Chiến sự Nga-Ukraina làm đảo lộn hệ thống lương thực toàn cầu

Thanh Hà |

Hệ thống lương thực toàn cầu đang bị đe dọa khi chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina làm một trong những vựa lúa mì lớn nhất thế giới lâm nguy.

Lạm phát lương thực

Chiến sự Ukraina đe dọa thực phẩm thiết yếu ở những vùng trồng ngũ cốc quan trọng của Châu Âu, đồng nghĩa với việc giá lương thực leo thang vốn đã gây khó khăn cho người tiêu dùng trên khắp thế giới có thể trở nên tồi tệ hơn, làm tăng mối đe dọa về một cuộc khủng hoảng đói toàn diện, Bloomberg cho hay.

Liên Hợp Quốc cảnh báo, chi phí lương thực toàn cầu đã ở mức kỷ lục có thể tăng thêm 22% do chiến sự tác động tới thương mại và giảm sản lượng thu hoạch trong tương lai.

Ngũ cốc là sản phẩm chủ lực nuôi sống thế giới, cùng với lúa mì, ngô và gạo, chiếm hơn 40% tổng lượng calo tiêu thụ.

Chi phí vận chuyển cao hơn, lạm phát năng lượng, thời tiết khắc nghiệt và tình trạng thiếu lao động khiến việc sản xuất lương thực khó khăn hơn. Thêm vào đó, nguồn cung đang bị thu hẹp: Các kho dự trữ ngũ cốc chuẩn bị cho lần giảm thường niên thứ năm liên tiếp, theo Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế. Chiến sự Ukraina sẽ đẩy giá cả lên cao hơn nữa, đẩy nạn đói lên mức chưa từng có.

Giá lương thực toàn cầu đang ở mức cao nhất mọi thời đại, với chỉ số chuẩn của Liên Hợp Quốc đã tăng hơn 40% trong 2 năm qua. Tình trạng mất an ninh lương thực đã tăng gấp đôi cũng trong giai đoạn này, và 45 triệu người được ước tính đang bên bờ vực của nạn đói. Thị trường nông sản cũng tăng vọt. Lúa mì đã đạt kỷ lục mọi thời đại tại Chicago, Mỹ, vào ngày 8.3. Ngô và đậu tương đang giao dịch gần mức cao nhất trong nhiều năm.

Chủ nghĩa bảo hộ lương thực

Các chính phủ đang có động thái để đảm bảo nguồn cung lương thực, động thái có khả năng kéo dài lạm phát lương thực. Hungary, Indonesia và Argentina là một vài trong số các quốc gia áp đặt rào cản thương mại với xuất khẩu nông sản, từ lúa mì đến dầu ăn trong nỗ lực giảm giá nội địa và bảo vệ nguồn cung thực phẩm địa phương sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraina dẫn đến lo ngại trên diện rộng về tình trạng thiếu hụt.

Nga cũng công bố các kế hoạch hạn chế thương mại với một số nguyên liệu thô. Nhà xuất khẩu lương thực lớn của Ukraina, MHP SE, đã chuyển hướng để cung cấp cho quân đội và dân thường Ukraina tại các thành phố bị đánh bom.

Theo ông Steve Mathews - trưởng bộ phận chiến lược của Gro Intelligence, các hạn chế thương mại có thể khiến giá quốc tế tăng cao hơn nữa do nguồn cung toàn cầu bị siết chặt. “Nó làm tăng thêm mối lo ngại về lạm phát” - ông nói.

Các nhà cung cấp toàn cầu khác có thể có những động thái nhằm bù đắp thiếu hụt kho dự trữ. Ví dụ, Ấn Độ đã tăng các chuyến hàng lúa mì trong những năm gần đây và có thể thúc đẩy xuất khẩu lên mức kỷ lục 7 triệu tấn nếu xung đột kéo dài.

Tuy nhiên, những quốc gia có thể bù đắp thiếu hụt lại đang đối mặt với những vấn đề về sản xuất. Tại Brazil, nhà cung cấp ngô và đậu nành chính, hạn hán khiến cây trồng khô héo. Thời tiết khô hạn cũng gây mất mùa ở Canada và một số vùng của Mỹ.

