Bạo loạn tại Pháp: Làn sóng phẫn nộ khi cảnh sát bắn chết người

Thảo Phương |

Vụ cảnh sát bắn chết Nahel (17 tuổi) tại ngoại ô Paris đã gây ra tình trạng hỗn loạn lan rộng khắp thành phố, với những người biểu tình đốt xe và các tòa nhà. Trường hợp cảnh sát Pháp bắn chết người làm dấy lên câu hỏi liệu nước này có đang thất bại trong việc thoát khỏi những cuộc bạo loạn đô thị từ năm 2005?

Video viên cảnh sát bắn chết Nahel đã gây chấn động cả nước Pháp, khuấy động căng thẳng âm ỉ từ lâu giữa cảnh sát và thanh niên ở những khu dân cư khó khăn. Những người biểu tình yêu cầu chính quyền xem xét kỹ lưỡng các điều kiện quản lý và sử dụng vũ khí của cảnh sát.

Mẹ của Nahel, thanh niên bị bắn chết (áo trắng) tham gia biểu tình. Ảnh: Xinhua
Mẹ của Nahel (áo trắng) tham gia biểu tình. Ảnh: Xinhua

Năm 2022, cảnh sát Pháp đã nổ súng khiến 13 người thiệt mạng vì họ không tuân thủ mệnh lệnh dừng xe. Năm nay, 3 người, bao gồm cả Nahel đã chết trong hoàn cảnh tương tự.

Nhìn chung, số người bị cảnh sát giết sau khi họ từ chối tuân thủ luật lệ đang gia tăng. Theo số liệu của cảnh sát, năm 2021, có 4 người thiệt mạng trong những trường hợp như vậy.

Dòng người biểu tình tại ngoại ô Paris sau cái chết của thanh niên 17 tuổi. Ảnh: Xinhua
Dòng người biểu tình tại ngoại ô Paris sau cái chết của thanh niên 17 tuổi. Ảnh: Xinhua

Những điều luật cho phép cảnh sát Pháp sử dụng súng được thông qua từ năm 2017, sau một loạt các cuộc tấn công cực đoan. Theo đó, các nhân viên thực thi pháp luật có thể nổ súng khi người lái xe không tuân thủ mệnh lệnh, gây nguy hiểm đến tính mạng của họ và những người khác.

Trước trường hợp thanh niên 17 tuổi bị bắn chết, Chủ tịch Hạ viện Pháp, Yael Braun-Pivet, nói rằng bà sẵn sàng đánh giá lại cách thức thực thi luật quản lý vũ khí của cảnh sát.

Trong trường hợp của Nahel, viên cảnh sát sẽ bị điều tra về tội cố ý giết người sau khi cuộc điều tra ban đầu kết luận rằng, “không đáp ứng các điều kiện để sử dụng vũ khí”.

Người biểu tình đốt phá ở Nanterre, ngoại ô Paris. Ảnh: Xinhua
Người biểu tình đốt phá ở Nanterre, ngoại ô Paris. Ảnh: Xihua

Cảnh sát Pháp cũng bị chỉ trích gay gắt vì xử lý trận chung kết Champions League 2022 diễn ra tại Stade de France, nằm ở ngoại ô Saint-Denis. Theo đó, lực lượng cảnh sát đã sử dụng hơi cay đối với những người hâm mộ bị mắc kẹt trong dòng người đông đúc khiến trận đấu bị hoãn khoảng 40 phút.

Gần đây hơn, trong làn sóng biểu tình phản đối việc tăng tuổi nghỉ hưu, cảnh sát Pháp đã vấp phải những cáo buộc rằng họ quá cứng rắn với những người biểu tình.

Tổ chức Ân xá Quốc tế, Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế và Hội đồng Châu Âu là một trong số các tổ chức cho rằng, cảnh sát Pháp đang sử dụng vũ lực quá mức. Tình trạng bất ổn ở các vùng ngoại ô của Pháp bắt đầu sau cái chết của Nahel cũng không phải là chưa từng có.

Trở lại năm 2005, Zyed Benna (17 tuổi) và Bouna Traore (15 tuổi) bị điện giật sau khi trốn cảnh sát trong một trạm biến áp ở ngoại ô Paris đã gây ra 3 tuần bạo loạn khắp nước Pháp.

