Bầu cử Pháp: Ông Macron thắng cử, ngăn chặn “địa chấn” cho EU

Ngọc Vân |

Trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp vòng hai ngày 24.4, ông Emmanuel Macron đánh bại đối thủ cực hữu Marine Le Pen, ngăn chặn “địa chấn chính trị” cho Châu Âu.

Cam kết thay đổi

Tuy giành chiến thắng, nhưng ông Macron thừa nhận không hài lòng với nhiệm kỳ đầu tiên của mình và cam kết sẽ tìm cách thay đổi - Reuters đưa tin.

Những người ủng hộ Tổng thống Emmanuel Macron đã vỡ òa trong vui sướng khi kết quả xuất hiện trên màn hình khổng lồ tại công viên Champ de Mars cạnh tháp Eiffel.

Các nhà lãnh đạo Đức, Bỉ, Anh và nhiều nước khác lập tức hoan nghênh việc ông Macron đánh bại nhà dân tộc chủ nghĩa Marine Le Pen, người theo chủ nghĩa hoài nghi Châu Âu.

Nhưng ngay cả khi các cuộc thăm dò dư luận cho thấy mặc dù giành được 58,5% phiếu bầu vững chắc, ông Macron trong bài phát biểu chiến thắng của mình thừa nhận nhiều người bỏ phiếu cho ông chỉ vì không muốn bà Le Pen nắm quyền, và ông cam kết sẽ giải quyết vấn đề mức sống của nhiều người Pháp đang giảm.

"Nhiều người ở đất nước này đã bỏ phiếu cho tôi không phải vì họ ủng hộ ý tưởng của tôi mà là để loại bỏ những ý kiến ​​cực hữu. Tôi muốn cảm ơn họ và biết rằng tôi mắc nợ họ trong những năm tới. Không ai ở Pháp sẽ bị bỏ lại bên lề đường" - ông Macron nói trong một thông điệp sau chiến thắng.

Hai năm gián đoạn do đại dịch và giá năng lượng tăng cao do cuộc chiến Ukraina gây ra đã đặt vấn đề kinh tế lên hàng đầu của chiến dịch tranh cử. Chi phí sinh hoạt tăng cao trở thành vấn đề căng thẳng ngày càng tăng đối với những người nghèo nhất trong nước.

“Ông ấy cần gần gũi hơn với mọi người và lắng nghe họ" - nhân viên kinh doanh kỹ thuật số Virginie, 51 tuổi, cho biết về ông Macron, đồng thời nói thêm rằng ông cần vượt qua cái mác bị gán cho là “kiêu ngạo”.

Bà Marine Le Pen nhanh chóng thừa nhận thất bại, nhưng cam kết sẽ tiếp tục chiến đấu trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 6. "Tôi sẽ không bao giờ bỏ rơi người Pháp" - bà nói với những người ủng hộ đang hô vang "Marine! Marine!"

Thách thức với ông Macron

Ông Macron có thể không có thời kỳ “trăng mật” sau khi giành chiến thắng ở một quốc gia có sự chia rẽ chính trị rõ rệt khi cuộc bầu cử cho thấy phe cánh hữu giành được sự ủng hộ không tồi. Nhiều người mong chờ các cuộc biểu tình trên đường phố, vốn đã làm hỏng một phần nhiệm kỳ đầu tiên của ông Macron, sẽ nổ ra một lần nữa khi ông gây sức ép bằng những cải cách ủng hộ doanh nghiệp.

"Sẽ có sự liên tục trong chính sách của chính phủ vì tổng thống được bầu lại. Nhưng chúng tôi cũng đã nghe thấy thông điệp của người dân Pháp" - Bộ trưởng Y tế Olivier Veran nói.

Quyết sách của ông Macron giờ đây sẽ phụ thuộc vào cuộc bầu cử quốc hội sắp diễn ra. Bà Le Pen muốn có một liên minh dân tộc chủ nghĩa trong một động thái làm tăng khả năng bà sẽ hợp tác với các đối thủ cực hữu như Eric Zemmour và cháu gái của bà là Marion Marechal.

Ông Jean-Luc Melencho, người nổi lên là lực lượng mạnh nhất của cánh tả Pháp, cho biết ông xứng đáng trở thành thủ tướng - điều có thể buộc ông Macron rơi vào thế khó xử và bế tắc.

Philippe Lagrue, 63 tuổi, giám đốc kỹ thuật tại một nhà hát ở Paris, người bỏ phiếu cho ông Macron trong vòng hai sau khi ủng hộ ứng viên Melenchon ở vòng một, cho biết: “Ông Melenchon làm thủ tướng. Điều đó sẽ rất vui. Ông Macron sẽ khó chịu, nhưng đó mới là điểm mấu chốt”.

Bên ngoài nước Pháp, chiến thắng của ông Macron được ca ngợi như một lời chúc mừng cho nền chính trị chính thống vốn đã rung chuyển trong những năm gần đây bởi việc Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 của ông Donald Trump và sự trỗi dậy của một thế hệ lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc mới.

"Hoan hô Emmanuel" - Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel viết trên Twitter. "Trong giai đoạn hỗn loạn này, chúng ta cần một Châu Âu vững chắc và một nước Pháp hoàn toàn cam kết với một Liên minh Châu Âu có chủ quyền hơn và chiến lược hơn”.

Seema Shah, Trưởng chiến lược gia tại Hãng đầu tư toàn cầu, cho biết: “Các thị trường tài chính sẽ thở phào nhẹ nhõm sau chiến thắng bầu cử của ông Macron”.

Chia rẽ

Sự thất vọng với ông Macron được phản ánh qua tỷ lệ bỏ phiếu trắng đạt khoảng 28%, cao nhất kể từ năm 1969.