Đầu vào trang trại bị ảnh hưởng

Mọi thứ phục vụ phát triển thực phẩm ngày càng đắt đỏ hơn. Nga, nhà cung cấp lớn của mọi loại phân bón chính cho cây trồng, đã thúc giục các nhà sản xuất phân bón trong nước cắt giảm xuất khẩu vào đầu tháng này, làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hụt phân bón.

Động thái của Nga gây thêm bất ổn cho thị trường toàn cầu khi nông dân Brazil - nước nhập khẩu phân bón lớn nhất thế giới - đang gặp khó khăn trong vấn đề cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Nga sẽ cung cấp phân bón cho các quốc gia có "quan hệ hữu nghị" với Nga, dù trước tiên nước này cần đảm bảo nguồn cung phân bón cho thị trường nội địa.

Giá phân bón đã tăng vọt trên toàn thế giới trong bối cảnh nguồn cung khó khăn và sản xuất gặp khó khăn. Tại Châu Âu, giá khí đốt - nguyên liệu đầu vào chính để sản xuất phân đạm - đã tăng cao, buộc một số cơ sở phải cắt giảm sản xuất. Giá nhiên liệu, được nông dân sử dụng để sưởi ấm chuồng trại và chạy các thiết bị dùng để sản xuất thực phẩm, cũng đang tăng chóng mặt. Bổ sung cho các sức ép này là những lệnh trừng phạt Nga, nhà cung cấp năng lượng lớn cho thế giới, với việc Mỹ và Anh sẽ cấm nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu khác của Nga.

Nguồn cung ở Biển Đen

Các tàu chở ngũ cốc dường như đang di chuyển ra khỏi Biển Azov, tuyến đường thủy nằm giữa Nga và Ukraina và nối với Biển Đen. Chiến dịch quân sự của Nga ban đầu khiến nguồn cung lúa mì và dầu thực vật của thế giới rơi vào hỗn loạn khi giao thông tàu thuyền trong khu vực bị đình trệ. Biển Đen cũng là thị trường xuất khẩu các loại phân bón lớn.

Tuy nhiên, những lo ngại về sự an toàn của thủy thủ đoàn và phí bảo hiểm khiến các chủ tàu không điều tàu đến Ukraina hoặc Nga. Các lệnh cấm bay cũng khiến thuyền viên Nga gặp khó khăn trong việc lên tàu hoặc trở về nhà. Ukraina và Nga cùng chiếm hơn 1/4 thương mại toàn cầu về lúa mì, cũng như 1/5 doanh số bán ngô.

Tích trữ

Trước đà tăng chóng mặt của thị trường nông sản, các quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài gặp khó khăn. Làn sóng xung kích đang lan rộng kích hoạt mua sắm tích trữ, như mua dầu hướng dương ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngay cả Indonesia, nhà xuất khẩu dầu ăn lớn nhất thế giới, cũng đang cảm nhận rõ sự căng thẳng: Các siêu thị đã quy định mỗi người chỉ được mua 1 sản phẩm dầu ăn khiến nhiều gia đình đưa con đến xếp hàng để có thể mua nhiều hơn.

Nỗi lo về nguồn cung lương thực cũng đang tăng ở hai quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ. Thương nhân Trung Quốc đang mua ngô và đậu tương của Mỹ để đảm bảo nguồn cung khi Bắc Kinh tăng cường chú trọng vào an ninh lương thực.

Nếu nguồn cung cấp ngũ cốc từ Biển Đen vẫn bị cắt, việc định tuyến lại thương mại nông sản toàn cầu sẽ trở nên quan trọng hơn, chuyên gia Mathews của Gro Intelligence lưu ý.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Chiến sự Ukraina ngày 18: Nga nã tên lửa vào thao trường tây Ukraina

Thanh Hà |

Khi chiến sự Ukraina bước sang ngày thứ 18 (ngày 13.3), Nga đã không kích thao trường quân sự gần Lviv, phía tây Ukraina, mở rộng cuộc tấn công gần biên giới với Ba Lan.

