KỲ 2: DẤU HIỆU LỢI ÍCH NHÓM TRONG VIỆC BIẾN NHÀ CỦA NHÀ NƯỚC Ở 35 ĐIỆN BIÊN PHỦ (HÀ NỘI) THÀNH CỦA TƯ

Những dấu hiệu không bình thường - lộ diện nhóm lợi ích

DUY HƯNG |

Khiếu nại của Viện SENA cho rằng “Ngôi nhà 35 Điện Biên Phủ (ĐBP) không phải “thuộc sở hữu Nhà nước”" khiến dư luận không khỏi bất ngờ. Nhưng vấn đề là vì sao Viện SENA dám phủ nhận nhà 35 ĐBP không thuộc sở hữu Nhà nước? Dư luận đặt dấu hỏi, có hay không việc “chống lưng” cho Viện SENA?

Có hay không thỏa thuận “ngầm” giữa Cty số 1 và Viện SENA?

Thứ nhất, theo hợp đồng số 22 ngày 7.5.1997, thời hạn thuê nhà của Viện SENA đến 6.5.2000 là hết thời hạn. Nhưng qua thời điểm đó, dù không có gia hạn hợp đồng, Viện SENA vẫn vô tư ở lại và đóng tiếp tiền thuê nhà đến hết tháng 12.2004 với giá thuê 1.800 đồng/m2/tháng. Và khi hết hạn hợp đồng, theo CV số 1370 ngày 10.3.2009 của Sở Xây dựng (XD) gửi UBND TP.Hà Nội, Cty Kinh doanh nhà số 1 (Cty số 1) yêu cầu ký tiếp hợp đồng thuê nhà nhưng Viện SENA không đồng ý với lý do họ là một đơn vị sự nghiệp (!?)

Câu hỏi đặt ra ở đây là, vì sao Cty số 1 lại dễ dàng đồng ý với lý do này của Viện SENA? Liệu có hay không sự thỏa thuận “ngầm” giữa hai bên để không có ký kết hợp đồng tiếp theo? Chính diễn biến này là một trong những nguyên nhân dẫn đến những rắc rối không đáng có sau này.

Thứ hai, trong khi Viện SENA trả tiền thuê nhà của Nhà nước hết tháng 12.2004 với đơn giá 1.800 đồng/m2/tháng và từ năm 2005 họ không trả tiền thuê nữa. Thì năm 2007, Viện SENA ngang nhiên cho 4 tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài thuê với giá cực cao. Tùy theo diện tích sử dụng, giá cho thuê (cộng với phí văn phòng cùng dịch vụ trang thiết bị văn phòng) từ 700 đến 1.200 và 1.800 USD/tháng.

Vậy một câu hỏi đặt ra, lúc ấy tại sao Cty số 1 không có biện pháp mạnh ngay, ít nhất là yêu cầu Viện SENA chấm dứt hành vi cho thuê nhà trái luật, hoặc mạnh tay hơn, đề nghị Sở XD và UBND TP ra quyết định thu hồi ngôi nhà này ngay lúc đó. Để rồi, sau khi có đơn tố cáo, báo chí vào cuộc thì Sở XD mới có CV số 1370 ngày 10.3.2009 báo cáo TP đề nghị: “Do vi phạm quy định về quản lý và sử dụng nhà thuê thuộc sở hữu Nhà nước, Viện SENA phải chịu trách nhiệm bồi hoàn tất cả các tổn thất, thiệt hại và các chi phí để thu hồi nhà”.

Thứ ba, ngày 5.7.1997, Cty số 1 và Viện SENA đã ký biên bản số 28 thỏa thuận sau khi xây dựng, sửa chữa nhà 35 ĐBP, nội dung rất rõ: “Nhà nước sở hữu toàn bộ đất, toàn bộ công trình sau khi cải tạo và công trình hạ tầng kỹ thuật của ngôi nhà và quản lý cho thuê lại…”. Đến ngày 13.6.1998, Cty số 1 có thông báo số 775 cho Viện SENA có ghi “diện tích sau cải tạo xây dựng do Cty số 1 - Sở Nhà đất Hà Nội quản lý” và Viện SENA đã ký nhận thông báo này. Nhưng Cty số 1 đã không làm tròn những nội dung này.

Chính vì vậy, UBND TP có văn bản số 1815 ngày 28.7.2000 nêu rõ: “Giao Giám đốc Sở Địa chính, nhà đất thực hiện các công việc sau đây: Kiểm điểm nghiêm túc những cán bộ và cá nhân liên quan của đơn vị kinh doanh nhà đã buông lỏng quản lý, không kịp thời xử lý cơ quan thuê nhà tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng cho nhau, bỏ sót không quản lý những diện tích tự cơi nới tại số nhà 35 ĐBP…”. Đến nay, không biết việc lãnh đạo thành phố yêu cầu kiểm điểm nghiêm túc này đã được sở chủ quản tiến hành chưa và kỷ luật mức độ nào?

Từ kết luận thanh tra đến khiếu nại

Ngày 13.10.2009, Thanh tra thành phố ra kết luận thanh tra số 1918 nêu rõ: “Toàn bộ diện tích hiện có tại 35 ĐBP thuộc sở hữu của Nhà nước, chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý nhà đất của thành phố…”.

Trước khi chốt nội dung trên, kết luận thanh tra dẫn lại khoản 2, Điều 5 Quyết định số 09 ngày 19.1.2007 của Thủ tướng Chính phủ: “Đối với cơ sở nhà đất sử dụng không đúng mục đích… trường hợp đang cho thuê toàn bộ hoặc một phần khuôn viên (không phân biệt độc lập hay không) thì cơ quan, đơn vị sự nghiệp có cơ sở nhà, đất đang thuê phải chấm dứt hợp đồng trong thời hạn tối đa 6 tháng kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành để sử dụng đúng mục đích, sau thời hạn này mà chưa chấm dứt hợp đồng thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi…”.

Cuối cùng, kết luận thanh tra nêu rõ quan điểm: “Thanh tra thành phố thống nhất với đề nghị của Sở XD tại văn bản số 1370/SXD-QLN ngày 10.3.2009 là đề nghị UBND TP thu hồi nhà, đất ở 35 ĐBP.”

13 ngày sau khi kết luận thanh tra ký, Viện SENA đã có đơn khiếu nại gửi Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo. Một trong những nội dung khiếu nại này nêu: “Ngôi nhà 35 ĐBP không phải “thuộc sở hữu Nhà nước” như kết luận thanh tra do ông Huy (Phó Chánh Thanh tra Nguyễn An Huy - PV) ký. Về vấn đề này các nội dung trong kết luận của thanh tra do ông Huy ký là không rõ ràng và không có cơ sở pháp lý”.

Việc đoàn thanh tra đề nghị UBND TP ra quyết định thu hồi nhà trên “mảnh đất kim cương” rộng hơn 500m2 ở 35 ĐBP, và người bị đề nghị thu hồi có phản ứng là chuyện dễ hiểu. Nhưng khiếu nại cho rằng “Ngôi nhà 35 ĐBP không phải thuộc sở hữu Nhà nước”, lại khiến dư luận không khỏi bất ngờ?

Kỳ 3: Hà Nội ra Quyết định thu hồi nhà 35 ĐBP là hoàn toàn đúng

DUY HƯNG
TIN LIÊN QUAN

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.