Lạnh người nhìn cô gái chết mòn

|

Cơ thể chỉ còn da bọc xương với đầy những vết lở loét, tràn mủ máu ở phần thân dưới, đã hơn 10 năm nay cô gái ấy phải nằm trấp xuống mặt chiếu để gồng mình chịu đựng bao đau đớn từ căn bệnh u tủy sống.
>> Đón đọc ấn phẩm Lao Động & Đời sống số 10

Sau hơn 3 tiếng đồng hồ chạy xe, vượt qua gần 100 cây số giữa tiết trời nắng gắt, chúng tôi mới tìm được đến nhà cô bé đang mang trong mình căn bệnh quái ác - Nguyễn Thị Nga. Con đường dẫn vào thôn An Nhân phủ đầy những rơm rạ, ánh nắng cháy ran của mặt trời cùng với hơi rơm bốc lên, phả hơi nóng phầng phậc,  ăn táp vào da mặt chúng tôi.

Lọt thỏm giữa những đống rơm vàng lởm chởm là ngôi nhà ngói của một gia đình “hoàn cảnh khó khăn bậc nhất” thị trấn Tứ Kỳ (Hải Dương). Từ ngoài nhìn vào, căn nhà loang lổ gạch vữa, bó hẹp trong không gian chật hẹp. Vừa đặt chân vào cửa, tôi nghe vọng thấy tiếng rên rỉ gần bên, tiếng rên đứt quãng, kèm sau tiếng thở dài lê lết. Thì ra, thứ âm thanh ấy phát ra từ cơ thể của cô bé đang nằm queo cắp trên chiếc giường kia.

Hụt mất một tài năng âm nhạc


Bước đến gần em, tôi sững người lại khi đập vào trước mắt mình là một cơ thể gần như đang biến dạng, các bộ phận đang dần hoại tử. Những lớp da chết bong tróc thành tảng trên lưng, các khớp chân, khớp hông bị bào mòn thành từng lõm sâu, máu cứ chảy rịn ra. Thấy tôi, em cố ngẩng mặt lên chào, khuôn mặt hốc hác méo xệch theo nụ cười gượng ép của em.
Nguyễn Thị Nga (1987) chụp năm 15 tuổi

Tất bật phủi tay, rót nước mời khách, bà Vũ Thị Dụ (mẹ Nga) buồn bã tâm sự về bệnh tình của con gái: “Đúng là tôi không ngờ nổi sao con tôi lại chịu căn bệnh ác như thế. Lúc được 2 tháng, cháu hay khóc lắm, mỗi lần giơ tay lên là cháu lại khóc ré lên. Một tuổi cháu mới biết đi, hai tuổi mới biết nói.

Năm lớp 9, đang học thể dục, tự nhiên cháu bị tê chân rồi không cử động được. Thời điểm ấy lại đang diễn ra dịch sốt virut cộng với có người cho rằng do Nga ăn nhiều gạo trắng nên mới bị như thế. Gia đình cũng cứ tin, cho cháu uống thuốc B1, tự nhiên cháu khỏi, đi học bình thường. Và cứ mỗi lần bị tê chân là cháu lại uống B1.

Đến năm 18 tuổi, khi đang đạp xe trên đường, chân cháu bỗng cứng lại, uống B1 nhưng không còn tác dụng nữa. Lúc ấy gia đình mới đưa cháu lên Bạch Mai khám, đến Hữu Nghị Việt Xô chụp cộng hưởng từ, các bác sĩ chẩn đoán cháu bị u tủy sống”.

Căn bệnh u tủy sống đã cướp đi tuổi xuân căng tràn hi vọng của Nga. Trước đây, Nga được biết đến là một cô bé có ngoại hình khá lý tưởng, khuôn mặt dễ thương, giọng hát rất hay. Em từng được tham gia nhiều cuộc thi hát, múa trong trường, xã, huyện. Nhắc đến quá khứ “vàng ngọc” của con gái, bà Dụ mang hết album ảnh hồi nhỏ của Nga ra khoe với chúng tôi. Nhìn và so sánh Nga hồi nhỏ với Nga bấy giờ càng thấy xót xa hơn cho nhan sắc, tài năng của người con gái ấy.

