Cú "quay xe" tại làng chép tranh nổi tiếng ở Trung Quốc

Thanh Hà |

Vào thời hoàng kim, cứ 5 bức tranh sơn dầu được bán trên toàn thế giới có 3  bức được tạo ra tại làng Dafen - làng chép tranh nổi tiếng ở Trung Quốc.

Họa sĩ ở ngôi làng Trung Quốc từng nổi tiếng với việc sao chép những kiệt tác nghệ thuật phương Tây đang tạo ra những tác phẩm nghệ thuật gốc trị giá hàng nghìn USD và bán các tác phẩm của chính tại thị trường nghệ thuật trong nước, theo AFP.

Làng Dafen ở Thân Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc là nơi có hơn 8.000 nghệ sĩ. Trong nhiều năm, Dafen là nơi đã tạo ra những bản sao gần như hoàn hảo của những kiệt tác vượt thời gian.

Vào thời hoàng kim, cứ 5 bức tranh sơn dầu được bán trên toàn thế giới có 3 bức được tạo ra tại làng Dafen, theo AFP. Trong nhiều năm, các họa sĩ của làng đã bán những bản tranh sao chép này cho người mua khắp châu Âu, Trung Đông và Mỹ.

Tuy nhiên, xuất khẩu tranh bắt đầu giảm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và gần như tê liệt khi Trung Quốc đóng cửa biên giới năm 2020 vì đại dịch COVID-19.

Nhiều họa sĩ bỏ nghề, đóng cửa studio. Nhưng những người khác nhìn thấy trở ngại này là cơ hội để trở thành họa sĩ thực thụ để phục vụ thị trường nghệ thuật Trung Quốc – thị trường lớn thứ hai trên thế giới, với doanh số bán hàng tăng 35% năm 2021.

Nghệ sĩ tự học Zhao Xiaoyong từng bán các bản sao tác phẩm của Vincent van Gogh với giá khoảng 1.500 nhân dân tệ (220 USD)/bức, trong khi các tác phẩm gốc của ông có giá lên tới 50.000 nhân dân tệ (7.272 USD), ông tiết lộ.

Khi Zhao chuyển đến Dafen năm 1997, gia đình ông ở chung một căn hộ 2 phòng ngủ nhỏ với 5 người thuê nhà khác. "Thời đó, có hệ thống theo kiểu dây chuyền lắp ráp, mỗi nghệ sĩ vẽ một phần nhỏ của một tác phẩm lớn như mắt hoặc mũi, sau đó chuyển cho cho một họa sĩ khác vẽ tay chân hoặc ống tay áo sơ mi” – ông chia sẻ.

Họa sĩ Zhao Xiaoyong trong xưởng vẽ ở làng Dafen. Ông nổi tiếng với việc chép tranh của danh họa Van Goghs. Ảnh: Xinhua
Họa sĩ Zhao Xiaoyong trong xưởng vẽ ở làng Dafen. Ông nổi tiếng với việc chép tranh của danh họa Van Goghs. Ảnh: Xinhua

Sau nhiều năm sao chép những kiệt tác, Zhao đã tiết kiệm đủ tiền để đến thăm Bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam, Hà Lan và Saint-Paul Asylum ở miền nam nước Pháp, nơi danh họa đã vẽ bức tranh nổi tiếng "Đêm đầy sao".

“Tôi cảm thấy cuối cùng mình cũng có thể bước vào thế giới của ông ấy thay vì chỉ sao chép những nét vẽ. Tôi nhận ra mình phải thoát ra khỏi cái bóng của Van Gogh và thổi hồn cho sản phẩm của mình" – Zhao nói.

Một nghệ sĩ khác ở Dafen đang thực hiện sứ mệnh thoát khỏi chép tranh là Wu Feimin. Wu đã tạo ra thị trường ngách bán các tác phẩm nghệ thuật theo chủ đề Phật giáo.

“Tôi từng sao chép tác phẩm của Picasso, và bây giờ tôi có phong cách riêng của mình. Cần tới hàng tuần, đôi khi hàng tháng, để hoàn thiện một bức tranh. Đúng là có rủi ro nhưng lợi nhuận tốt hơn” – Wu nói.

“Những khách hàng Trung Quốc giàu có muốn nghệ thuật phản ánh thẩm mỹ Trung Quốc” - Yu Sheng - giáo viên mỹ thuật ở Dafen, người đã tận dụng cơ hội để định hướng lại theo phong cách cổ điển - cho biết.

Yu Sheng tiếp tục kiếm tiền qua bán tranh sao chép các tác phẩm phương Tây đồng thời dành thời gian cho những tác phẩm của riêng mình với quyết tâm thâm nhập thị trường nội địa béo bở hơn và trở thành họa sĩ vẽ chân dung cho những người giàu có.

