Bài học từ khu ổ chuột ở Kenya

Thanh Hà |

Kibera - một khu ổ chuột ở Kenya đang có những bài học rất giá trị để thế giới học hỏi, nhà báo Nicholas Donabet Kristof của New York Times nhận định.

Câu chuyện của Kennedy

Trong khu ổ chuột Kibera ở Kenya, cuộc sống như một mớ hỗn độn. Cư dân ăn cắp điện bằng cách đấu vào đường dây trên cao, trẻ con đi chân trần qua những con hẻm nhỏ đầy nước thải và mọi người đôi khi phải tránh “toilet bay” – những chiếc túi nilon được cư dân dùng làm nhà vệ sinh sau đó ném khắp nơi.

Tuy nhiên, Kibera cũng là một nơi đầy hy vọng mà ở đó cung cấp cho thế giới một bài học giá trị về sự phát triển từ dưới đáy lên cao.

Câu chuyện bắt đầu với cậu con trai của một bà mẹ đơn thân. Bà sinh con năm 15 tuổi, đặt tên cậu là Kennedy vì muốn cậu giống một tổng thống Mỹ mà bà từng nghe tên. Cậu bé Kennedy Odede không được đi học. Năm 10 tuổi, cậu chạy trốn khỏi người cha dượng bạo lực và cuối cùng sống trên đường phố.

Kennedy tự học đọc và lấy cảm hứng từ tiểu sử của Nelson Mandela mà một nhà nghiên cứu cho ông. Chàng trai Kennedy sôi nổi và lôi cuốn sau đó thành lập hiệp hội tự cải thiện Kibera mang tên Shining Hope for Communities, hay SHOFCO.

Jessica Posner, một sinh viên người Mỹ từ Đại học Wesleyan, đến tình nguyện tại SHOFCO và sau đó thuyết phục Wesleyan nhận Kennedy với tư cách sinh viên nhận học bổng toàn phần dù Kennedy thậm chí chưa từng học ở một trường tiểu học thực sự nào. Jessica và Kennedy yêu nhau sau đó kết hôn khi ông tốt nghiệp.

Các bé gái chờ nhận băng vệ sinh được phân phát tại trường tiểu học Kibera ở khu ổ chuột Kibera, Nairobi năm 2020. Ảnh: AFP
Các bé gái chờ nhận băng vệ sinh được phân phát tại trường tiểu học Kibera ở khu ổ chuột Kibera, Nairobi năm 2020. Ảnh: AFP

Một trong những dự án ban đầu của SHOFCO là Trường nữ sinh Kibera - nơi tiếp nhận một số bé gái nghèo nhất trong khu ổ chuột. Nhiều bậc cha mẹ của những bé gái này không biết chữ, và 1/5 trong số những bé gái đó từng bị tấn công tình dục. Tuy nhiên, những bé gái đó biết rằng họ đặc biệt, và khi được dạy kèm chuyên sâu, họ đã trở thành những học sinh xuất sắc, vượt trội hơn so với những đứa trẻ ở những trường tư thục đắt đỏ của Kenya.

Nicholas Donabet Kristof là bạn cũ của Kennedy và đã theo dõi công việc của ông ấy kể từ chuyến thăm đầu tiên cách đây hơn 10 năm. Một cô gái mà ông gặp lúc đó, khi cô còn là học sinh lớp hai, hiện học tại Đại học Columbia. Các bạn học cũ của cô gái này đang theo học tại 4 trường đại học khác của Mỹ cũng như tại các trường đại học của Kenya.

Ông chỉ ra, SHOFCO có cách tiếp cận trao quyền từ cơ sở với những điểm tương đồng như BRAC - một tổ chức phát triển có trụ sở tại Bangladesh được cây viết bình luận xuất sắc của New York Times coi là một trong những nhóm viện trợ hiệu quả nhất trên thế giới  - và tương đồng với Fonkoze -  tổ chức phi lợi nhuận tương tự ở Haiti.

Trao cơ hội và sự tự tin 

SHOFCO đã nhân rộng khắp các cộng đồng có thu nhập thấp trên khắp Kenya và hiện có 2,4 triệu thành viên, trở thành một trong những tổ chức cơ sở lớn nhất ở Châu Phi.

Tổ chức này cung cấp nước sạch, chống tấn công tình dục, điều hành hiệp hội tín dụng, hướng dẫn mọi người cách bắt đầu kinh doanh nhỏ, điều hành thư viện và điểm truy cập Internet, huy động cử tri thúc ép các chính trị gia mang dịch vụ đến khu ổ chuột, điều hành các chiến dịch y tế công cộng và thực hiện 1.000 công việc khác.

