Châu Á vừa mừng vừa lo khi Trung Quốc nới lỏng hạn chế COVID-19

Ngọc Vân |

Phần còn lại của Châu Á vừa lo ngại về lây nhiễm COVID-19 khi Trung Quốc mở cửa trở lại, vừa kỳ vọng về khả năng thúc đẩy thị trường.

SCMP đưa tin, Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung tuần qua đã cảnh báo rằng việc Trung Quốc mở cửa trở lại có thể dẫn đến sự đột biến của COVID-19 - điều mà quốc đảo này đang theo dõi.

“Trung Quốc đang thực hiện các bước rất quyết đoán để mở cửa nền kinh tế và xã hội. Điều này chắc chắn sẽ làm gia tăng lây nhiễm, nhưng chúng tôi không quá lo lắng vì khả năng phục hồi của chúng tôi cao và chúng tôi đã trải qua ba đợt bùng phát trong năm nay. Nhưng câu hỏi đặt ra là, với 1,3 tỉ người hầu như chưa bị mắc COVID-19, khi căn bệnh bắt đầu lây lan, chắc chắn sẽ có đột biến” - Bộ trưởng Ong Ye Kung nói.

Mối lo ngại của Bộ trưởng Ong không phải là không có cơ sở. Các chuyên gia y tế cho biết có khả năng xảy ra đột biến khi COVID-19 gia tăng ở Trung Quốc, nhưng lạc quan rằng biến thể mới - mặc dù dễ lây truyền hơn - nhưng sẽ ít nghiêm trọng hơn so với các biến thể trước đó.

Theo giới chuyên gia, các chính phủ Châu Á cần đề phòng các loại virus đường hô hấp mới có thể xuất hiện trong mùa đông ở Trung Quốc và các quốc gia nên cẩn trọng nếu một biến thể COVID-19 mới có khả năng né miễn dịch xuất hiện.

Theo ông Paul Tambyah - Chủ tịch Hiệp hội Vi sinh lâm sàng và Lây nhiễm Châu Á Thái Bình Dương - các đột biến tiềm ẩn xuất phát từ Trung Quốc có khả năng dẫn đến một loại virus “nhẹ hơn nhưng dễ lây lan hơn”.

Ông nói, mọi loại virus trong lịch sử đều như vậy. Một ví dụ là bệnh cúm Tây Ban Nha - vốn cướp đi sinh mạng của hơn 50 triệu người sau khi bùng phát lần đầu tiên vào năm 1918 - cuối cùng đã phát triển thành một chủng cúm mùa rộng rãi.

“Chưa có loại virus nào ở người từng tiến hóa thành độc lực mạnh hơn nên mối nguy hiểm khó có thể đến từ COVID-19” - ông Paul Tambyah nói.

Hành khách làm thủ tục tại sân bay quốc tế Phượng Hoàng Tam Á ở Tam Á, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, ngày 15.8.2022. Ảnh: Xinhua
Hành khách làm thủ tục tại sân bay quốc tế Phượng Hoàng Tam Á ở Tam Á, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, ngày 15.8.2022. Ảnh: Xinhua

Theo ông Alex Cook - phó trưởng khoa nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock của Đại học Quốc gia Singapore (NUS) - các hệ thống y tế có thể lại bị quá tải nếu một biến thể mới không chỉ dễ lây lan hơn mà còn có khả năng né miễn dịch. Ông nói, điều quan trọng là các chủng mới có khả năng né miễn dịch tốt hơn đã xuất hiện bên ngoài Trung Quốc.

Tương tự, Dale Fisher - giáo sư tại Trường Y NUS Yong Loo Lin - cho hay hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể đáng lo ngại nếu có “quá nhiều trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng”, mặc dù hiện tại điều đó không xảy ra.

Ở hầu hết các quốc gia, phần lớn các trường hợp COVID-19 đều nhẹ và không cần chăm sóc y tế cụ thể, điều mà Fisher cho là do “khả năng miễn dịch đáng kể” có được nhờ tiêm vaccine hoặc do từng bị COVID-19 trước đó.