Mỹ, đồng minh thu hồi quy chế thương mại tối huệ quốc của Nga

Thanh Hà |

Tổng thống Joe Biden cho hay, G7 sẽ thu hồi quy chế thương mại "tối huệ quốc" của Nga, đồng thời công bố lệnh cấm của Mỹ với hải sản, rượu và kim cương của Nga, động thái mới nhất để trừng phạt Nga về chiến dịch quân sự ở Ukraina. 

Cú sốc giá dầu giáng đòn choáng váng cho phục hồi kinh tế toàn cầu

Thanh Hà |

Giá dầu vọt lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đang giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế toàn cầu, làm quá trình phục hồi sau đại dịch của Châu Âu chậm lại đến mức gần như ngưng trệ và làm phức tạp thêm cuộc chiến chống lạm phát ở Mỹ.

Những mẻ lưới dính đầy ốc mỡ cập làng chài Mũi Né, ngư dân kiếm tiền triệu

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Những ngày qua, ngư dân Mũi Né trúng luồng ốc mỡ nên thúng nào cập bờ cũng đầy ốc mỡ dính lưới. Mỗi ký ốc mỡ được thu mua giá khoảng 30 nghìn đồng nên thúng nào đánh được hơn 1 tạ đều kiếm được tiền triệu.

PSG đã lạc đường khi chỉ tập trung vào các siêu sao

VIỆT HÙNG |

Thất bại trước Bayern trên sân nhà trong trận lượt đi vòng 1/8 Champions League có thể khiến PSG thêm lần nữa rời khỏi cuộc đua danh hiệu từ rất sớm.

Cầu thủ nhí Thái Lan được giải cứu khỏi hang năm 2018 qua đời ở Anh

Thanh Hà |

Duangphet Phromthep, 1 trong 12 người được giải cứu khỏi hang động ngập nước ở Thái Lan sau chiến dịch kéo dài hàng tuần thu hút sự chú ý toàn cầu vào năm 2018, đã qua đời ở Anh, các quan chức Anh và Thái Lan thông báo ngày 15.2.

Ngân hàng có thể giảm lãi suất nhưng biên độ không quá lớn

Đức Mạnh |

"Việc giảm lãi suất huy động và cho vay trong thời gian sắp tới là khả thi. Đồng thời thanh khoản của nền kinh tế sẽ tiếp tục được duy trì ổn định", trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Huỳnh Minh Tuấn - nhà sáng lập CTCP FIDT - cho biết.

Tạm giữ hình sự nhiều lãnh đạo, nhân viên Trung tâm Đăng kiểm ở Đắk Lắk

Phan Tuấn |

Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ hình sự lãnh đạo, nhân viên ở Trung tâm Đăng kiểm 47-06D.

Chiến sự Ukraina ngày 18: Nga nã tên lửa vào thao trường tây Ukraina

Thanh Hà |

Khi chiến sự Ukraina bước sang ngày thứ 18 (ngày 13.3), Nga đã không kích thao trường quân sự gần Lviv, phía tây Ukraina, mở rộng cuộc tấn công gần biên giới với Ba Lan.

Mỹ, đồng minh thu hồi quy chế thương mại tối huệ quốc của Nga

Thanh Hà |

Tổng thống Joe Biden cho hay, G7 sẽ thu hồi quy chế thương mại "tối huệ quốc" của Nga, đồng thời công bố lệnh cấm của Mỹ với hải sản, rượu và kim cương của Nga, động thái mới nhất để trừng phạt Nga về chiến dịch quân sự ở Ukraina. 

Cú sốc giá dầu giáng đòn choáng váng cho phục hồi kinh tế toàn cầu

Thanh Hà |

Giá dầu vọt lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đang giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế toàn cầu, làm quá trình phục hồi sau đại dịch của Châu Âu chậm lại đến mức gần như ngưng trệ và làm phức tạp thêm cuộc chiến chống lạm phát ở Mỹ.