4 điều còn mơ hồ về COVID-19 sau 2 năm dịch hoành hành

Thanh Hà |

Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, những tiến bộ trong chống virus SARS-CoV-2 đã đạt được với tốc độ tương đối nhanh: Nhiều loại vaccine hiệu quả xuất hiện trong một năm, nhanh hơn nhiều so với những loại vaccine thông thường. Tuy nhiên, nhiều ẩn số về COVID-19 vẫn đang thách thức hiểu biết của nhân loại.

Tại sao COVID-19 làm cho một số người bệnh nặng hơn, lâu hơn? 

Các triệu chứng COVID-19 trải dài từ đau đầu, sốt và mất định hướng đến buồn nôn và nôn, thậm chí mất vị giác hoặc khứu giác. Dù các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu về những người có nhiều khả năng chịu ảnh hưởng của những triệu chứng này nhưng vẫn chưa tìm ra lời giải đáp của việc một số người mắc bệnh nặng còn những người khác thì không.

Gigi Gronvall, học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, chia sẻ với CNET rằng, tuổi tác chắc chắn là mối tương quan lớn nhất với bệnh nặng. "Nhưng đã có những người 29 tuổi tử vong, có những trẻ em tử vong, khi tất cả các dấu hiệu cho thấy đáng lẽ họ phải diễn biến bệnh nhẹ" - bà nói.

Các nhà khoa học cũng đang nỗ lực lý giải hội chứng COVID-19 kéo dài (long COVID), với loạt triệu chứng có thể xuất hiện trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng sau khi bệnh nhân bị nhiễm bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một định nghĩa gồm loạt triệu chứng kéo dài gồm: Mệt mỏi, khó thở, khó ngủ, khó tập trung, lo lắng, trầm cảm và danh sách này sẽ còn tiếp tục thay đổi. Dù vậy, nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa được biết rõ ràng.

“Sau hai năm, chúng ta không hiểu nhiều về hội chứng COVID-19 kéo dài và không biết tỉ lệ phổ biến của hội chứng này với biến thể Omicron sau khi tiêm chủng" - Bob Wachter, chuyên gia Đại học California, San Francisco, chia sẻ. Dù một số triệu chứng chung, như mất khứu giác, vị giác, ít xuất hiện khi nhiễm biến thể Omicron nhưng "chúng tôi không biết liệu những người nhiễm biến thể đó có bị COVID kéo dài hay không", chuyên gia Gronvall cho hay.

Miễn dịch do vaccine tạo ra sẽ kéo dài bao lâu trước những biến thể như Omicron? 

Vaccine COVID-19 đầu tiên được đưa vào sử dụng cách đây 1 năm ở Mỹ và 2 loại hiệu quả nhất ở Mỹ là Moderna và Pfizer/BioNTech có cách tiếp cận độc đáo: Dùng RNA thông tin (mRNA) để dạy các tế bào cách tạo ra protein kích hoạt phản ứng miễn dịch với virus.

Theo CDC Mỹ, dù các nhà khoa học đã nghiên cứu vaccine mRNA trong nhiều thập kỷ, nhưng đây là lần đầu tiên được dùng cho công chúng. Các nhà khoa học tiếp tục thu thập thông tin về mức độ hiệu quả của vaccine và thời điểm hiệu quả của vaccine bắt đầu giảm.

“Chúng tôi chắc chắn vẫn đang tìm kiếm điều đó. Chúng tôi nhận thấy khả năng bảo vệ sẽ giảm đi sớm hơn 6 tháng, đó là lý do liều nhắc lại đang được khuyến nghị trong 6 tháng" - chuyên gia Gronvall cho hay.

Khi các biến thể mới lan truyền nhanh chóng như Omicron  xuất hiện, "liệu liều nhắc lại có đủ dùng trong thời gian dài hay không là điều chúng tôi vẫn cần tìm hiểu", theo chuyên gia Gronvall.

Tổ chức Y tế Thế giới cho hay, vaccine Pfizer và Moderna kém hiệu quả hơn trong ngăn ngừa lây nhiễm do chủng Omicron so với các biến thể virus trước đó. Các loại vaccine khác thậm chí còn ít tác dụng hơn trong việc ngăn ngừa sự lây nhiễm của biến thể Omicron, New York Times đưa tin.

Tuy nhiên, những người được tiêm chủng đầy đủ ít có nguy cơ gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng, nhập viện và tử vong, đặc biệt nếu họ đã tiêm nhắc lại, theo Trường Y Harvard.

Liệu có thêm nhiều biến thể tương tự Delta và Omicron không?

Virus liên tục đột biến. Đôi khi những đột biến này dẫn đến các chủng mới xuất hiện nhanh chóng và biến mất, theo CDC. Đôi khi, những chủng mới vẫn tồn tại và tạo ra những đột biến tăng mạnh tốc độ lây nhiễm và bệnh nặng. Theo WHO, trong 2 năm,SARS-CoV-2 đã biến đổi thành 5 "biến thể đáng lo ngại", dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh, hiệu quả của các biện pháp ứng phó y tế và khả năng lây lan từ người sang người của chủng virus.

