Thở phào sau bão

NHẬT HỒ |

Cơn bão số 16 không đổ bộ vào miền Tây. Chính quyền và người dân thở phào nhẹ nhỏm. Trước khi cuộc sống trở lại bình thường, miền Tây đã có hơn 3 ngày “nín thở” trước cơn bão có đường đi dị thường này...

Ám ảnh bão Linda, miền Tây nay đã khác

Cách đây 20 năm, cơn bão Linda quét vào bán đảo Cà Mau cướp đi sinh mạng của trên 3.000 người. Nỗi ám ảnh của cơn bão này vẫn còn trong ký ức của những người lớn tuổi. Chính vì vậy, khi dự báo bão số 16 đổ bộ vào các tỉnh miền Tây, các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã triển khai nhiều phương án ứng phó kịp thời.

Ngay từ chiều 24.12, các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… di dời người già, trẻ em vào nơi an toàn; kêu gọi tất cả các tàu, thuyền về nơi trú ẩn an toàn...Tại Bạc Liêu, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đích thân đi kiểm tra công tác ứng phó. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Quang Dương chỉ đạo: “Phải cương quyết di dời dân nơi không an toàn; cương quyết kêu gọi tàu, thuyền vào nơi đậu an toàn. Nếu dân không đi thì tiến hành cưỡng chế. Phải tuyên truyền cho dân hiểu việc làm này là vì sinh mạng của người dân”.

Với tinh thần tính mạng của người dân là trên hết, Bạc Liêu đã sơn tán 124.908 người vào nơi an trú ẩn an toàn tại nhiều địa điểm khác nhau; trong đó sơ tán tại chỗ trên 83.000 người, sơ tán tại các điểm tập trung trên 41.800 người. Tại các cửa biển Sông Đốc, Khánh Hội, Phú Tân và Rạch Gốc…, ngư dân được hướng dẫn neo đậu tàu an toàn. Người dân đã chằng chống nhà cửa theo kiểu “có gì làm nấy” - từ dây ống nước bơm đất cho đến lưới cũ -  vì sợ bão dẫu nhiều người chưa tưởng tượng được mức tàn phá của bão như thế nào.

Ngày 25.12, tại thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải, Bạc Liêu) gần như không còn dân, ngoại trừ lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự và những người làm nhiệm vụ phòng, chống bão. Ông Trần Văn Sách - Bí thư thị trấn Gành Hào - chia sẻ: “Nếu bão vào cả thị trấn ven biển này không còn được mấy căn nhà đâu. May là bão đã không vào đất liền, người dân cũng đồng thuận đi trú tránh”.

Tình người trong cơn hoạn nạn

Anh Nguyễn Văn Tiến - ngụ ấp Hoàng 1 (xã Long Điền, huyện Đông Hải, Bạc Liêu) - chằng chống nhà, tất cả cửa đều được gia cố. Do nhà anh Tiến khá kiên cố nên chuẩn bị để cho người dân vào tránh trú. Anh Tiến nói: “Các anh xem, em làm như vậy có chịu được bão không. Chiều chút, em sẽ nhờ mấy anh em trong xóm chống cái cửa sau lại, không cho gió lùa vào. Bão hồi năm 1997, xíu nữa em chết rồi. Lúc đó, em đi mua thức ăn cho mấy chú suốt lúa, giữa đường gió ầm ầm, em chui xuống thùng suốt lúa trốn, vậy mà gió giật bay thùng suốt, em nằm bẹp xuống ruộng. Nay nghe bão là sợ lắm!”.

Người dân có nhà kiên cố sẵn lòng mở cửa đón những người nhà nhỏ hơn. Những bữa cơm nóng, thức ăn được chủ nhà chuẩn bị cả cho những người ở nhờ lánh bão. Tại điểm đón dân di dời tập trung (Trường THCS Võ Thị Sáu), bà Nguyễn Thị Tư (86 tuổi - nhà ở ấp Giồng Giữa, xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu) cho biết, cả gia đình bà cháu, con trên 10 người nghe bão là muốn đi tránh trú liền. “Tôi sợ bão lắm. Vào đây nhà nước lo, có cơm ăn, có nước uống, người ta chăm sóc mình đàng hoàng...” - bà Tư nói.