Nicholas Donabet Kristof cho rằng, mô hình này thành công bởi là một ví dụ rõ ràng cho mối quan hệ đối tác: Lãnh đạo địa phương kết hợp với các thông lệ quốc tế tốt nhất. Ví dụ, SHOFCO đã áp dụng các chương trình tẩy giun và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung phản ánh kiến thức quốc tế tốt nhất và những chương trình này được người dân địa phương chấp nhận một phần vì tin tưởng Kennedy.

Nhưng việc SHOFCO có thể mở rộng thuận lợi trên khắp Kenya không chỉ phụ thuộc vào sức hút của Kennedy bởi ở những khu ổ chuột khác tại đất nước này cũng có những "gia đình Kennedy" khác chưa được khai thác.

Nhà báo kỳ cựu của New York Times chỉ ra, ví dụ, Lauren Odhiambo, 23 tuổi, thành viên SHOFCO có cha mất khi cô còn nhỏ. Cô cùng 6 thành viên trong gia đình ở chung trong căn nhà tồi tàn 2 phòng. Ngôi nhà không có bếp hay nước sinh hoạt. Nhà vệ sinh khu phố bị khóa từ 22h đêm tới 6h sáng hôm sau.

Mẹ Lauren Odhiambo kiếm được 70 USD một tháng nhờ công việc giặt quần áo cho người khác. Lauren đã gia nhập SHOFCO và tham gia một lớp kỹ năng máy tính từ đó đưa cô tới một công việc được trả 250 USD một tháng. Lauren đã sử dụng khoản thu nhập đó để theo học Đại học Nairobi, và năm nay cô sẽ trở thành người đầu tiên trong gia đình có bằng đại học. Sau khi tốt nghiệp, Lauren hy vọng tìm được một công việc có mức lương 400 USD một tháng.

Tất cả những điều đó sẽ không thể đạt được nếu không có SHOFCO, Lauren Odhiambo nói. Chương trình đã dạy cô biết rằng, những người sống trong khu ổ chuột cũng tốt đẹp như bất kỳ ai khác.

“Tôi có được không chỉ các kỹ năng. Tôi đã có được sự tự tin” - cô nói. Với những thách thức đang diễn ra xung quanh cô ở Kibera, "chúng tôi phải thay đổi nó", cô nói thêm.

Theo New York Times, Kibera vẫn cần hệ thống cống rãnh, trường học và đường sá tử tế nhưng thành công của Lauren là lời nhắc về những gì một tổ chức cấp cơ sở có thể đạt được trước mọi khó khăn ngay cả trong khu ổ chuột tồi tàn nhất.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Tỉ phú giàu nhất Ấn Độ thay đổi cuộc sống của người dân khu ổ chuột

Thảo Phương |

Tập đoàn Adani thuộc sở hữu của tỉ phú giàu nhất Ấn Độ Gautam Adani đang có kế hoạch cải tạo khu ổ chuột Dharavi lớn nhất ở nước này.

Xung đột tại Ukraina khoét sâu những khó khăn của Châu Phi trong năm 2022

Thanh Hà |

Bầu cử, đảo chính, dịch bệnh bùng phát và thời tiết khắc nghiệt là một số sự kiện chính xảy ra trên khắp Châu Phi trong năm 2022.

Quan chức Nga ở Châu Phi bị thương nặng vì nhận gói hàng có bom

Thanh Hà |

Người đứng đầu trung tâm văn hóa Nga tại Cộng hòa Trung Phi bị thương nặng ngày 16.12 sau khi mở một bưu kiện có bom, đại sứ quán Nga cho biết.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Tỉ phú giàu nhất Ấn Độ thay đổi cuộc sống của người dân khu ổ chuột

Thảo Phương |

Tập đoàn Adani thuộc sở hữu của tỉ phú giàu nhất Ấn Độ Gautam Adani đang có kế hoạch cải tạo khu ổ chuột Dharavi lớn nhất ở nước này.

Xung đột tại Ukraina khoét sâu những khó khăn của Châu Phi trong năm 2022

Thanh Hà |

Bầu cử, đảo chính, dịch bệnh bùng phát và thời tiết khắc nghiệt là một số sự kiện chính xảy ra trên khắp Châu Phi trong năm 2022.

Quan chức Nga ở Châu Phi bị thương nặng vì nhận gói hàng có bom

Thanh Hà |

Người đứng đầu trung tâm văn hóa Nga tại Cộng hòa Trung Phi bị thương nặng ngày 16.12 sau khi mở một bưu kiện có bom, đại sứ quán Nga cho biết.