6 đột phá khảo cổ Trung Quốc quan trọng nhất năm 2021

Thanh Hà |

Với khảo cổ Trung Quốc, năm 2021 đánh dấu đột phá toàn cầu với việc phát hiện mặt nạ vàng cổ tuyệt đẹp tại di chỉ Tam Tinh Đôi. 

Tuần qua, Viện Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc công bố những  thành quả khảo cổ quan trọng nhất được phát hiện ở Trung Quốc trong năm ngoái. Dù hầu hết các di chỉ khảo cổ được phát hiện trước năm 2021, nhưng đều có những khai quật đáng chú ý trong năm ngoái. Những phát hiện khảo cổ này giúp phác họa bức tranh về xã hội Trung Quốc cổ đại qua nhiều thiên niên kỷ.

Dưới đây là những khám phá khảo cổ hàng đầu của Trung Quốc năm 2021, theo chính phủ Trung Quốc:

1. Đột phá tại Tam Tinh Đôi

Không thể thảo luận chính xác về khảo cổ Trung Quốc thời gian gần đây nếu không đề cập đến di chỉ khảo cổ Tam Tinh Đôi. Các nhà nghiên cứu ước tính, Tam Tinh Đôi khoảng 3.000 đến 3.200 năm tuổi.

Mặt nạ vàng ở di chỉ Tam Tinh Đôi - báu vật khảo cổ Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã
Mặt nạ vàng ở di chỉ Tam Tinh Đôi - báu vật khảo cổ Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã

Tháng 3.2021, các nhà khoa học đã công bố những chiếc mặt nạ cổ làm từ những lá vàng được bảo quản tốt. Phát hiện về mặt nạ vàng ở Tam Tinh Đôi thú vị tới mức những nông dân gần khu di chỉ khảo cổ đã tạo hình "khuôn mặt người ngoài hành tinh" nổi tiếng trong các món đồ tạo tác lên cây trồng của họ.

Vào tháng 9, các nhà khoa học công bố một loạt đồ tạo tác hoàn toàn mới được phát hiện tại Tam Tinh Đôi, nhiều cổ vật ở đây đang góp phần nhìn nhận lại thuở sơ khai của nền văn minh Trung Quốc.

2. Văn bản thời Chiến Quốc

Những văn bản ghi lại trên các cổ vật cung cấp cho các nhà khảo cổ khả năng quan sát trực tiếp vào cuộc sống cổ đại. Tháng 3.2021, các nhà khảo cổ thông báo tìm thấy một mảnh gỗ dài có 700 ký tự chữ viết từ thời Chiến quốc (475-221 trước Công nguyên).

Văn bản được cho là một bài luận của một quân sư đang  thuyết phục hoàng đế nhà Tần lúc bấy giờ, Tần Thủy Hoàng, chấp nhận một hiệp định đình chiến sau khi 5 vương quốc phía đông tạo ra một liên minh tạm thời ngăn chặn cuộc hành quân của nhà Tần trên khắp Trung Quốc.

Văn bản 700 ký tự thời Chiến Quốc. Ảnh chụp màn hình
Văn bản 700 ký tự thời Chiến Quốc. Ảnh chụp màn hình

Tần Thủy Hoàng dường như không để tâm tới văn bản này bởi cuối cùng ông đã xuất quân đi chinh phục và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 trước Công nguyên.

3. Con dấu hoàng gia của Vương quốc Thổ Phồn Tây Tạng

Các đợt quét được thực hiện với một con dấu Tây Tạng cổ vào năm ngoái 2021 cho thấy con dấu này có thể thuộc về con trai của một công chúa ở Vương quốc Thổ Phồn hay Đại Phồn quốc (618-842) - sự hợp nhất của các bộ tộc Tây Tạng trong triều đại nhà Đường (618-907).

Hình khắc trên con dấu cổ cho biết “con dấu của cháu trai vua Azha”, giúp các nhà khảo cổ xác định ngôi mộ có liên hệ với vua của Thổ Dục Hồn, một bộ tộc Tây Tạng cai trị vùng đất ngày nay là tỉnh Thanh Hải ở tây bắc Trung Quốc.

Quá trình khai quật ngôi mộ cổ Tây Tạng bắt đầu vào năm 2018 nhưng con dấu được tìm thấy vào cuối năm 2020, sau đó được làm sạch cẩn thận trước khi được các nhà khảo cổ học quét.

4. Rìu cổ xác định lại việc di chuyển của người cổ đại

Những chiếc rìu tay từ thời kỳ đồ đá cũ được tìm thấy ở tỉnh Thanh Hải đã làm sáng tỏ cách người di cư từ Âu-Á đến Trung Quốc.