Bạc Liêu đã huy động trên 3.000 tình nguyện viên để chăm lo cho người dân tránh trú bão. Sáng 26.12, Nguyễn Trúc Ly - sinh viên Trường Cao đẳng y tế Bạc Liêu - dù mệt mỏi vẫn cười rất tươi: “Bão không vào đất liền là vui lắm rồi...”. Ông Ngô Vũ Đại khi nghe tin di dời dân trách bão đã vận động trên 2.000 phần cơm cho người dân tại các điểm tập trung tránh trú ăn miễn phí. Ông chia sẻ: “Biết là nhà nước đã lo, nhưng mình có gì góp đó để giúp bà con vượt quá khó khăn". Chiều 26.12, người dân đi trú tránh bão trở về nhà. Lực lượng dân quân tự vệ, thanh niên trong xóm cùng nhau dọn dẹp nhà cửa cho bà con. 

Sáng 27.12, đánh giá, rút kinh nghiệm trong đợt phòng, chống bão vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Nguyễn Quang Dương cho rằng, công tác huy động lực lượng phòng, chống bão rất tốt. Dù vậy ông Dương vẫn lo lắng: “Tập quán của miền Tây nhà ở tạm bợ, ít khi gặp bão nên ý thức chủ quan vẫn còn. Chính vì vậy, UBND tỉnh cần thiết lập chi tiết kịch bản ứng phó với bão để kịp thời ứng phó khi bão xảy ra”. 

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn tiếp tục nỗ lực vì đoàn viên, người lao động

Thu Trà (thực hiện) |

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều kết quả, mang lại niềm tin cho đoàn viên, người lao động. Năm 2023, chủ đề hoạt động của tổ chức Công đoàn là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”.  Đây cũng là năm vừa tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, vừa phải tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước thềm Xuân Quý Mão năm 2023, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cảnh sát giao thông TPHCM ngăn chặn gần 100 xe máy đua xe ngày mùng 1 Tết

Anh Tú |

TPHCM - Sáng mùng 1 Tết, Tổ Phòng chống đua xe trái phép thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TPHCM) phát hiện 1 tốp khoảng 100 xe tụ tập, lưu thông thành đoàn, nẹt pô, phóng nhanh lạng lách, gây rối trật tự công cộng đoạn từ đường Lý Thường Kiệt đến Thành Thái, quận 10,… nên đã tổ chức chặn bắt, xử lý.

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nhân vật người đàn ông trong câu chuyện chúng tôi kể dưới đây là trường hợp hiếm hoi đã tìm lại được mối tình đầu của mình, tìm lại được niềm hạnh phúc ở tuổi già. Để tìm lại được hạnh phúc đã mất đó, ông đã buộc phải đánh đổi và từ bỏ mọi thứ, thậm chí buộc phải giả điên...

Cô gái Nga yêu Việt Nam từ những điều bình dị

HUYỀN PHẠM |

Lần đầu ghé thăm Việt Nam, Sonya Firsova đơn giản nghĩ đó là một kỳ nghỉ kéo dài vài tháng vào cuối năm 2017 – như mọi quốc gia cô từng ghé thăm. Hành trình khám phá Châu Á năm ấy của Sonya tiếp tục, cô rong ruổi từ Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc tới Ấn Độ... cùng em gái Viola. Cho đến một ngày, chợt nhận ra Việt Nam chính là nơi họ muốn quay trở lại nhất, hai chị em quyết định gắn bó với đất nước này.

Cứu hộ thành công cụ bà 80 tuổi rơi xuống vực sâu ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Ngày 22.1, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã có báo cáo về việc cứu hộ thành công cụ bà N.T.H (SN 1943, TP.Buôn Ma Thuột) sau khi rơi xuống vực sâu.

Nữ công nhân 14 năm chưa được đón giao thừa cùng gia đình: "Chồng con tôi đã quen"

Bảo Hân |

Do đặc thù công việc hoặc hoàn cảnh riêng, nhiều người lao động đã đi làm ngay từ mồng 1 Tết - ngày mà nhiều người cùng gia đình đi chúc Tết người thân, họ hàng, bạn bè.

Chuyến hàng đầu tiên của năm mới qua cửa khẩu quốc tế ở tỉnh Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán Quý Mão, nhiều người đã làm các thủ tục xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế ở tỉnh Quảng Trị.

Trời nắng nóng, đông nghịt người viếng chùa ngày đầu năm mới

PHONG LINH |

Mặc dù thời tiết nắng nóng trong ngày đầu năm mới nhưng rất đông người dân đã đến cầu may tại Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam.