Xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An – đi lên từ nội lực

HỒNG SƠN |

Sau 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, diện mạo nhiều vùng quê tỉnh Nghệ An đã có sự chuyển biến rõ nét. Kết cấu hạ tầng, văn hoá giáo dục … được đầu tư nâng cấp, kinh tế phát triển nên đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên. Có được kết quả đó là nhờ tỉnh biết phát huy nội lực, khai thác tiềm năng và lợi thế của từng địa phương.

Xác định nhân dân là chủ thể của chương trình nên tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động giúp nhân dân hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ trong xây dựng nông thôn mới. Phát động, triển khai thực hiện nhiều phong trào thi đua và được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.

Phong trào thi đua “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới” đã tạo hiệu ứng tích cực và sức lan toả rộng khắp. Qua đó phát huy được vai trò chủ thể của nhân dân, huy động nội lực của nhân dân. Chú trọng xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống dân sinh như điện, đường, trường, trạm, bê tông hoá kênh mương, phát triển kinh tế…

Trang trại chăn nuôi của gia đình anh Võ Ngọc Minh xã Hưng Tân huyện Hưng Nguyên lãi 250 triệu đồng/năm. Ảnh Hồng Sơn
Trang trại chăn nuôi của gia đình anh Võ Ngọc Minh xã Hưng Tân huyện Hưng Nguyên lãi 250 triệu đồng/năm. Ảnh Hồng Sơn
Trong quá trình thực hiện chương trình đã xuất hiện một số địa phương có nhiều cách làm hay, sáng tạo như xã Hưng Tân huyện Hưng Nguyên. Trong 5 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, xã đã vận động nhân dân đóng góp được 290 tỷ đồng, hiến 48.000 m2 đất làm đường giao thông và hàng ngàn ngày công xây dựng.

Hưng Tân đã xây dựng được 5/9 cánh đồng cho thu nhập cao từ 200 đến 250 triệu đồng/năm, 175 trang trại có giá trị kinh tế cao gấp 4 – 5 lần so với trồng lúa. Thu nhập bình quân đầu người 52 triệu đồng/năm và không có hộ nghèo. Kết quả đó đã giúp xã đoạt giải nhất tại cuộc thi mẫu “xã nông thôn mới đẹp và thôn – bản nông thôn mới đẹp”.

Làm tốt công tác dân vận, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở nên tỉnh đã huy động được nhiều nguồn lực lớn từ nhân dân và các doanh nghiệp cho chương trình xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2011 đến nay ngoài nguồn vốn từ ngân sách và vốn lồng ghép, trên địa bàn toàn tỉnh, nhân dân đã đóng góp 8.45,7 tỷ đồng, doanh nghiệp đóng góp 2.804,6 tỷ đồng. Nhân dân hiến hàng trăm ngàn m2 đất để làm đường giao thông, xây dựng trường học và xây dựng nhà văn hoá khối xóm. Hiện tại nợ đọng thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới đã được tỉnh và các địa phương thanh toán hết.

Sau 10 năm thực hiện, hầu hết các địa phương đã có nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện. Bộ máy tham mưu giúp việc được hoàn thiện và hoạt động chuyên nghiệp. Mọi tầng lớp nhân dân ngày càng hiểu rõ hơn lợi ích được hưởng từ chương trình mang lại và tích cực tham gia hơn nữa.

Đến hết năm 2019 toàn tỉnh phấn đấu có thêm ít nhất 39 xã và một đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 25 thôn, bản các huyện miền núi đạt chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí của tỉnh.

HỒNG SƠN
TIN LIÊN QUAN

Chợ nông thôn mới hàng chục tỉ thành nơi... tập kết rác

QUANG ĐẠI |

Chợ Cầu ở xã Hưng Tiến, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) được xây dựng theo tiêu chí nông thôn mới từ năm 2014 với tổng kinh phí 12,5 tỉ đồng, đến nay phần lớn để hoang, nhiều nơi thành điểm tập kết rác thải. 

Nghệ An xây dựng nông thôn mới tạo đà phát triển bền vững

HỒNG SƠN |

Kết quả 10 năm xây dựng nông thôn mới tại Nghệ An đã tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của người dân, tạo ra bộ mặt mới cho vùng nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

10 năm xây dựng nông thôn mới, đời sống nông dân tăng nhưng cần "đột phá"

L.V |

Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn  mới, bộ mặt nông thôn và đời sống nông dân vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ chuyển mình mạnh  mẽ.

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

“Người vận chuyển” những chuyến xe miễn phí đón công nhân về quê ăn Tết

Trần Tuấn |

Để việc đón công nhân về quê ăn Tết diễn ra thuận tiện nhất, lái xe của các doanh nghiệp vận tải đã đưa xe đến khu công nghiệp Thăng Long từ tối hôm trước và ngủ qua đêm chờ công nhân tới.

Chợ nông thôn mới hàng chục tỉ thành nơi... tập kết rác

QUANG ĐẠI |

Chợ Cầu ở xã Hưng Tiến, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) được xây dựng theo tiêu chí nông thôn mới từ năm 2014 với tổng kinh phí 12,5 tỉ đồng, đến nay phần lớn để hoang, nhiều nơi thành điểm tập kết rác thải. 

Nghệ An xây dựng nông thôn mới tạo đà phát triển bền vững

HỒNG SƠN |

Kết quả 10 năm xây dựng nông thôn mới tại Nghệ An đã tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của người dân, tạo ra bộ mặt mới cho vùng nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

10 năm xây dựng nông thôn mới, đời sống nông dân tăng nhưng cần "đột phá"

L.V |

Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn  mới, bộ mặt nông thôn và đời sống nông dân vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ chuyển mình mạnh  mẽ.