Châu Âu xoay sở thế nào khi không có khí đốt Nga?

Ngọc Vân |

Nga cắt khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria do hai nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp trong bối cảnh Châu Âu đang đau đầu về bài toán năng lượng.

Ngày 27.4, tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga đã ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria qua đường ống Yamal-Châu Âu do hai nước này không chấp nhận thanh toán bằng đồng rúp. Đây là lần gián đoạn nguồn cung đầu tiên kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin yêu cầu "các nước không thân thiện" thanh toán khí đốt  bằng đồng tiền của Nga từ ngày 1.4, nếu không sẽ có nguy cơ bị cắt khỏi nguồn cung cấp thiết yếu.

Các nước EU sẽ giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung thế nào?

Liên minh Châu Âu (EU) được cho là có kế hoạch tăng đáng kể việc mua khí đốt của Nga thông qua các quốc gia sẵn sàng thanh toán bằng đồng rúp để bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn cung cấp cho Ba Lan và Bulgaria.

Cơ chế được gọi là “dòng chảy ngược” có thể cho phép hai nước này tăng cường nhập khẩu từ các nước láng giềng trong ngắn hạn. Nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) có thể là một lựa chọn khác, nhưng bị giới hạn về số lượng các nhà cung cấp LNG có thể sản xuất và vận chuyển. Hơn nữa, công suất hóa lỏng toàn cầu gần như đã được sử dụng tối đa. Một số quốc gia EU không có lựa chọn thay thế vì chúng bị chặn và do đó không thể nhận hàng. Theo các chuyên gia, những lựa chọn đó sẽ không thể giúp các thành viên EU thay thế bất kỳ nguồn cung cấp nào bị thiếu từ Nga.

Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga. Ảnh: Reuters
Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga. Ảnh: Reuters

Lập trường của Gazprom là gì?

Người khổng lồ năng lượng của Nga đã nói rõ rằng việc ngừng cung cấp khí đốt sẽ kéo dài cho đến khi các khoản thanh toán được thực hiện bằng đồng rúp. Gazprom cảnh báo cả Ba Lan và Bulgaria - là các quốc gia trung chuyển - về bất kỳ hành vi “rút khí đốt trái phép” nào đối với các nguồn cung chảy qua lãnh thổ của họ. Nếu không, nguồn cung cấp cho quá trình vận chuyển sẽ bị “giảm bằng đúng khối lượng này”.

EU đã phản ứng như thế nào?

Ủy ban Châu Âu cáo buộc công ty Nga vi phạm hợp đồng, mô tả quyết định ngừng cung cấp là nỗ lực "tống tiền". Brussels cho biết đang điều phối phản ứng giữa các nước thành viên EU.

Việc cắt khí đốt có ý nghĩa gì đối với Ba Lan và Bulgaria?

Cả hai nước đều phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt tự nhiên của Nga. Nguồn cung cấp từ Gazprom chiếm khoảng 50% mức tiêu thụ của Ba Lan và khoảng 90% của Bulgaria. Theo Cơ quan Hải quan Liên bang Nga, nguồn cung khí đốt cho Ba Lan đã tăng 9,4% trong năm 2021 lên 10,58 tỷ mét khối. Lượng hàng giao đến Bulgaria đã tăng gấp đôi lên 3,15 tỷ mét khối.

Các quan chức Ba Lan cho biết nước này có đủ dự trữ khí đốt và sẽ không thiếu khí đốt cho các hộ gia đình vì kho khí đốt của nước này đã đầy 76%.

Chính phủ Bulgaria cũng cho biết sẽ không có giới hạn tiêu thụ trong nước, chỉ ra rằng nguồn cung cấp cho khách hàng đã được đảm bảo trong ít nhất một tháng nữa. Cả hai nước cũng đang cố gắng thúc đẩy nhập khẩu LNG.

Việc nhập khẩu bị tạm dừng có thể được khôi phục không?

Gazprom cho biết nguồn cung sẽ tiếp tục sau khi các khoản thanh toán bằng tiền Nga được thực hiện. Cơ chế thanh toán mới cho phép người mua thanh toán bằng đơn vị tiền tệ mà họ lựa chọn, nhưng họ phải mở tài khoản rúp tại ngân hàng Gazprombank của Nga để các khoản thanh toán có thể được chuyển đổi thành rúp và đến tay các nhà cung cấp khí đốt của Nga.

Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan. Ảnh: Getty
Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan. Ảnh: Getty

Những quốc gia Châu Âu nào phụ thuộc nhiều nhất vào khí đốt của Nga?