Cuộc thăm dò ban đầu cho thấy cuộc bỏ phiếu đã bị chia rẽ mạnh mẽ cả về tuổi tác và tình trạng kinh tế xã hội: 2/3 cử tri thuộc tầng lớp lao động ủng hộ bà Le Pen, trong khi tỷ lệ tương tự của các giám đốc điều hành cổ trắng và những người hưu trí ủng hộ ông Macron - cuộc thăm dò của Elabe cho thấy.

Ông Macron giành được khoảng 59% phiếu bầu của những người từ 18-24 tuổi với số phiếu gần như chia đều ở các nhóm tuổi khác.

Ông Macron, 44 tuổi, và là người chiến thắng trong "trận đấu" tương tự cách đây 5 năm, đã cảnh báo về “cơn địa chấn” với Châu Âu và “cuộc nội chiến" với nước Pháp nếu bà Le Pen - người có chính sách hoài nghi Châu Âu và cứng rắn với người nhập cư - được bầu, đồng thời kêu gọi các nhà dân chủ ủng hộ ông chống lại phe cực hữu.

Bà Le Pen, 53 tuổi, đã tập trung chiến dịch tranh cử vào việc chi phí sinh hoạt tăng cao ở nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới, mà nhiều người Pháp cho rằng đã trở nên tồi tệ hơn cùng với sự gia tăng giá năng lượng trên toàn cầu. Bà Le Pen cũng chỉ trích phong cách lãnh đạo của ông Macron, điều mà bà nói rằng thể hiện sự khinh thường những người bình thường của tầng lớp theo chủ nghĩa tinh hoa.

Marine Le Pen hứa sẽ cắt giảm mạnh thuế nhiên liệu, thuế bán hàng 0% đối với các mặt hàng thiết yếu từ mì ống đến tã giấy, miễn giảm thu nhập cho lao động trẻ và thực hiện lập trường "nước Pháp trên hết" về việc làm và phúc lợi.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Bầu cử tổng thống Pháp: Chọn ông Macron hay bà Le Pen?

Song Minh |

Ngày 24.4, cử tri Pháp đi bỏ phiếu bầu cử tổng thống Pháp vòng hai để quyết định liệu Tổng thống theo tư tưởng trung dung Emmanuel Macron có tiếp tục nắm quyền hay sẽ bị lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen thay thế.

Bầu cử Pháp: Sự ủng hộ của ông Macron và bà Le Pen trước giờ G

Hải Anh |

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang có khả năng giành thắng lợi trong cuộc bầu cử ngày 24.4 nhưng vị thế dẫn trước của ông trước ứng viên cực hữu Marine Le Pen phụ thuộc vào một yếu tố bất định đáng chú ý: Các cử tri không đi bỏ phiếu.

Nga lên tiếng sau bình luận của 3 nước EU về bầu cử tổng thống Pháp

Song Minh |

Đức, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tán thành ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp, khiến Nga tự hỏi điều gì hiện được coi là "can thiệp bầu cử".

Viện kiểm sát xác định Cựu Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ có vai trò chủ mưu

Anh Tú |

Ngày 15.2, TAND TPHCM tiếp tục phần tranh luận giữa Viện kiểm sát (VKS) TPHCM và các bị cáo trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ.

Các bộ cần lắng nghe doanh nghiệp khi sửa nghị định về xăng dầu

Anh Tuấn |

TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, trong thời gian vừa qua, để đứt gãy thị trường quan trọng như xăng dầu và việc các bộ đẩy trách nhiệm cho nhau, điều này cần phải rút kinh nghiệm.

WHO họp khẩn tìm vaccine cho virus cực nguy hiểm vừa bùng phát

Khánh Minh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hy vọng sẽ thử nghiệm vaccine phòng ngừa Marburg - loại virus cực kỳ nguy hiểm có tỉ lệ tử vong khoảng 50%.

Sau khởi tố các Trạm đăng kiểm, Đà Nẵng dừng nhận hồ sơ cải tạo xe cơ giới

THÙY TRANG |

Đà Nẵng -  Để phối hợp với các cơ quan chức năng, phục vụ điều tra, xác minh các nội dung liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật, Sở Giao thông Vận tải Đà Nẵng đã yêu cầu tạm dừng nhận, thẩm định hồ sơ thiết kế cải tạo xe cơ giới.

Cháy ở Tiểu học Yên Hòa: Học sinh hốt hoảng, phụ huynh nháo nhác tìm con

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Thời điểm xảy ra vụ cháy, nhiều phụ huynh có mặt ở hiện trường đều rất lo lắng và nháo nhác tìm con trong số hàng trăm học sinh đang được sơ tán trước cổng Trường Tiểu học Yên Hòa.

Bầu cử tổng thống Pháp: Chọn ông Macron hay bà Le Pen?

Song Minh |

Ngày 24.4, cử tri Pháp đi bỏ phiếu bầu cử tổng thống Pháp vòng hai để quyết định liệu Tổng thống theo tư tưởng trung dung Emmanuel Macron có tiếp tục nắm quyền hay sẽ bị lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen thay thế.

Bầu cử Pháp: Sự ủng hộ của ông Macron và bà Le Pen trước giờ G

Hải Anh |

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang có khả năng giành thắng lợi trong cuộc bầu cử ngày 24.4 nhưng vị thế dẫn trước của ông trước ứng viên cực hữu Marine Le Pen phụ thuộc vào một yếu tố bất định đáng chú ý: Các cử tri không đi bỏ phiếu.

Nga lên tiếng sau bình luận của 3 nước EU về bầu cử tổng thống Pháp

Song Minh |

Đức, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tán thành ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp, khiến Nga tự hỏi điều gì hiện được coi là "can thiệp bầu cử".