5 quốc gia mà Mỹ đang tìm cách lay chuyển lập trường về Nga

Ngọc Vân |

Hiện có 5 nước mà Mỹ đang cố gắng thuyết phục làm nhiều hơn nữa để gây sức ép với Nga liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraina.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã tập hợp thành công một số đồng minh phương Tây ủng hộ chiến dịch gây sức ép với Nga, nhưng lại gặp khó để thuyết phục một số đồng minh và đối thủ khác, theo tờ The Hill.

Ấn Độ

Tổng thống Joe Biden đã có cuộc hội đàm trực tuyến với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 11.4, chưa đầy hai tuần sau khi Phó cố vấn an ninh quốc gia Daleep Singh đến New Delhi để họp với các quan chức Ấn Độ.

Trong khi ông Biden thường kêu gọi sự đoàn kết của các nền dân chủ nhằm phản đối chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina thì Ấn Độ - nền dân chủ lớn nhất thế giới - vẫn tiếp tục nhập khẩu dầu mỏ của Nga và giữ thái độ trung lập trong các cuộc bỏ phiếu của Liên Hợp Quốc về vấn đề Ukraina.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói với các phóng viên rằng Tổng thống Biden đã tìm cách làm rõ tác động của các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh áp đặt lên Nga trong cuộc trao đổi với Thủ tướng Modi, đồng thời nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ sẵn sàng giúp Ấn Độ đa dạng hóa nguồn năng lượng nhập khẩu.

“Tổng thống cũng nói rõ rằng việc tăng nhập khẩu năng lượng hoặc các hàng hoá khác của Nga không nằm trong lợi ích của Ấn Độ” - bà Psaki nói.

Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE)

Các quốc gia vùng Vịnh giàu dầu mỏ và các thành viên có ảnh hưởng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC+ đã từ chối lời kêu gọi của Mỹ nhằm tăng nguồn cung dầu trên thị trường toàn cầu để hạ giá dầu vốn đang tăng cao trong bối cảnh Mỹ và đồng minh trừng phạt Nga và hạn chế xuất khẩu dầu khí của Nga.

Đặc biệt, Saudi Arabia phụ thuộc nhiều vào thỏa thuận với Nga qua OPEC+ về sản lượng và định giá dầu mà Riyadh đã đưa vào kế hoạch kinh tế trong nước cho tương lai như một phần của nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế tránh phụ phụ thuộc vào năng lượng.

Cuộc chiến của Nga cũng diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Riyadh và Washington bị rạn nứt, do Mỹ chỉ trích vai trò của Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman trong vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi của tờ Washington Post.

Tờ Wall Street Journal đưa tin vào tháng trước rằng Thái tử Mohammed đã từ chối trao đổi với Tổng thống Biden về việc Mỹ cấm nhập khẩu dầu của Nga, mặc dù Nhà Trắng sau đó gọi thông tin này là không chính xác.

Hussein Ibish, học giả thường trú tại Viện Các quốc gia vùng Vịnh ở Washington, bác bỏ ý kiến ​​cho rằng lập trường của Saudi Arabia và UAE về Nga là một thất bại, thay vào đó mô tả đó là “thành công một phần”.

Ibish nói: “UAE và Saudi Arabia có khả năng đang chuẩn bị đối mặt với những lựa chọn khó khăn do sức ép từ Washington và cộng đồng quốc tế. Tôi nghĩ rằng họ đã tính toán sai lầm khi nghĩ rằng cuộc chiến ở Ukraina là cuộc khủng hoảng Châu Âu chứ không phải một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Họ nghĩ rằng họ đứng ngoài cuộc chiến này nhưng điều đó không đúng".

Ông Ibish nói thêm rằng Riyadh và Abu Dhabi đang tìm kiếm thêm sự đảm bảo an ninh từ chính quyền ông Biden, đặc biệt là để chống lại các cuộc tấn công từ phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen và rằng nếu đạt một thỏa thuận như vậy với Mỹ có thể khiến Saudi Arabia tăng sản lượng dầu và phá bỏ thỏa thuận OPEC+ với Nga.

Trung Quốc

Chính quyền Tổng thống Biden đã dành đáng kể thời gian và công sức để ngăn cản Trung Quốc hỗ trợ Nga thiết bị quân sự hoặc hỗ trợ tài chính.

Tổng thống Biden đã trao đổi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Ngoại trưởng Antony Blinken đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, và cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan đã gặp nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Dương Khiết Trì. Trong tất cả các cuộc gặp, các quan chức Mỹ đã cảnh báo Bắc Kinh không nên can thiệp vào cuộc chiến theo hướng có lợi cho Nga.

Các quan chức Mỹ cho biết vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc đã quyết định chắc chắn liệu họ có đứng ngoài cuộc xung đột Nga-Ukraina hay không. Nhưng cho đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa gửi viện trợ quân sự mà Mátxcơva yêu cầu.

Reuters trước đó đưa tin, Trung Quốc tôn trọng các hợp đồng dầu mỏ với Nga, nhưng vẫn chưa ký kết các hợp đồng mới, một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh dường như nhận ra rằng quốc gia phương Tây mà họ có quan hệ kinh tế sẽ phản ứng dữ dội nếu nước này hành động như vậy.

Đức

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có sự thay đổi lập trường mang tính lịch sử khi cung cấp vũ khí cho Ukraina và dừng việc phê duyệt đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 từ Nga sang Đức.

