5 thành phố lớn ở Việt Nam hạn chế xe máy: Nhìn từ Trung Quốc, Indonesia

Anh Vũ |

Các thành phố lớn như Bắc Kinh, Quảng Châu của Trung Quốc và Jakarta của Indonesia đã áp dụng lệnh cấm xe máy trong nội thành.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 48/NQ-CP về việc tăng cường đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025. Theo đó, UBND các thành phố (TP): Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, TPHCM, nghiên cứu xây dựng đề án phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới lộ trình hạn chế hoặc dừng hoạt động của xe máy trên một số địa bàn các quận sau năm 2030.

Trước Việt Nam, các nước trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Indonesia cũng từng phải "giải bài toán" hạn chế xe máy, phát triển giao thông công cộng.

Áp dụng lệnh cấm xe máy

Giống như tại Việt Nam hiện nay, xe máy là phương tiện cá nhân thuận tiện, nhanh chóng và chi phí thấp, từ lâu đã được xem là phương tiện thông dụng và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân Trung Quốc. Tuy vậy, nó cũng mang lại không ít vấn đề.

Theo nghiên cứu năm 2020 của chuyên gia Yuntao Guo, Đại học Đồng Tế, Thượng Hải và Jian Wang, Đại học Đông Nam, có hơn 100 triệu xe máy hoạt động ở Trung Quốc vào năm 2014, so với 200.000 chiếc vào năm 1981. Số lượng xe máy hoạt động lớn mang lại nhiều vấn đề cho giao thông Trung Quốc, trong đó có nạn tắc đường và cướp giật.

Một bãi giữ xe do người dân giao nộp ở Trung Quốc. Ảnh chụp màn hình
Một bãi giữ xe do người dân giao nộp ở Trung Quốc. Ảnh chụp màn hình

Để hạn chế các vấn đề liên quan tới xe máy, giới chức Trung Quốc bắt đầu đưa ra những chính sách hạn chế, trong đó có ngừng đăng ký xe máy mới, cấm xe máy hoạt động trên các tuyến phố chính hoặc khu trung tâm, cũng như cấm người đi xe máy ngoại tỉnh vào thành phố.

Quyết liệt nhất trong số này là lệnh cấm sử dụng xe máy hoàn toàn trong phạm vi toàn thành phố, được thủ đô Bắc Kinh bắt đầu áp dụng từ năm 1985. Thủ đô của Trung Quốc đã trở thành thành phố đầu tiên trong nước thực thi biện pháp này. Đến đầu những năm 1990, ngày càng nhiều thành phố học theo mô hình của Bắc Kinh và đến năm 2020, có khoảng 185 thành phố ở Trung Quốc đã áp dụng lệnh cấm xe máy.

Các nhà hoạch định chính sách cho rằng lệnh cấm này sẽ mang lại hai lợi ích chính, bao gồm hạn chế tai nạn giao thông và giảm thiểu nạn cướp giật, đồng thời thúc đẩy các hình thức di chuyển thân thiện hơn với môi trường như đi bộ, đạp xe hoặc sử dụng phương tiện công cộng.

Năm 2014, thủ đô Jakarta của Indonesia cũng đã thử nghiệm việc cấm xe máy ở hai trục đường chính trước khi áp dụng chính thức. Ngày 17.2.2014, hai trục đường này đã trở vắng bóng xe máy khi một lệnh cấm mới áp dụng thử nghiệm đối với loại phương tiện này có hiệu lực kéo dài đến ngày 17.1.2015. Tờ Jakarta Globe cho biết thành phố đã huy động khoảng 1.700 cảnh sát, quân đội và nhân viên sở giao thông đã được điều động để thực thi lệnh cấm 24/24 giờ.

Vấn đề của việc cấm xe máy

Một bài viết trên tạp chí Công nghệ Thông tin và Hệ thống Vận tải Trung Quốc năm 2009 trích dẫn một công trình nghiên cứu cho thấy bên cạnh các lợi ích về giao thông, lệnh cấm xe máy cũng làm tăng gánh nặng tài chính đối với người dân nghèo, đặc biệt là người lao động nhập cư ở thành phố lớn.

Nghiên cứu năm 2020 của chuyên gia Yuntao Guo và Jian Wang cho thấy ngoài tác động giảm tai nạn giao thông, biện pháp cấm xe máy không mang lại hiệu quả lớn. Theo đó, trong khi người thu nhập thấp buộc phải chuyển sang đi bộ hoặc sử dụng phương tiện công cộng, có khoảng 25% số người đi xe máy bắt đầu chuyển sang dùng ôtô để đi làm sau khi xe máy bị cấm.