“Chưa thấy trường hợp nào nặng như thế này”


Sau khi bệnh phát giác, gia đình ông Xuân bà Dụ vẫn quyết tâm đưa con đi chữa trị kể cả khi bác sĩ Nguyễn Văn Sơn (bệnh viện Việt Đức) khẳng định: “Mấy chục năm làm ở Việt Đức tôi chưa thấy trường hợp nào nặng như thế này. Hi vọng chữa khỏi rất khó, chỉ có thể kéo dài thời gian sống”.

Nhẹ hơn còn khó chữa huống hồ đây lại là bệnh nặng hiếm thấy. Song vì xót con, vì nghĩ “còn nước còn tát” nên đến năm 2005, gia đình đã đưa Nga lên Việt Đức mổ. Gần một tháng trời đeo gông vào cổ, ngày nào Nga cũng được bố cõng từ Việt Đức sang Thanh Nhàn để theo dõi bệnh.

Dồn sức, dồn lực với mong mỏi con gái khỏi bệnh, tuy nhiên suốt thời gian chật vật chữa trị, bệnh tình của Nga không hề giảm, thậm chí còn nặng hơn. Gia đình đành phải đưa Nga về với lời hứa một tháng sau tái khám.

Nhưng kể từ ngày về nhà, cơ thể Nga cứ thế liệt dần, liệt dần, không còn sức trở lại viện, và đến nay, Nga đã nằm trên giường hơn 10 năm. Ngoại hình đầy đặn, nõn nà của thiếu nữ Nga ngày nào, giờ chỉ còn là một bộ xương phơi ra đấy, phủ bên ngoài lớp da sần sùi, ghẻ lở. Mái tóc đen dài trước đây giờ cũng phải cắt trụi, dính đầy những vảy gàu do không được gội rửa thường xuyên.

Bà Dụ xót xa nói: “Giờ chạm vào người cháu, từ đầu đến chân, cháu đều kêu đau. Mỗi lần muốn tắm cho cháu thì phải bê một chậu nước, đặt cạnh giường, lấy khăn chấm nhẹ lên da, chấm mạnh là cháu lại oằn người đi vì đau.

Đầu thì phải thi thoảng lắm mới dám gội, gội cũng chỉ sơ sơ, không thì cháu đau không chịu được”. Do đó, Nga không dám mặc áo quần, sợ chạm vào người đau, mùa đông còn không dám đắp chăn dù lạnh cóng người, chỉ gác hai thanh gỗ bên trên thành giường rồi tủ chăn lên gỗ cho ấm.

Hiện phần thân dưới của Nga đang bị hoại tử, hệ tiêu hóa hoạt động nhưng Nga không còn cảm giác. “Giờ em vẫn ăn được một ít, nhưng ăn ở trên, tháo ra luôn ở dưới, cứ một lúc lại thấy mẹ vào dọn phân cho em. Em chẳng có cảm giác gì” – Nga cho biết.

Chính vì thế, vợ chồng bà Dụ dù đi đâu cũng phải có một người thường trực ở nhà chăm con. Ông Xuân bươn trải đủ nghề, ngay cả nghề bốc mộ, kiếm tiền chữa bệnh cho con. Riêng bà Dụ ở nhà vừa chăm con vừa lo lắng với mấy sào lúa đang còn gặt dở. “Tôi không dám đi đâu khỏi nhà quá 10 phút, có lần ra gặt được mấy gọn lúa, chạy về sân, gọi tên con nếu con nó “dạ” thì tôi mới yên tâm, nó không nói gì thì tôi chết mất”.

Gia cảnh nghèo, con lại bệnh nặng, bế tắc quá nên vợ chồng bà Dụ đã viết đơn lên bệnh viện huyện Hải Dương xin được trợ cấp thuốc và bông băng. Con đau, bố mẹ cũng đau, có lần nghe làng xóm đồn thổi lời nói ác cảm về con gái như “nhà nó có quỷ”, không chịu đựng nổi sức ép, hai mẹ con bà Dụ thắt dây định treo cổ tự vẫn nhưng không thành.

Ước nguyện cuối đời

Mặc dù cơ thể đang phải chống chọi với những cơn đau tê nhói nhưng Nga vẫn luôn ấp ủ hi vọng có thể hiến giác mạc cho bệnh viện Mắt Trung ương. “Hôm ở bệnh viện về, cháu gọi tôi vào rồi nói: “Mẹ ơi con muốn làm một việc nhưng phải tới lúc gần chết con mới nói”.