Tuy nhiên, khi chiến sự Ukraina bước sang tuần thứ bảy, Đức đã lên tiếng phản đối việc Mỹ và các nước khác ở Châu Âu kêu gọi cắt giảm nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga, vốn mang lại gần 1 tỉ USD cho Nga mỗi ngày.

Đức tiếp tục phụ thuộc vào khí đốt của Nga qua đường ống Nord Stream 1 và các quan chức hàng đầu của nước này đã cảnh báo rằng việc cắt đứt nguồn cung này không phải là một lựa chọn đối với quốc gia đông dân nhất Châu Âu.

Một phái đoàn Mỹ gồm các nhà lập pháp Hạ viện, do Lãnh đạo Đa số Hạ viện Steny Hoyer dẫn đầu, sẽ đến Berlin trong tuần này để gặp Thủ tướng Scholz như một phần trong chuyến công du Châu Âu.

Các đồng minh nhận thức được khó khăn trong việc tách Châu Âu, đặc biệt là Đức, ngay lập tức khỏi năng lượng của Nga.

Hungary

Hungary là một đồng minh của NATO, nhưng nước này đã thận trọng trong cách phản ứng trước cuộc chiến của Nga.

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán chỉ trích cuộc chiến nhưng tránh lên tiếng chống lại Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Là một thành viên của EU, nhưng Hungary có lập trường khác với nhiều nước trong liên minh và đã thực hiện các bước để hỗ trợ nền kinh tế Nga.

Tuần trước, Thủ tướng Orbán cho biết Hungary sẵn sàng mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp, một bước đi sẽ giúp ổn định đồng tiền của Nga vào thời điểm nhiều quốc gia phương Tây đang tìm cách hạn chế hoặc cắt đứt hoàn toàn việc mua năng lượng từ Nga và cô lập đồng tiền của nước này.

“Hungary là một đồng minh của NATO, tiếp tục là như vậy. Chúng tôi tiếp tục hợp tác trên một loạt các lợi ích song phương và chung trên toàn cầu, bao gồm cả về quốc phòng của NATO và hỗ trợ nhân đạo. Chúng tôi thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận chung và chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc để tăng cường quan hệ đối tác với Hungary” - phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki cho biết vào tuần trước khi được hỏi liệu Mỹ có can dự với Hungary về vấn đề này hay không.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Ấn Độ có thể bị loại khỏi thượng đỉnh G7 do lập trường về Nga

Khánh Minh |

Ấn Độ có thể bị loại khỏi danh sách khách mời dự hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới do lập trường về Nga.

Tổng thống Putin giải thích lý do hòa đàm Nga-Ukraina bế tắc

Khánh Minh |

Tổng thống Putin cáo buộc Ukraina không tuân theo những gì đã thỏa thuận ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến hòa đàm Nga-Ukraina bế tắc.

Nga "sống khoẻ" với bộn tiền khí đốt bất chấp chiến sự Ukraina

Khánh Minh |

Nga cung cấp 45% lượng khí đốt nhập khẩu của EU, thu về 900 triệu USD mỗi ngày. Bất chấp chiến sự Ukraina, chưa bên nào sẵn sàng cắt đứt quan hệ.

Khởi tố vụ án vi phạm đấu thầu mua sắm thiết bị giáo dục ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Liên quan đến những vi phạm trong mua sắm trang thiết bị giáo dục ở tỉnh Hà Tĩnh mà UBND tỉnh này đã có kết luận thanh tra số 320, Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

Nga tuyên bố thắng lợi trên chiến trường Ukraina

Ngọc Vân |

Nga tuyên bố chọc thủng hai tuyến phòng thủ kiên cố của Ukraina ở phía đông, trong khi Kiev thừa nhận các cuộc tấn công không ngừng của Nga gây khó khăn.

Văn Quyết và những cầu thủ bùng nổ tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Nhiều cầu thủ tại mùa giải năm nay đang chơi bùng nổ và một trong số đó là tiền đạo Nguyễn Văn Quyết.

Loạt trụ sở "ma" nhiều năm án ngữ trên đất vàng ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Không ít trụ sở nhà nước nằm trên đất vàng ở tỉnh Quảng Trị bị bỏ hoang lâu ngày, dẫn đến tình trạng xuống cấp, lãng phí nghiêm trọng và mất mỹ quan đô thị.

Bản tin công đoàn: Quy định về trợ cấp một lần với NLĐ làm ở vùng khó khăn

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Lao động ở Bình Dương khó khăn tìm việc; Thu vài chục triệu mỗi tháng từ công việc làm MC; Nghỉ việc vì lương thấp, người lao động lao đao; Làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn bao nhiêu năm thì mới được hưởng trợ cấp một lần?...

Ấn Độ có thể bị loại khỏi thượng đỉnh G7 do lập trường về Nga

Khánh Minh |

Ấn Độ có thể bị loại khỏi danh sách khách mời dự hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới do lập trường về Nga.

Tổng thống Putin giải thích lý do hòa đàm Nga-Ukraina bế tắc

Khánh Minh |

Tổng thống Putin cáo buộc Ukraina không tuân theo những gì đã thỏa thuận ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến hòa đàm Nga-Ukraina bế tắc.

Nga "sống khoẻ" với bộn tiền khí đốt bất chấp chiến sự Ukraina

Khánh Minh |

Nga cung cấp 45% lượng khí đốt nhập khẩu của EU, thu về 900 triệu USD mỗi ngày. Bất chấp chiến sự Ukraina, chưa bên nào sẵn sàng cắt đứt quan hệ.