Pháp huy động hàng chục nghìn cảnh sát, nỗ lực ngăn chặn bạo loạn lan rộng ở đô thị. Ảnh: Xinhua
Pháp huy động hàng chục nghìn cảnh sát, nỗ lực ngăn chặn bạo loạn lan rộng ở đô thị. Ảnh: Xinhua

Các cuộc bạo loạn trên toàn nước Pháp bắt đầu nổ ra chủ yếu tại những khu ổ chuột của tầng lớp nghèo khổ. Mặc dù làn sóng phẫn nộ bắt nguồn từ cái chết của 2 thanh thiếu niên, nhưng chúng được thúc đẩy bởi những vấn đề sâu sắc hơn về phân biệt đối xử, thất nghiệp và cảm giác lạc lõng trong xã hội Pháp.

Thảo Phương
TIN LIÊN QUAN

Thương vụ giúp Anh - Pháp có nhà sản xuất lithium lớn nhất châu Âu

Thanh Hà |

Một công ty khoáng sản của Pháp đang mua công ty khởi nghiệp của Anh. Thương vụ này có thể giúp sản xuất đủ lithium carbonate cho 500.000 xe điện mỗi năm.

Trung Quốc thắt chặt quan hệ với Đức, Pháp

Song Minh |

Ngày 18.6, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tới Berlin, bắt đầu chuyến công du 5 ngày tới Đức và Pháp - hai cường quốc lớn của châu Âu và là thành viên hàng đầu của EU.

Pháp phản đối kế hoạch của NATO hiện diện ở châu Á

Ngọc Vân |

NATO định mở văn phòng liên lạc đầu tiên ở châu Á nhưng bị Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phản đối.

Cô giáo 75 tuổi ban ngày đi bán vé số, tối về đến với lớp học tình thương

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, một cô giáo về hưu đã 75 tuổi mỗi ngày vẫn rong ruổi trên đường phố đi bán vé số. Số tiền mà cô giáo bán vé số có được đều sử dụng để chia sẻ với những học sinh nghèo ở lớp học tình thương và người khó khăn.

Xuất hiện tình trạng xí chỗ đỗ xe bằng phiến bê tông dài cả mét

LƯƠNG HẠNH |

Phản ánh đến Báo Lao Động, chị N.T.P (Yên Xá, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) không khỏi bức xúc khi khu vực lòng đường, giáp vỉa hè - nơi gần chung cư chị sinh sống xuất hiện nhiều phiến bê tông dài đến cả mét. Nhiều chăn chiếu, bàn gỗ, tấm ván ép cũng để la liệt ở lòng đường, mất an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.

HLV Kiatisak: Tất nhiên Hoàng Anh Gia Lai sẽ trụ hạng

NGUYỄN ĐĂNG |

Huấn luyện viên Kiatisak thất vọng khi Hoàng Anh Gia Lai không thể đánh bại Bình Định để vào Top 8, nhưng ông tin đội bóng sẽ tiếp tục trụ lại ở V.League 2023.

Cặp cá voi lại xuất hiện trên biển Đề Gi, Bình Định

Xuân Nhàn |

Sáng 2.7, trên vùng biển Đề Gi – Vũng Bồi (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định), ngư dân địa phương phát hiện có một cặp cá voi đang “khiêu vũ” ấn tượng giữa đàn chim biển đông đúc hàng trăm con.

Giờ thứ 9: Xin một đứa con - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Người vợ trong câu chuyện của chúng ta duy nhất có một người bạn gái và được giúp đỡ rất nhiều từ người bạn này. Nhưng oái oăm thay, người bạn lại thầm thương chồng của nhân vật chính và muốn xin một đứa con.

Thương vụ giúp Anh - Pháp có nhà sản xuất lithium lớn nhất châu Âu

Thanh Hà |

Một công ty khoáng sản của Pháp đang mua công ty khởi nghiệp của Anh. Thương vụ này có thể giúp sản xuất đủ lithium carbonate cho 500.000 xe điện mỗi năm.

Trung Quốc thắt chặt quan hệ với Đức, Pháp

Song Minh |

Ngày 18.6, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tới Berlin, bắt đầu chuyến công du 5 ngày tới Đức và Pháp - hai cường quốc lớn của châu Âu và là thành viên hàng đầu của EU.

Pháp phản đối kế hoạch của NATO hiện diện ở châu Á

Ngọc Vân |

NATO định mở văn phòng liên lạc đầu tiên ở châu Á nhưng bị Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phản đối.