Chuyến thăm EU quan trọng của Thủ tướng Ấn Độ giữa chiến sự Nga-Ukraina

Song Minh |

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Đức, Đan Mạch và Pháp từ ngày 2-4.5 bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraina và các mối quan hệ kinh tế-quốc phòng giữa Ấn Độ và EU.

Theo tờ The Indian Express, chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong năm nay diễn ra vào thời điểm cuộc xung đột Nga-Ukraina ở trung tâm Châu Âu đã phá vỡ trật tự toàn cầu trong 7 thập kỷ. Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng, theo tờ báo Ấn Độ.

Đức

Đức là một trong những đối tác quan trọng nhất của Ấn Độ ở Châu Âu, với mối quan hệ song phương sâu sắc và cũng vì vai trò chủ chốt của Berlin trong Liên minh Châu Âu EU. Ấn Độ là một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Liên bang Đức sau Thế chiến 2.

Ấn Độ và Đức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược kể từ tháng 5.2000, và mối quan hệ này đã được củng cố với việc khởi động Tham vấn giữa các Chính phủ (IGC) vào năm 2011 ở cấp những người đứng đầu chính phủ. Ấn Độ nằm trong một nhóm các quốc gia được Đức lựa chọn có cơ chế đối thoại như vậy. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Modi, IGC lần thứ 6 sẽ diễn ra sau khi bị hoãn lại từ năm ngoái do đại dịch.

Đức đã đưa ra những lựa chọn chiến lược quan trọng trong cuộc chiến Nga-Ukraina. Nước này đã hứa sẽ giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga và quyết định tăng chi tiêu quốc phòng. Trong khi đó, Ấn Độ là nước mua vũ khí hàng đầu của Nga. Theo tờ The Indian Express, trong chuyến thăm của Thủ tướng Modi, Berlin có thể thuyết phục New Delhi về các lựa chọn chiến lược để giảm phụ thuộc vào Mátxcơva.

Đức giữ chức Chủ tịch G7 và với việc Ấn Độ có quan điểm khác với Châu Âu về cuộc xung đột Nga-Ukraina, sẽ rất quan trọng nếu Ấn Độ được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 vào tháng 6.

Đan Mạch

Quan hệ Ấn Độ-Đan Mạch đã được nâng lên cấp độ “Đối tác chiến lược xanh” trong hội nghị thượng đỉnh trực tuyến được tổ chức vào tháng 9.2020 giữa Thủ tướng Narendra Modi và Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen. Thủ tướng Frederiksen đã có mặt tại Ấn Độ trong chuyến thăm cấp nhà nước từ ngày 9 đến ngày 11.10.2021, chuyến thăm đầu tiên của một người đứng đầu chính phủ sau đại dịch.

Hội nghị Cấp cao Ấn Độ-Bắc Âu đầu tiên diễn ra vào tháng 4.2018 nhằm khám phá các lĩnh vực hợp tác mới. Định dạng này là đặc biệt; ngoài Ấn Độ, quốc gia duy nhất khác mà các quốc gia Bắc Âu (gồm Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch, Iceland) tổ chức hội nghị cùng là Mỹ. Trong khi tăng trưởng kinh tế, biến đổi khí hậu và an ninh toàn cầu được xác định là những lĩnh vực hợp tác then chốt, thì Hội nghị Cấp cao Ấn Độ-Bắc Âu diễn ra vào thời điểm hai nước Bắc Âu đang tìm cách gia nhập NATO, trong bối cảnh Châu Âu cảm thấy bất an vì chiến sự Nga-Ukraina.

Pháp

Chuyến thăm Pháp đã được lên kế hoạch sau khi Tổng thống Emmanuel Macron tái đắc cử. Ấn Độ và Pháp từ trước đến nay có quan hệ thân thiết. Năm 1998, hai bên ký kết Đối tác chiến lược, trong đó hợp tác quốc phòng và an ninh, hợp tác vũ trụ và hợp tác hạt nhân dân sự là trụ cột. Ấn Độ và Pháp cũng có quan hệ đối tác kinh tế mạnh mẽ và ngày càng tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực hợp tác mới.

Chuyến thăm sẽ tạo cơ hội cho hai nhà lãnh đạo trao đổi về cuộc khủng hoảng Ukraina, sự quyết đoán của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, và hợp tác quốc phòng và an ninh, bao gồm cả việc chuyển giao máy bay Rafale.

Thủ tướng Modi và Tổng thống Macron là hai trong số ít các nhà lãnh đạo thế giới duy trì các kênh liên lạc cởi mở với cả Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskyy.

Cuộc đối thoại với Pháp cũng sẽ rất quan trọng vì nước này đang giữ chức Chủ tịch EU trong năm nay.