Trục đường chính của thành phố Jakarta vào ngày thử nghiệm cấm xe máy năm 2014. Ảnh chụp màn hình
Trục đường chính của thành phố Jakarta vào ngày thử nghiệm cấm xe máy năm 2014. Ảnh chụp màn hình

Bên cạnh đó, có một số vấn đề kinh tế nảy sinh khi các doanh nghiệp kinh doanh xe máy dần bị đẩy đến bước phá sản. Một lượng lớn người nhập cư kiếm sống bằng nghề chạy xe ôm trước đây cũng không biết phải làm gì khi công cụ kiếm ra “miếng cơm manh áo” bị cấm lưu hành.

Lệnh cấm đã đẩy hoạt động kinh doanh của thị trường xe đạp tăng vọt, còn ngành dịch vụ taxi thì cũng “tranh thủ” nâng giá. Không những thế, nghịch lý còn xảy ra khi nạn cướp giật bằng xe máy giảm nhưng nạn móc túi và trộm cắp trên các tuyến xe bus lại tăng.

Những giải pháp đã được thực hiện

Chính sách hỗ trợ đi kèm là một yếu tố quan trọng để thực hiện lộ trình cấm xe máy. Quá trình này cần được thực hiện song hành với việc mở rộng các tuyến xe bus nội thành và các phương tiện giao thông công cộng. Đối với những người dân phải giao nộp xe máy, chính quyền Trung Quốc hỗ trợ trung bình 180 USD (giá trị tại thời điểm giao nộp) mỗi xe.

Ở Indonesia, sau khi thử nghiệm, chính phủ Indonesia đã phê chuẩn một kế hoạch xây dựng 6 đường cao tốc thu phí cao dọc khu vực trung tâm thành phố Jakarta nhằm giảm nhẹ áp lực giao thông khi số lượng ôtô gia tăng.

Cùng với đó, nơi lưu giữ những chiếc xe máy sau lệnh cấm cũng trở thành vấn đề. Để thực hiện lệnh cấm, thành phố Quảng Châu đã lập ra khoảng 40 địa điểm làm nơi giữ hàng trăm nghìn xe do người dân giao lại, đồng thời chi 70 tỉ nhân dân tệ trong vòng 5 năm để nâng cấp thiết bị và hệ thống giao thông.

Một số hội chợ việc làm đặc biệt cũng được mở ra tại Trung Quốc nhằm giúp đỡ tìm việc làm cho những người từng chạy xe ôm hay trong các lĩnh vực có liên quan đến xe máy. Các thể chế áp buộc đặc biệt cũng được thực thi với mục đích thực hiện chính sách đưa ra một cách triệt để và hiệu quả nhất.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc cho cha mẹ cùng đi cách ly để chăm con mắc COVID-19

Anh Vũ |

Thượng Hải (Trung Quốc) sẽ cho phép các bậc cha mẹ cùng đi cách ly để chăm sóc trẻ mắc COVID-19 khi Trung Quốc chứng kiến ​​số ca nhiễm mới tăng cao.

Thượng Hải (Trung Quốc) gia hạn phong tỏa COVID-19

Hải Anh |

Thượng Hải, đô thị đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc, đã phong tỏa 25 triệu cư dân nhằm ngăn chặn COVID-19. Sáng 5.4, các quan chức cho biết, Thượng Hải sẽ tiếp tục phong tỏa cho tới khi có quy định mới.

Ý kiến trái chiều xoay quanh đề án cấm xe máy của Hà Nội

Minh Ánh - Tuấn Anh |

Hà Nội - Sau khi UBND thành phố đưa ra đề án đề án về phân vùng hạn chế hoạt động và tiến tới cấm xe máy trên địa bàn các quận sau năm 2025, đại bộ phận công chúng chia thành 2 luồng ý kiến, người ủng hộ, người lo lắng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Trung Quốc cho cha mẹ cùng đi cách ly để chăm con mắc COVID-19

Anh Vũ |

Thượng Hải (Trung Quốc) sẽ cho phép các bậc cha mẹ cùng đi cách ly để chăm sóc trẻ mắc COVID-19 khi Trung Quốc chứng kiến ​​số ca nhiễm mới tăng cao.

Thượng Hải (Trung Quốc) gia hạn phong tỏa COVID-19

Hải Anh |

Thượng Hải, đô thị đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc, đã phong tỏa 25 triệu cư dân nhằm ngăn chặn COVID-19. Sáng 5.4, các quan chức cho biết, Thượng Hải sẽ tiếp tục phong tỏa cho tới khi có quy định mới.

Ý kiến trái chiều xoay quanh đề án cấm xe máy của Hà Nội

Minh Ánh - Tuấn Anh |

Hà Nội - Sau khi UBND thành phố đưa ra đề án đề án về phân vùng hạn chế hoạt động và tiến tới cấm xe máy trên địa bàn các quận sau năm 2025, đại bộ phận công chúng chia thành 2 luồng ý kiến, người ủng hộ, người lo lắng.