Mấy ngày sau, nghĩ không thể sống tiếp, cháu mới nói với tôi: “Mẹ ơi con muốn được hiến giác mạc lúc con chết. Mẹ giúp con liên hệ với bệnh viện nhé”. Tôi hỏi vì sao thì cháu nói: “Trước đây con xem một chương trình truyền hình, nhờ có người hiến giác mạc nên em bé không bị mù nữa. Và giờ con cũng muốn mang lại ánh sáng cho hai người”.

Đáp ứng nguyện vọng của con, bà Dụ đã liên lạc với bệnh viện Mắt Trung Ương, ít ngày sau gia đình nhận được đơn thư cảm ơn của bệnh viện. Trong đơn viết rõ lời cảm ơn tới Nga và gia đình, khuyên gia đình nên hỏi thêm ý kiến những người thân khác và nghĩa cử ấy chỉ có thể thực hiện khi người bệnh đã chết.

Thương con và nghĩ tới trách nhiệm làm mẹ, bà Dụ đã đi hỏi ý kiến một số người về tâm nguyện của con gái. Song, sự đời lại trớ trêu thay khi người tốt lại bị thiên hạ nghĩ xấu, một số người do suy nghĩ ích kỷ, thiển cận lại cho rằng việc Nga hiến giác mạc chỉ nhằm mục đích mang về cho gia đình tiền tỷ hoặc chỉ để um xùm danh tiếng.

Nghẹn lòng khi tâm sự với chúng tôi về điều này, bà Dụ nuốt nước bọt rồi nói: “Con muốn làm việc thiện trước lúc đi xa mà người ta lại nghĩ như thế, tôi buồn lắm. Nhưng vì con, chúng tôi sẽ bỏ ngoài tai những lời dị nghị không đáng và vẫn để con được hiến giác mạc”.

Ánh chiều vàng buông xuống, bao bọc ngôi nhà ngói ẩm thấp, chia tay gia đình ông Xuân bà Dụ, ngoái đầu nhìn lại, lòng tôi trĩu nặng niềm thương cảm và cả một nỗi lo thấp thỏm về người con gái đang vật lộn từng giờ, từng ngày trong căn nhà trống trải, da thịt em đang bị ăn mòn bởi cái lạnh mùa đông và cái nóng nực mùa hè.
Mọi sự giúp đỡ cô gái Nguyễn Thị Nga xin gửi về Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động, địa chỉ: 51 Hàng Bồ, Hà Nội; ĐT: 04.39232756; ĐTDĐ: 098.222.1960/091.456.8886; hoặc chuyển về Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng vàng, tài khoản: 102010000013374, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, chi nhánh Hoàn Kiếm, hoặc  Nguyễn Thị Nga (thôn An Nhân - thị trấn Tứ Kỳ - huyện Tứ Kỳ - Hải Dương), sđt: bà Vũ Thị Dụ 01223376261.
TIN LIÊN QUAN

Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?

TAM NGUYÊN |

Cách bóng đá Nhật Bản sử dụng huấn luyện viên Philippe Troussier có thể là cách VFF cân nhắc học hỏi…

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương

HỮU CHÁNH |

Chiếc ôtô con đâm trúng 6 xe máy trước khi đâm thẳng vào hộ lan bên đường và dừng lại. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

Những người phụ nữ vất vả mưu sinh mong kiếm đủ tiền về quê ăn Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2023, chợ đầu mối hoa quả Long Biên luôn nhộn nhịp, tấp nập. Tại đây, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ cửu vạn vất vả kéo xe chở hàng chục chuyến hàng. Họ làm đến ngày 30 với mong muốn có đủ tiền về quê ăn Tết, sum họp cùng gia đình.

Bộ Quốc phòng trả lời về tuổi đi nghĩa vụ quân sự trước khi học đại học

Vương Trần |

Bộ Quốc phòng mới đây đã có trả lời liên quan đến kiến nghị của cử tri về tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự - trước khi học đại học hoặc nghề.

Chuyện dở khóc, dở cười của những người chăm sóc thú cưng ngày Tết

PHẠM ĐÔNG - THU HIỀN |

Khi Tết đến xuân về, mọi người được quây quần bên gia đình thì những người chăm sóc thú cưng vẫn phải làm luôn chân, quanh quẩn bên những chú chó, mèo. Cũng từ đây đã xuất hiện những câu chuyện thú vị, hài hước và cảm động.