Tầm quan trọng của chuyến thăm với Ấn Độ và Châu Âu

Chuyến thăm 3 nước EU của Thủ tướng Narendra Modi cho thấy tầm quan trọng với mối quan hệ của Ấn Độ với Châu Âu. Trong vài năm qua, người dân Châu Âu luôn cảm thấy rằng, nhìn chung chính phủ của Thủ tướng Modi tạo nhiều động lực cho các đối tác chiến lược khác như Mỹ, Nhật Bản và thậm chí Australia và UAE, hơn là Châu Âu.

Trong vài tuần qua, sau cuộc chiến ở Ukraina, hàng loạt quan chức cao cấp Châu Âu, từ Ngoại trưởng Anh, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu đã đến thăm Ấn Độ.

Mặc dù Ấn Độ là một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng đồng Kinh tế Châu Âu - tiền thân của Liên minh Châu Âu - vào năm 1962, nhưng mối quan hệ ban đầu tập trung vào thương mại và hợp tác kinh tế. Năm 1994, hai bên ký Thỏa thuận Hợp tác, mở rộng để bao gồm các vấn đề chính trị và an ninh, biến đổi khí hậu và năng lượng sạch, công nghệ thông tin và truyền thông, vũ trụ và hạt nhân, y tế, nông nghiệp và an ninh lương thực, giáo dục và văn hóa.

Chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi tới Châu Âu có thể sẽ tạo tiền đề cho hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-EU và thúc đẩy các cuộc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do, vốn đã diễn ra trong một thập kỷ rưỡi nay.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Nga muốn Ấn Độ thanh toán tiền mua dầu bằng USD?

Khánh Minh |

Nga được cho là muốn Ấn Độ thanh toán tiền mua dầu bằng USD hoặc euro, còn hàng hoá khác bằng đồng rúp hoặc rupee.

Chủ tịch EU kêu gọi Ấn Độ cắt đứt thương mại dầu khí với Nga

Song Minh |

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen kêu gọi Ấn Độ cắt đứt thương mại dầu khí với Nga, nhấn mạnh rằng hoạt động kinh doanh như vậy không “bền vững”.

Ấn Độ nhận thêm tên lửa S-400 của Nga giữa tứ bề căng thẳng

Khánh Minh |

Ấn Độ nhận thêm lô hàng tên lửa S-400 của Nga trong bối cảnh Washington đang gây sức ép lên New Delhi để cắt đứt quan hệ với Mátxcơva.

Huấn luyện viên Troussier ra mắt vào ngày 27.2

AN NGUYÊN |

Lễ ra mắt tân huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam - ông  Philippe Troussier sẽ diễn ra vào ngày 27.2 tới đây.

Bóng đá nam SEA Games 32: Cơ hội và thách thức cho U22 Việt Nam

AN NGUYÊN |

Quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi ở môn bóng đá nam tại SEA Games 32 vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho U22 Việt Nam.

Số phận của hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng giữa Nga - Mỹ

Khánh Minh |

Nga tuyên bố đình chỉ New START - hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng với Mỹ nhằm ngăn chặn ngày tận thế hạt nhân.

Bất bình chó thả rông công viên, không rọ mõm, không ai xử phạt

MINH HÀ - HÀ CHI |

Theo ghi nhận tại một số địa điểm công cộng ở Hà Nội như công viên Thống Nhất, bãi đất trống khu vực Hồ Tây mặc dù đã có biển cảnh báo cấm chó thả rông tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra khiến người dân không khỏi bất an, lo lắng.

Xét xử cựu thiếu tá công an làm giả quyết định khởi tố

Anh Tú |

TPHCM - Sáng 22.2, TAND TPHCM  đưa ra xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Tuấn Thanh - cựu thiếu tá, điều tra viên thuộc Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TPHCM về tội 'giả mạo trong công tác'.

Nga muốn Ấn Độ thanh toán tiền mua dầu bằng USD?

Khánh Minh |

Nga được cho là muốn Ấn Độ thanh toán tiền mua dầu bằng USD hoặc euro, còn hàng hoá khác bằng đồng rúp hoặc rupee.

Chủ tịch EU kêu gọi Ấn Độ cắt đứt thương mại dầu khí với Nga

Song Minh |

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen kêu gọi Ấn Độ cắt đứt thương mại dầu khí với Nga, nhấn mạnh rằng hoạt động kinh doanh như vậy không “bền vững”.

Ấn Độ nhận thêm tên lửa S-400 của Nga giữa tứ bề căng thẳng

Khánh Minh |

Ấn Độ nhận thêm lô hàng tên lửa S-400 của Nga trong bối cảnh Washington đang gây sức ép lên New Delhi để cắt đứt quan hệ với Mátxcơva.