Bộ trưởng Đức: Cấm vận khí đốt Nga là "thuốc độc" với xã hội Đức

Thanh Hà |

Lệnh cấm khí đốt Nga ngay lập tức sẽ dẫn đến mất việc làm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Đức, Bộ trưởng Lao động nước này nhận định.

Cấm vận là "thuốc độc" với Đức

Tác động của cấm vận khí đốt Nga với nền kinh tế cũng như xã hội Đức được Bộ trưởng Lao động Hubertus Heil chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Funke được công bố cuối tuần qua.

“Chúng ta nên dần độc lập với nhập khẩu khí đốt, nhưng việc áp đặt lệnh cấm vận ngay lập tức sẽ khiến tình hình thêm phức tạp khi giá cả tăng cao hơn và dẫn tới mất việc làm. Vì vậy, chúng ta phải tránh nó" - ông cảnh báo.

Bộ trưởng Heil lưu ý, thị trường lao động ở Đức, dù có chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 nhưng vẫn đang ổn định. Nếu áp dụng các biện pháp quyết liệt như cắt khí đốt Nga, tình hình thị trường lao động Đức sẽ trở nên tồi tệ hơn.

“Tuy nhiên, trong trường hợp có lệnh cấm vận khí đốt ngay lập tức, chúng tôi sẽ ở trong một tình huống hoàn toàn khác về mặt kinh tế và xã hội" - ông Hubertus Heil tuyên bố. Bộ trưởng Lao động Đức lưu ý, lệnh cấm vận khí đốt Nga sẽ là “thuốc độc với xã hội (Đức)".

Cùng với các quốc gia EU khác, Berlin đang nỗ lực loại bỏ dần năng lượng Nga. Tuy nhiên, chính phủ Đức đã nhiều lần tuyên bố nước này không thể đoạn tuyệt khí đốt Nga ngay vì sẽ dẫn tới khủng hoảng kinh tế và công nghiệp.

Đức phụ thuộc lớn vào năng lượng Nga khi mua khoảng 25% dầu mỏ và khí đốt từ Nga. Tuy nhiên, theo chiến lược hiện tại, Đức có thể thay thế hoàn toàn than đá và dầu mỏ Nga trước cuối năm nay và chuyển từ khí đốt Nga sang các nhà cung cấp thay thế vào năm 2024.

EU bất đồng

Các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU) tập hợp trong ngày 30.5 để thể hiện tình hình đoàn kết với Ukraina nhưng chia rẽ về việc liệu có nên nhắm mục tiêu vào dầu mỏ Nga trong gói trừng phạt mới.

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky sẽ phát biểu trước lãnh đạo của 27 quốc gia EU thông qua cầu truyền hình vào tối cùng ngày. Nhà lãnh đạo Ukraina đã nhiều lần yêu cầu EU nhắm mục tiêu vào lĩnh vực năng lượng Nga.

Tuy nhiên, Hungary đang dẫn đầu một nhóm quốc gia gồm Slovakia, Cộng hòa Czech và Bulgaria, phụ thuộc vào dầu mỏ Nga và không đủ khả năng để triển khai ngay các biện pháp trừng phạt này. Hungary nhập khẩu hơn 60% lượng dầu mỏ và 85% lượng khí đốt từ Nga. Thủ tướng Hungary Viktor Orban nhấn mạnh, lệnh cấm vận dầu mỏ không nên được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh.

EU đã áp đặt 5 gói trừng phạt Nga sau các chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina. Các gói trừng phạt của phương Tây đã nhắm tới hơn 1.000 người, bao gồm các quan chức, tỉ phú Nga, cũng như bao phủ nhiều lĩnh vực, trong đó có ngân hàng, than đá...

Gói trừng phạt Nga thứ 6 của EU được công bố ngày 4.5 nhưng vấn đề cấm vận dầu mỏ Nga vẫn chưa được khối định đoạt. Trước hội nghị thượng đỉnh, các quan chức gợi ý rằng, một giải pháp có thể đạt được khi nhắm vào dầu mỏ được vận chuyển bằng tàu thuyền.

Một du khách mang lá cờ Liên minh Châu Âu (EU) trong Nghị viện Châu Âu ở Brussels. Ảnh: AFP
Một du khách mang lá cờ Liên minh Châu Âu (EU) trong Nghị viện Châu Âu ở Brussels. Ảnh: AFP

“Nếu chúng tôi nhắm vào dầu mỏ đến bằng đường biển, chúng tôi sẽ đạt ít nhất 2/3 lượng xuất khẩu, có thể hơn thế nữa” - một quan chức cấp cao EU giấu tên nói. Hungary và Slovakia phụ thuộc vào dầu mỏ Nga qua đường ống Druzhba từ thời Liên Xô.