Các biến thể Alpha, Beta và Gamma đều bị hạ cấp xuống "các biến thể đang được theo dõi" vào tháng 9, với Delta và Omicron vẫn được coi là những biến thể đáng lo ngại. Những nghiên cứu sơ bộ cho thấy bệnh do biến thể Omicron gây ra có thể ít nghiêm trọng hơn Delta nhưng dễ lây lan hơn nhiều.

Các quan chức y tế cảnh báo rằng, đại dịch càng kéo dài và nhóm chưa tiêm chủng càng lâu thì virus càng có nhiều thời gian để lây lan và đột biến. Các nhà nghiên cứu có thể nhanh chóng lập bản đồ và xác định các biến thể nhưng cần thời gian để xem mức độ nguy hiểm của chủng mới thông qua thu thập dữ liệu về số ca nhập viện và tử vong.

Nguồn gốc COVID-19

Các chuyên gia vẫn không chắc chắn nguồn gốc COVID-19 từ đâu. Lý thuyết phổ biến cho rằng virus đã nhảy từ động vật sang người. Những dấu hiệu đầu tiên của COVID-19 được ghi nhận ở Vũ Hán là những người làm việc hoặc sống gần chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, chuyên bán thịt bò, gia cầm, cá và nông sản tươi sống. Theo nhiều nguồn, bao gồm cả một nghiên cứu vào tháng 6.2021 trên tạp chí Scientific Reports, chợ cũng buôn bán các loài động vật ngoại lai làm vật nuôi và thức ăn, bao gồm lửng, nhím, cầy hương... Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng SARS-CoV-2 xuất hiện trong phòng thí nghiệm.

Cho tới nay, những gì chúng ta biết khi bước sang năm thứ 3 của đại dịch COVID-19 là chúng ta có một tủ thuốc bao gồm vaccine, thuốc kháng virus, những thứ mà trước đó không có khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện. 

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nguy cơ khi dùng chung thuốc trị COVID-19 của Pfizer với một số thuốc khác

Thanh Hà |

Thuốc trị COVID-19 của Pfizer tạo ra nguy cơ khi dùng chung với các thuốc khác, NBC News đưa tin. Một trong 2 loại thuốc trong cocktail kháng virus này có thể gây ra tương tác nghiêm trọng với những thuốc được sử dụng rộng rãi.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: COVID-19 không phải đại dịch cuối cùng

Khánh Minh |

Nhân Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh 27.12, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nhấn mạnh rằng, COVID-19 sẽ không phải là đại dịch cuối cùng mà nhân loại phải đối mặt.

Đại dịch COVID-19 năm 2021: Delta chưa qua, Omicron đã tới

Thanh Hà |

Năm 2021, đại dịch COVID-19 bước sang năm thứ 2 với sự thống trị của biến thể Delta hầu khắp cả năm và biến thể Omicron bất thình lình xuất hiện vào thời điểm cuối năm. 

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu cán bộ không đi lễ hội trong giờ hành chính

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính; không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ.

3 lý do khiến VN-Index giảm sốc đầu tuần, nhóm bất động sản sàn la liệt

Đức Mạnh |

Nhóm bất động sản hôm nay diễn biến kém khả quan, kéo VN-Index lùi sâu dưới tham chiếu. Toàn thị trường ghi nhận số mã giảm gấp hơn 3 lần số mã tăng, 75 cổ phiếu bám sàn.

Không khí lạnh gây mưa giảm nhiệt sâu từ đêm nay

AN AN |

Do tác động của không khí lạnh, từ đêm nay 13.2 Bắc Bộ, Thanh Hoá - Nghệ An trời chuyển rét kèm mưa rào và dông.

Vụ sai phạm tại Sở Y tế TP Cần Thơ: Bị hại xin giảm án cho các bị cáo

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 13.2, tại phiên tòa xét xử vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ, đại diện Sở Y tế Cần Thơ (bị hại của vụ án) đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ trách nhiệm cho bị cáo nguyên là lãnh đạo và chuyên viên.

Đi khám bệnh, chỉ cần mang căn cước công dân

NHẬT HỒ - PHÚC DUY |

Cà Mau - Ngày 13.2, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cà Mau cho biết đã hoàn thiện dữ liệu, số hoá để quản lý quá trình tham gia, hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Người dân đi đến các cơ sở y tế chỉ cần trình căn cước công dân là có thể  khám chữa bệnh, không cần đem thẻ BHYT giấy như trước đây.

Nguy cơ khi dùng chung thuốc trị COVID-19 của Pfizer với một số thuốc khác

Thanh Hà |

Thuốc trị COVID-19 của Pfizer tạo ra nguy cơ khi dùng chung với các thuốc khác, NBC News đưa tin. Một trong 2 loại thuốc trong cocktail kháng virus này có thể gây ra tương tác nghiêm trọng với những thuốc được sử dụng rộng rãi.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: COVID-19 không phải đại dịch cuối cùng

Khánh Minh |

Nhân Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh 27.12, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nhấn mạnh rằng, COVID-19 sẽ không phải là đại dịch cuối cùng mà nhân loại phải đối mặt.

Đại dịch COVID-19 năm 2021: Delta chưa qua, Omicron đã tới

Thanh Hà |

Năm 2021, đại dịch COVID-19 bước sang năm thứ 2 với sự thống trị của biến thể Delta hầu khắp cả năm và biến thể Omicron bất thình lình xuất hiện vào thời điểm cuối năm.