Các nước đầu tàu của nền kinh tế tổng thể EU gồm Đức, Italia và Pháp là những nhà nhập khẩu khí đốt Nga lớn nhất của Liên minh Châu Âu. Theo dữ liệu mới nhất của Statista, Đức nhập khẩu khoảng một nửa lượng khí đốt của mình từ Mátxcơva, trong khi Pháp nhập 20%. Italia cũng là một trong những nước tiêu thụ lớn, phụ thuộc vào Nga với 46% lượng khí đốt nhập khẩu. Một số quốc gia Châu Âu nhỏ hơn, chẳng hạn như Bắc Macedonia, Bosnia và Herzegovina, và Moldova phụ thuộc hoàn toàn vào năng lượng của Nga. Phần Lan và Latvia nhận được 90% nguồn cung cấp khí đốt từ Nga và Serbia là 89%.

Nước nào sẵn sàng trả rúp để mua khí đốt?

Mặc dù phụ thuộc nhiều vào năng lượng của Nga, một số người mua ở EU đã từ chối các điều khoản thanh toán của Điện Kremlin. Tuy nhiên, những nước khác, như Áo và Hungary, nói đã chấp nhận cơ chế mới và sẵn sàng tuân thủ. Ngoại trưởng Hungary cho biết nghĩa vụ thanh toán tiếp theo của Hungary đối với khí đốt của Nga sẽ đến hạn vào giữa tháng 5 và nước này sẽ chuyển khoản thanh toán bằng đồng euro cho ngân hàng Gazprombank, nơi số tiền này sẽ được chuyển đổi thành rúp.

Trong khi đó, Bloomberg trích dẫn các nguồn tin thân cận với gã khổng lồ khí đốt Nga, cho biết 10 công ty Châu Âu đã mở tài khoản bằng đồng rúp tại Gazprombank. Bốn người mua khí đốt ở Châu Âu đã thanh toán bằng tiền của Nga.

Nga cung cấp phần lớn năng lượng cho Châu Âu. Ảnh: Reuters
Nga cung cấp phần lớn năng lượng cho Châu Âu. Ảnh: Reuters

Điều gì xảy ra nếu các nước từ chối?

Tổng thống Vladimir Putin đã yêu cầu rõ ràng rằng người mua từ các quốc gia “không thân thiện” (các nước trừng phạt Nga vì chiến dịch quân sự ở Ukraina) phải trả tiền mua khí đốt bằng đồng rúp hoặc bị cắt, bắt đầu từ ngày các khoản thanh toán đến hạn vào tháng 4. “Nếu các khoản thanh toán như vậy không được thực hiện, chúng tôi sẽ coi đây là một sự vỡ nợ từ phía người mua, và họ sẽ phải chịu tất cả hậu quả sau đó. Không ai bán cho chúng tôi bất cứ thứ gì miễn phí, và chúng tôi cũng sẽ không làm từ thiện - nghĩa là các hợp đồng hiện có sẽ bị dừng lại” - Tổng thống Putin nói vào tháng trước.

Châu Âu có thể thay thế khí đốt của Nga không?

Các nhà kinh tế nói rằng đây sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, bởi làm như vậy sẽ đòi hỏi phải có sự thay đổi lớn. Hầu hết 27 quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu dựa vào khí đốt Nga để sưởi ấm, sinh hoạt, và sản xuất điện. Các chuyên gia cảnh báo, việc giảm bớt phụ thuộc vào nguồn khí đốt dồi dào và rẻ của Nga sẽ là một viễn cảnh vô cùng khó khăn. Một số quan chức EU thừa nhận rằng sự thay đổi đột ngột từ năng lượng của Nga sẽ rất nan giải, gây ra suy thoái và lạm phát trong nền kinh tế Châu Âu.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Nga bất ngờ từ chối khoản tiền khí đốt bằng đồng rúp cho Đức, Áo

Khánh Minh |

Nga không chấp nhận khoản thanh toán khí đốt bằng đồng rúp cho Đức và Áo từ công ty thương mại mà Đức chiếm giữ từ tập đoàn Gazprom của Nga.

Chiêu lách luật của EU để nhập khí đốt Nga

Ngọc Vân |

EU tăng cường nhập khẩu khí đốt Nga thông qua các nước sẵn sàng trả bằng đồng rúp.

Nga cắt ngay lập tức khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria

Song Minh |

Nga dừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria ngay từ ngày 27.4 do hai nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Nga bất ngờ từ chối khoản tiền khí đốt bằng đồng rúp cho Đức, Áo

Khánh Minh |

Nga không chấp nhận khoản thanh toán khí đốt bằng đồng rúp cho Đức và Áo từ công ty thương mại mà Đức chiếm giữ từ tập đoàn Gazprom của Nga.

Chiêu lách luật của EU để nhập khí đốt Nga

Ngọc Vân |

EU tăng cường nhập khẩu khí đốt Nga thông qua các nước sẵn sàng trả bằng đồng rúp.

Nga cắt ngay lập tức khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria

Song Minh |

Nga dừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria ngay từ ngày 27.4 do hai nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp.