ở những khu vực khác của Ukraina thời gian qua.

Ukraina mất hết liên lạc với Chernobyl

Hải Anh |

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ngày 11.3 cho biết, Ukraina đã mất tất cả liên lạc với nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

"Vị cứu tinh" đầu tiên có khả năng hạ nhiệt giá xăng dầu thế giới

Ngọc Vân |

Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất UAE có thể là "vị cứu tinh" đầu tiên hạ nhiệt giá xăng dầu thế giới.

Những mẻ lưới dính đầy ốc mỡ cập làng chài Mũi Né, ngư dân kiếm tiền triệu

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Những ngày qua, ngư dân Mũi Né trúng luồng ốc mỡ nên thúng nào cập bờ cũng đầy ốc mỡ dính lưới. Mỗi ký ốc mỡ được thu mua giá khoảng 30 nghìn đồng nên thúng nào đánh được hơn 1 tạ đều kiếm được tiền triệu.

PSG đã lạc đường khi chỉ tập trung vào các siêu sao

VIỆT HÙNG |

Thất bại trước Bayern trên sân nhà trong trận lượt đi vòng 1/8 Champions League có thể khiến PSG thêm lần nữa rời khỏi cuộc đua danh hiệu từ rất sớm.

Cầu thủ nhí Thái Lan được giải cứu khỏi hang năm 2018 qua đời ở Anh

Thanh Hà |

Duangphet Phromthep, 1 trong 12 người được giải cứu khỏi hang động ngập nước ở Thái Lan sau chiến dịch kéo dài hàng tuần thu hút sự chú ý toàn cầu vào năm 2018, đã qua đời ở Anh, các quan chức Anh và Thái Lan thông báo ngày 15.2.

Ngân hàng có thể giảm lãi suất nhưng biên độ không quá lớn

Đức Mạnh |

"Việc giảm lãi suất huy động và cho vay trong thời gian sắp tới là khả thi. Đồng thời thanh khoản của nền kinh tế sẽ tiếp tục được duy trì ổn định", trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Huỳnh Minh Tuấn - nhà sáng lập CTCP FIDT - cho biết.

Tạm giữ hình sự nhiều lãnh đạo, nhân viên Trung tâm Đăng kiểm ở Đắk Lắk

Phan Tuấn |

Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ hình sự lãnh đạo, nhân viên ở Trung tâm Đăng kiểm 47-06D.

Nga mở rộng chiến dịch quân sự sang phía tây Ukraina

Thanh Hà |

Nga không kích gần sân bay ở các thành phố Ivano-Frankivsk và Lutsk, phía tây Ukraina, cách xa các mục tiêu tấn công chính của Nga ở những khu vực khác của Ukraina thời gian qua.

Ukraina mất hết liên lạc với Chernobyl

Hải Anh |

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ngày 11.3 cho biết, Ukraina đã mất tất cả liên lạc với nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

"Vị cứu tinh" đầu tiên có khả năng hạ nhiệt giá xăng dầu thế giới

Ngọc Vân |

Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất UAE có thể là "vị cứu tinh" đầu tiên hạ nhiệt giá xăng dầu thế giới.