Yu cũng tự tin vào khả năng của mình so với những nghệ sĩ xuất thân từ các trường nổi tiếng. “Kỹ thuật của chúng tôi tốt hơn vì chúng tôi vẽ hàng ngày, nhưng chúng tôi không có mối liên hệ với những người buôn bán tranh ở các thành phố lớn. Sự sống còn của chúng tôi phụ thuộc vào việc tác phẩm có được những người mua nghệ thuật Trung Quốc công nhận hay không. Chúng tôi phải học cách linh hoạt như cây tre” – anh nói.

Theo AFP, sau khi Trung Quốc dỡ bỏ chính sách zero-COVID cuối năm 2022, đường sá ở Dafen nhộn nhịp trở lại. Du khách cũng đã trở lại đây học vẽ, mua những bức tranh lưu niệm.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Khách du lịch Trung Quốc chưa sẵn sàng bùng nổ

Thanh Hà |

Phó giáo sư Yong Chen - trường EHL Hospitality Business School, Thuỵ Sĩ - nhận định trong bài viết đăng trên EHL Insights rằng, khách du lịch Trung Quốc chưa hoàn toàn sẵn sàng du lịch bù hậu đại dịch COVID-19.

Nơi giới trẻ Trung Quốc đến "nằm yên mặc kệ sự đời"

Thanh Hà |

Nhà thiết kế đồ họa Sikey Shi, 23 tuổi, đến thăm Riyuewan trên đảo Hải Nam, Trung Quốc, vào tháng 11.2020 với hy vọng tìm hiểu thêm về lướt sóng, môn thể thao Shi chưa bao giờ thử nhưng đã theo dõi trên mạng xã hội.

Đông Nam Á trải thảm đỏ đón du khách Trung Quốc

Thanh Hà |

Khoảng 8h30 ngày 21.3, khách du lịch Trung Quốc tập trung tại các đường hầm dành cho người đi bộ bên dưới Cung điện Hoàng gia và Chùa Phật Ngọc của Bangkok, Thái Lan.

Dịch bệnh truyền nhiễm tại Hà Nội diễn biến phức tạp

Hương Giang |

Thời tiết thay đổi thất thường, các dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp. Tại Hà Nội, ngoài bệnh lý về đường hô hấp, các bệnh viện cũng ghi nhận nhiều trẻ mắc các bệnh lý khác như viêm ruột do virus, thủy đậu, tay chân miệng, sốt phát ban…

Bệnh nhân K nằm ghép, nhà điều trị xây xong lại khóa cửa vì thiếu thang máy

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Sau phẫu thuật, các bệnh nhân ung thư ở Khoa Ung bướu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị phải nằm 2 người trên 1 giường bệnh. Trong lúc đó, công trình nhà điều trị xây xong vẫn phải đóng cửa vì chưa có… thang máy.

Ông Nguyễn Đức Chung giải trình việc trồng cây xanh ở nhà bố mẹ đẻ

Việt Dũng |

Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, không chỉ đạo "miệng" cấp dưới đặt hàng cây xanh của người quen và ông cũng không nhận tiền cảm ơn.

Hàng loạt máy móc, thiết bị đắp chiếu của BV Bạch Mai hoạt động trở lại

Thùy Linh |

Ngay sau khi Nghị định 07 và Nghị quyết 30 của Chính phủ được ban hành đã tháo gỡ được nhiều "nút thắt". Tại Bệnh viện Bạch Mai - một trong những "điểm nóng" về thiếu trang thiết bị y tế, phục vụ người bệnh, hiện nay, sau gần 1 tháng các quy định mới được ban hành, nhiều máy móc đã hoạt động trở lại.

Niềm vui đã đến với 137 người lao động Công ty Haprosimex

Hà Anh - Quỳnh Chi |

Ngày 29.3, niềm vui đã đến với 137 người lao động Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex (Công ty Haprosimex) - khi họ được cán bộ Bảo hiểm xã hội huyện Gia Lâm (Hà Nội) bàn giao cuốn sổ BHXH đã được chốt đóng.

Khách du lịch Trung Quốc chưa sẵn sàng bùng nổ

Thanh Hà |

Phó giáo sư Yong Chen - trường EHL Hospitality Business School, Thuỵ Sĩ - nhận định trong bài viết đăng trên EHL Insights rằng, khách du lịch Trung Quốc chưa hoàn toàn sẵn sàng du lịch bù hậu đại dịch COVID-19.

Nơi giới trẻ Trung Quốc đến "nằm yên mặc kệ sự đời"

Thanh Hà |

Nhà thiết kế đồ họa Sikey Shi, 23 tuổi, đến thăm Riyuewan trên đảo Hải Nam, Trung Quốc, vào tháng 11.2020 với hy vọng tìm hiểu thêm về lướt sóng, môn thể thao Shi chưa bao giờ thử nhưng đã theo dõi trên mạng xã hội.

Đông Nam Á trải thảm đỏ đón du khách Trung Quốc

Thanh Hà |

Khoảng 8h30 ngày 21.3, khách du lịch Trung Quốc tập trung tại các đường hầm dành cho người đi bộ bên dưới Cung điện Hoàng gia và Chùa Phật Ngọc của Bangkok, Thái Lan.