Biến đổi khí hậu mở ra cuộc chiến thương mại toàn cầu

Thảo Phương |

Cuộc chiến thương mại bắt đầu một chương mới khi các quốc gia phải thay đổi chính sách công nghiệp thích ứng với thực trạng biến đổi khí hậu.

Nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu được các quốc gia thể hiện bằng nhiều chính sách tác động đến ngành công nghiệp và thương mại. Tuy nhiên, điều đó đã vô tình đã mở ra một cuộc chiến mới trong kinh doanh, khiến những liên minh quốc tế và hệ thống thương mại toàn cầu luôn trong tình trạng căng thẳng đối đầu.

Thời gian gần đây, Mỹ và các quốc gia Châu Âu đã đề xuất và đưa ra một số khoản trợ cấp cũng như chính sách thuế quan nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi năng lượng xanh. Tuy vậy, các chuyên gia lại cho rằng nhiều công ty nước ngoài sẽ rơi vào thế bất lợi khi chính phủ áp dụng mức thuế khá cao đối với sản phẩm nhập khẩu.

Hiện tại, những chính sách về biến đổi khí hậu đã và đang làm rạn nứt quan hệ giữa các quốc gia đồng minh và đẩy hệ thống quản trị thương mại toàn cầu đến bờ vực khủng hoảng. Ông Todd N. Tucker, Giám đốc Chính sách Công nghiệp và Thương mại tại Viện Roosevelt (Mỹ), nhận định: “Khí hậu đã buộc chúng ta phải chuyển đổi kinh tế ở quy mô và tốc độ chưa từng có trong 5.000 năm lịch sử”.

Mỗi năm, hệ thống thương mại toàn cầu đều vận chuyển hàng chục triệu container chứa nội thất, quần áo và phụ tùng ôtô từ các nhà máy nước ngoài đến Mỹ. Người tiêu dùng hoàn toàn có thể mua chúng với mức giá rẻ khi chính phủ chưa đưa ra mức thuế môi trường hay vận chuyển.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang áp dụng nhiều khoản trợ cấp lớn nhằm khuyến khích sản xuất công nghệ năng lượng sạch tại Mỹ. Đồng thời, các nước Châu Âu cũng đưa ra chính sách thuế quan thúc đẩy phương pháp sản xuất hàng hóa ít gây hại cho môi trường.

 
Nhiều khoản trợ cấp cho sản xuất năng lượng xanh được đưa ra tại Mỹ. Ảnh: Xinhua

Giới quan chức Mỹ hy vọng quá trình biến đổi khí hậu có thể mang lại nhiều cơ hội hợp tác với các nước đồng minh. Tuy nhiên cho đến nay, sáng kiến ​​​​của chính quyền Tổng thống Biden dường như chỉ gây tranh cãi bởi những phán quyết thương mại ấy đã gây bất lợi cho nhiều quốc gia khác.

Thậm chí Nhà Trắng còn công khai coi thường một số quyết định của WTO khi tổ chức này chống lại Mỹ trong các tranh chấp thương mại liên quan đến vấn đề môi trường và an ninh quốc gia. Trong hai thông báo riêng biệt vào tháng 12.2022, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho biết sẽ không thay đổi chính sách theo các quyết định của WTO.

Yếu tố quan trọng khiến Mỹ đối đầu với WTO là các khoản khấu trừ thuế dành cho thiết bị và phương tiện năng lượng sạch được sản xuất tại Bắc Mỹ. Quan chức Châu Âu gọi biện pháp này là “sát thủ” và bày tỏ lo ngại rằng họ sẽ thua Mỹ trong các khoản đầu tư mới vào pin, hydro xanh, thép và các ngành công nghiệp khác.

Đáp trả lại Mỹ, Liên minh Châu Âu đã bắt đầu vạch ra kế hoạch trợ cấp cho các ngành năng lượng xanh - một động thái mà các chuyên gia kinh tế lo ngại sẽ đẩy thế giới vào một cuộc chiến tốn kém và không hiệu quả.

 
Hệ thống quản trị thương mại toàn cầu đang đứng trước bờ vực khủng hoảng. Ảnh: Xinhua

Chính quyền Tổng thống Biden đang xúc tiến thành lập một cơ quan quốc tế để áp thuế lên mặt hàng thép và nhôm từ các quốc gia có chính sách môi trường lỏng lẻo. Theo đó, các đối tác như Canada, Mexico, Brazil và Hàn Quốc, cần sản xuất thép sạch như Mỹ và Châu Âu, hoặc họ sẽ phải đối mặt với mức thuế khổng lồ.