“Nếu một biến thể mới xuất hiện mà không bị ức chế bởi hệ miễn dịch thì sẽ có nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn có thể áp đảo hệ thống y tế. Trong trường hợp này, theo nhiều cách, chúng ta có thể rơi vào tình huống như năm 2020 khi cần phải áp dụng lại các hạn chế để giảm lây lan và kiểm soát tình hình tốt hơn” - ông Fisher, người cũng là Chủ tịch của Mạng lưới phản ứng và cảnh báo bùng phát toàn cầu của Tổ chức Y tế giới (WHO), nói.

Trong bối cảnh như vậy ở Trung Quốc, liệu các nước láng giềng Châu Á có cân nhắc thắt chặt các hạn chế về đại dịch và khôi phục một số biện pháp kiềm chế hay không? Theo các chuyên gia, khả năng này là không.

Ông Cook từ NUS cho hay, đến nay, hầu hết các quốc gia ở Châu Á, ngoại trừ Trung Quốc, đều có một mức độ miễn dịch lai nhờ vaccine và đã bị nhiễm virus, giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh tật.

Trong khi đó, ông Tambyah gợi ý rằng các chính phủ có thể nới lỏng nhiều hạn chế hơn nếu đột biến xuất phát từ Trung Quốc ở mức độ nhẹ và lan rộng. Ông chỉ ra, đây là trường hợp xảy ra trong đại dịch cúm lợn do virus H1N1 gây ra vào năm 2009.

Ông nói: “Nếu biến thể nhẹ hơn từ Trung Quốc lan nhanh như vậy, các quốc gia sẽ được khuyến khích dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế và WHO thậm chí có thể tuyên bố chấm dứt đại dịch. Chúng ta chỉ có thể hy vọng".

Theo ông Cook, ít nhất là ở thời điểm hiện tại, các nước không nên quá lo lắng về việc nối lại liên lạc và đi lại với Trung Quốc.

Trên thực tế, các nền kinh tế trong khu vực - hầu hết đều coi Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng - sẽ có nhiều hy vọng về việc mở cửa trở lại của đại lục.

Selena Ling - nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng OCBC - lưu ý, Trung Quốc là nguồn đầu tư, du lịch và dòng vốn đầu tư chính cho nhiều quốc gia Đông Nam Á.

Mặc dù thương mại giữa Trung Quốc và khu vực vẫn duy trì ổn định trong thời kỳ đại dịch, nhưng việc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mở cửa trở lại sẽ giúp thúc đẩy tâm lý thị trường và niềm tin cho khu vực.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Thỏi nam châm thu hút người giàu Trung Quốc đến làm việc và định cư

Ngọc Vân |

Singapore đang trở thành "thỏi nam châm" thu hút các chuyên gia và người giàu Trung Quốc đến làm ăn và định cư.

Trung Quốc đóng ứng dụng chính truy vết COVID-19

Thanh Hà |

Trung Quốc thông báo gỡ bỏ một ứng dụng chính được sử dụng để theo dõi tiếp xúc COVID-19, một cột mốc quan trọng trong nới lỏng chính sách zero-COVID ở nước này.

Trung Quốc nới lỏng chính sách COVID-19 trên toàn quốc

Thanh Hà |

Trung Quốc đang dần nới lỏng các biện pháp ngừa COVID-19 trên toàn quốc, khi các ca dương tính có thể cách ly tại nhà và giảm quy mô xét nghiệm PCR bắt buộc.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Thỏi nam châm thu hút người giàu Trung Quốc đến làm việc và định cư

Ngọc Vân |

Singapore đang trở thành "thỏi nam châm" thu hút các chuyên gia và người giàu Trung Quốc đến làm ăn và định cư.

Trung Quốc đóng ứng dụng chính truy vết COVID-19

Thanh Hà |

Trung Quốc thông báo gỡ bỏ một ứng dụng chính được sử dụng để theo dõi tiếp xúc COVID-19, một cột mốc quan trọng trong nới lỏng chính sách zero-COVID ở nước này.

Trung Quốc nới lỏng chính sách COVID-19 trên toàn quốc

Thanh Hà |

Trung Quốc đang dần nới lỏng các biện pháp ngừa COVID-19 trên toàn quốc, khi các ca dương tính có thể cách ly tại nhà và giảm quy mô xét nghiệm PCR bắt buộc.