Vấn đề chính của việc nhắm vào trừng phạt dầu mỏ Nga vận chuyển bằng đường biển là các nước EU như Bỉ, Đức, Hà Lan phụ thuộc nhiều nhất vào hình thức vận chuyển này sẽ chịu cảnh giá dầu tăng cao trong khi Hungary vẫn sẽ mua dầu mỏ rẻ hơn từ Nga, AP chỉ ra.

Các chuyên gia đã không đạt được thỏa thuận về một động thái như vậy vào cuối tuần qua nhưng vẫn tiếp tục các cuộc đàm phán trước hội nghị thượng đỉnh.

Hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày tại Brussels cũng sẽ tập trung vào việc EU tiếp tục hỗ trợ tài chính cho Ukraina. Có thể sẽ đồng thuận gói hỗ trợ trị giá 9 tỉ euro (9,7 tỉ USD) cùng với hỗ trợ quân sự và điều tra tội phạm chiến tranh.

Vấn đề an ninh lương thực sẽ được EU bàn thảo ngày 31.5, với việc các nhà lãnh đạo khuyến khích các chính phủ tăng tốc trong việc hỗ trợ Ukraina xuất khẩu ngũ cốc và các sản phẩm khác.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Cấm vận khí đốt Nga, nền kinh tế lớn thuộc EU sẽ sụt giảm mạnh GDP

Hải Anh |

Mất khí đốt Nga sẽ dẫn đến thiếu hụt nhiên liệu cho ngành công nghiệp và dịch vụ của Italia, một nền kinh tế lớn của Liên minh Châu Âu (EU).

Quốc gia Châu Âu có hợp đồng khí đốt mới với Nga

Thanh Hà |

Serbia, một quốc gia vùng Balkan thuộc Châu Âu, đã nhất trí hợp đồng cung cấp khí đốt mới có thời hạn 3 năm với Nga.

Kho khí đốt khổng lồ ở Châu Âu trước nguy cơ trống rỗng

Hải Anh |

Cơ sở lưu trữ khí đốt lớn ở Châu Âu khó thể lấp đầy do rạn nứt giữa Nga và Đức.

Phim trường “Đông Dương” trên vịnh Hạ Long giờ ra sao?

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Để quay bộ phim nổi tiếng “Đông Dương” (Indochine), với siêu sao Catherine Deneuve - người từng mệnh danh "người đàn bà đẹp của nước Pháp" - thủ vai chính, đạo diễn người Pháp đã cho dựng một phim trường trên vịnh Hạ Long. Đoàn làm phim đã tiến hành quay phim trong vòng 3 tháng ròng rã tại đây vào năm 1991.

Thị trường biến động, dòng tiền của nhà đầu tư đang “chảy” về đâu?

Lục Giang |

Các kênh đầu tư như vàng, gửi tiết kiệm ngân hàng, USD được cho là những nơi trú ẩn an toàn khi bất động sản, tiền số còn nhiều biến động, trái phiếu doanh nghiệp khiến nhà đầu tư mất niềm tin…

Giá cá giảm, giá nhiên liệu tăng nhưng ngư dân không bỏ biển

Hoài Luân |

Sau thời gian nghỉ Tết, ngư dân Phú Yên lại tất bật chuẩn bị cho chuyến biển đầu năm mới, với kỳ vọng mang về nhiều thành quả, sản lượng, dù phía trước còn nhiều khó khăn.

Đà Nẵng: Khởi tố giám đốc và phó giám đốc tại 3 trung tâm đăng kiểm

Văn Trực |

Ngày 10.2, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng cho biết, vừa thi hành các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam đối với một số cán bộ tại 3 Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn.

Cảnh báo về động đất dữ dội tiếp theo ở Thổ Nhĩ Kỳ

Ngọc Vân |

Chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo, một trận động đất quy mô lớn có thể sớm xảy ra gần cảng Canakkale ở nước này.

Cấm vận khí đốt Nga, nền kinh tế lớn thuộc EU sẽ sụt giảm mạnh GDP

Hải Anh |

Mất khí đốt Nga sẽ dẫn đến thiếu hụt nhiên liệu cho ngành công nghiệp và dịch vụ của Italia, một nền kinh tế lớn của Liên minh Châu Âu (EU).

Quốc gia Châu Âu có hợp đồng khí đốt mới với Nga

Thanh Hà |

Serbia, một quốc gia vùng Balkan thuộc Châu Âu, đã nhất trí hợp đồng cung cấp khí đốt mới có thời hạn 3 năm với Nga.

Kho khí đốt khổng lồ ở Châu Âu trước nguy cơ trống rỗng

Hải Anh |

Cơ sở lưu trữ khí đốt lớn ở Châu Âu khó thể lấp đầy do rạn nứt giữa Nga và Đức.