Ám ảnh bão Linda, các tỉnh ven biển ĐBSCL:

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới như cuộc tổng diễn tập

NHẬT HỒ |

Cách đây đúng 20 năm (năm 1997), cơn bão số 5 (bão Linda) đã càn quét qua các tỉnh ven biển ĐBSCL gây ra một vùng tang thương, đổ nát. Đúng vào ngày này năm 2017, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) kép hình thành và đường đi tương tự như cơn bão Linda. Các tỉnh ven biển đã chỉ đạo ứng phó với ATNĐ như một cuộc tổng diễn tập...

Đúng thời điểm tỉnh Cà Mau đang tất bật chuẩn bị lễ tưởng niệm 20 năm đồng bào tử nạn trong cơn bão số 5, ngày 31.10, tin ATNĐ hình thành trên biển với dự báo đường đi tương tự như bão Linda. Tiếp theo là một cơn ATNĐ khác hình thành trên biển Đông.

Ngày 1.11, Cà Mau chính thức phát đi thông báo dời ngày tổ chức lễ tưởng niệm vào ngày 3.11 (theo dự kiến tổ chức vào ngày 2.11); tổ chức họp khẩn để ứng phó với ATNĐ. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Thanh Sử chỉ đạo tất cả các đơn vị theo dõi chặt chẽ tin ATNĐ, sẵn sáng ứng phó với thiên tai. Ngay chiều 1.11, các huyện ven biển (Ngọc Hiển, Phú Tân, U Minh, Trần Văn Thời) phát đi thông báo cho học sinh bậc mầm non, bậc tiểu học ở các xã ven biển được nghỉ học ngày 2.11. 

Các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh chính thức “cấm biển” từ 18h ngày 1.11; kêu gọi tàu thuyền đánh cá về nơi trú ẩn an toàn. Tại Sóc Trăng, Ban Chỉ đạo "Tuần lễ Oóc – om – bóc, đua ghe ngo ĐBSCL - Sóc Trăng 2017" đứng ngồi không yên. Ngày 1.11, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Chuyện đi kiểm tra tại các huyện ven biển; chỉ đạo các đơn vị tuyệt đối không được lơ là với diễn biến của thời tiết. 

Chiều 1.11, Đoàn công tác Trung ương (do ông Nguyễn Đức Quang - Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn) có buổi làm việc với UBND tỉnh Bạc Liêu bàn các giải pháp ứng phó với ATNĐ. Trước đó, đoàn công tác cũng đã kiểm tra công tác này ở Sóc Trăng. Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Trường Sơn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NNPTNT) - cùng lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau đã đi kiểm tra thực tế công tác ứng phó ATNĐ  tại một số địa phương trong tỉnh Cà Mau... 

Đêm 31.10.1997, một vùng áp thấp ở khu vực Nam biển Đông (cách quần đảo Trường Sa khoảng 350km về phía Đông - Đông Nam) mạnh lên thành ATNĐ với sức gió cấp 6, cấp 7, di chuyển theo hướng Tây. Trưa 1.11, ATNĐ mạnh lên thành bão, cơn bão số 5 (Linda) với sức gió cấp 8, giật trên cấp 8. Bão di chuyển nhanh (20km/h) chủ yếu theo hướng Tây và mạnh lên cấp 9, cấp 10, giật trên cấp 10. Đến 12h ngày 2.11 tâm bão đi qua phía Nam của Côn Đảo với sức gió cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Đến tối ngày 2.11, bão đi vào vùng bờ biển Cà Mau, Bạc Liêu và đổ bộ vào đất liền với sức gió mạnh nhất đạt cấp 8, cấp 9. Sáng 3.11, bão đi sang vùng biển Cà Mau - Kiên Giang và đi về phía Tây vịnh Thái Lan. Tổng hợp thiệt hại của 21 tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ, bão Linda đã khiến: 778 người chết, 2.123 người mất tích, 1.232 người bị thương; số nhà bị sập là 107.892… thiệt hại về vật chất ước tính 7.200 tỉ đồng; trong đó riêng tỉnh Cà Mau đã có 128 người chết, 1.164 người mất tích và 601 người bị thương, thiệt hại trên 2.700 tỉ đồng. Đây được xem là cơn bão có sức tàn phá nặng nề nhất trong vòng 100 năm qua tại các tỉnh ven biển phía Nam.

N.H (tổng hợp từ Văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN TƯ)

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Những người lính canh giữ mùa xuân biển cả

Tạ Quang |

Kiên Giang - Trong những ngày Tết, khi người dân được vui vầy sum họp bên gia đình thì những cán bộ, chiến sĩ, tàu cảnh sát biển 9003, Hải đội 401-Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4, lại lên đường làm nhiệm vụ trực Tết trên biển, vì nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc.

Người Việt chi hàng trăm triệu đồng nuôi mèo quý tộc

ANH HUY |

Mặc dù có giá lên tới hàng trăm triệu đồng song những con mèo quý tộc có nguồn gốc từ Châu Âu vẫn được giới sành chơi Việt săn đón, đặc biệt là trong năm Quý Mão 2023.

Những sự kiện thể thao trong nước và quốc tế nổi bật trong năm 2023

TAM NGUYÊN |

Thể thao Việt Nam và thế giới sẽ tiếp tục có một năm sôi động với nhiều sự kiện đáng chú ý…