Bà Ilana Solomon, nhà tư vấn thương mại độc lập từng làm việc tại tổ chức phi lợi nhuận Sierra Club, cảnh báo: “Tính hợp pháp của hệ thống thương mại toàn cầu chưa bao giờ bị nghi ngờ nhiều như hiện nay”.

Thảo Phương
TIN LIÊN QUAN

Tác động rõ nét với thương mại toàn cầu khi Trung Quốc kết thúc phong toả

Thanh Hà |

Cây viết Alan Beattie của Financial Times nhận định, tác động rõ ràng của việc Trung Quốc dỡ bỏ phong tỏa COVID-19 chắc chắn sẽ là một trong những sự kiện kinh tế của năm 2023.

Những xu hướng thương mại điện tử hứa hẹn đột phá năm 2023

TRÍ MINH |

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2022 của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ tăng 10,15% so với năm 2021. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia nhận định, triển vọng ngành bán lẻ và thương mại điện tử (TMĐT) trong trung và dài hạn vẫn rất khả quan. Một số xu hướng TMĐT hứa hẹn sẽ lên ngôi trong năm 2023

Biến đổi khí hậu có thể khiến 1 triệu người lâm cảnh nghèo

YẾN PHƯƠNG |

Ngân hàng Thế giới đánh giá, kinh tế của Việt Nam có thể bị tổn thất và thiệt hại nặng do biến đổi khí hậu.Nếu mực nước biển dâng 1m, ước tính khoảng 5,3% diện tích tự nhiên bị ngập, 10,8% dân số bị ảnh hưởng...

Giải mã những đường zig zag trên đỉnh núi Phú Sĩ

Thúy Ngọc |

Không tự nhiên mà những đường zig zag tồn tại trên đỉnh núi Phú Sĩ - một trong những điểm nổi tiếng nhất trên bản đồ du lịch Nhật Bản.

Giá giảm gần một nửa, người trồng cúc tiger ở Làng hoa Sa Đéc kém vui

Thanh Thanh |

Dịp Rằm tháng Giêng, những nông dân trồng cúc tiger tại Làng hoa Sa Đéc (TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) kém vui vì giá bán thấp.

Cần sửa nghị định xăng dầu theo hướng giảm bớt khâu trung gian

Cường Ngô |

Theo lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, khi sửa Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu cần xoá bỏ loại hình thương nhân phân phối, bởi đây là tầng nấc trung gian. Khi xảy ra đứt gãy nguồn cung, các doanh nghiệp đầu mối sẽ lo cho hệ thống cửa hàng của mình trước.

Lái xe ngoại tỉnh rối trí khi rời cao tốc Cam Lộ - La Sơn

HƯNG THƠ |

Khi rời cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua tỉnh Quảng Trị, do không có biển chỉ dẫn, các tài xế ngoại tỉnh chưa nắm rõ hướng tuyến nên rối trí trong việc tìm đường để ra quốc lộ 1A.

Serbia chỉ ra sai lầm lớn nhất của phương Tây

Thanh Hà |

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic ngày 3.2 nhận định, phương Tây cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực cho Ukraina  là một tính toán sai lầm lớn.

Tác động rõ nét với thương mại toàn cầu khi Trung Quốc kết thúc phong toả

Thanh Hà |

Cây viết Alan Beattie của Financial Times nhận định, tác động rõ ràng của việc Trung Quốc dỡ bỏ phong tỏa COVID-19 chắc chắn sẽ là một trong những sự kiện kinh tế của năm 2023.

Những xu hướng thương mại điện tử hứa hẹn đột phá năm 2023

TRÍ MINH |

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2022 của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ tăng 10,15% so với năm 2021. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia nhận định, triển vọng ngành bán lẻ và thương mại điện tử (TMĐT) trong trung và dài hạn vẫn rất khả quan. Một số xu hướng TMĐT hứa hẹn sẽ lên ngôi trong năm 2023

Biến đổi khí hậu có thể khiến 1 triệu người lâm cảnh nghèo

YẾN PHƯƠNG |

Ngân hàng Thế giới đánh giá, kinh tế của Việt Nam có thể bị tổn thất và thiệt hại nặng do biến đổi khí hậu.Nếu mực nước biển dâng 1m, ước tính khoảng 5,3% diện tích tự nhiên bị ngập, 10,8% dân số bị ảnh hưởng...