Được phát hiện tại khu khảo cổ Piluo trên cao nguyên Tây Tạng, những chiếc rìu được cho là có niên đại khoảng 130.000 năm. Những công cụ này thường được tìm thấy ở Châu Phi và Âu-Á và đôi khi được phát hiện ở Trung Quốc.

Những công cụ ở Trung Quốc được phát hiện ở độ cao 3.750m, là độ cao lớn nhất mà công cụ này từng được khám phá, qua đó cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách những người cổ đại sống ở những địa hình khắc nghiệt.

5. Nhận dạng một quý tộc triều đại nhà Chu

Tháng 12.2021, các nhà khảo cổ công bố, chủ nhân của ngôi mộ có từ thời nhà Chu (1046-256 trước Công nguyên) là một quý tộc.

Các nhà khoa học đã có thể kết luận danh tính của quý tộc nhà Chu nhờ vào 2 vũ khí được chôn cùng người đàn ông này. Hậu duệ của một nhà vua quyền lực sở hữu vũ khí, vì vậy việc người đàn ông được chôn cất cùng với vũ khí cho thấy đây là người có đẳng cấp xã hội cao.

Cây đàn zheng dài nhất từng được khai quật trong lăng mộ quý tộc nhà Chu. Ảnh chụp màn hình
Cây đàn zheng dài nhất từng được khai quật trong lăng mộ quý tộc nhà Chu. Ảnh chụp màn hình

Các nhà khảo cổ Trung Quốc cũng phát hiện ra một nhạc cụ dây cổ có tên là zheng trong mộ cổ. Với chiều dài 2,3m, đây là cây đàn zheng dài nhất từng được khai quật.

6. Xưởng chế tác ngọc bích thời đồ đá mới tại di chỉ Hoàng Sơn

Di chỉ khảo cổ Hoàng Sơn ở tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc, đã mở ra một cánh cửa quan trọng về nền văn hóa Ngưỡng Thiều, một trong những xã hội đầu tiên của Trung Quốc.

Mặc dù di chỉ khảo cổ này không có những cổ vật nổi bật, quy mô đáng chú ý như những di chỉ khảo cổ khác kể trên nhưng đã vẽ nên bức tranh chi tiết về một xã hội phức tạp.

Các nhà khoa học tại địa điểm khảo cổ này đã tìm hiểu cách người Ngưỡng Thiều tận dụng đường thủy, cách họ tương tác với các vùng khác ở Trung Quốc và những công cụ nào cần thiết cho người dân vào thời điểm đó.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Mảnh ghi chép của hành khách máy bay rơi Trung Quốc gây xúc động

Hải Anh |

Ảnh chụp mảnh giấy ghi chép của một hành khách trên chuyến bay MU5735 của hãng hàng không China Eastern Airlines chở 132 người bị rơi ở phía nam Trung Quốc vào đầu tuần này đã gây xúc động mạnh với công chúng.

Mỹ chưa thấy Trung Quốc hỗ trợ Nga trong chiến sự Ukraina

Thanh Hà |

Mỹ chưa có kế hoạch trừng phạt Trung Quốc về chiến sự Ukraina vì cho đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa hỗ trợ quân sự cho Mátxcơva, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết ngày 25.3.

Manh mối từ mảnh vỡ bí ẩn trong vụ rơi máy bay ở Trung Quốc

Thanh Hà |

Ít nhất 1 mảnh vỡ của chiếc Boeing 737-800 bị rơi ở Trung Quốc dường như đã tách khỏi máy bay từ trước khi máy bay rơi xuống đất, làm tăng thêm những bí ẩn xung quanh vụ tai nạn máy bay.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Mảnh ghi chép của hành khách máy bay rơi Trung Quốc gây xúc động

Hải Anh |

Ảnh chụp mảnh giấy ghi chép của một hành khách trên chuyến bay MU5735 của hãng hàng không China Eastern Airlines chở 132 người bị rơi ở phía nam Trung Quốc vào đầu tuần này đã gây xúc động mạnh với công chúng.

Mỹ chưa thấy Trung Quốc hỗ trợ Nga trong chiến sự Ukraina

Thanh Hà |

Mỹ chưa có kế hoạch trừng phạt Trung Quốc về chiến sự Ukraina vì cho đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa hỗ trợ quân sự cho Mátxcơva, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết ngày 25.3.

Manh mối từ mảnh vỡ bí ẩn trong vụ rơi máy bay ở Trung Quốc

Thanh Hà |

Ít nhất 1 mảnh vỡ của chiếc Boeing 737-800 bị rơi ở Trung Quốc dường như đã tách khỏi máy bay từ trước khi máy bay rơi xuống đất, làm tăng thêm những bí ẩn xung quanh vụ tai nạn máy bay.