Chương trình sữa học đường: Việc tham gia trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện

VƯƠNG TRẦN |

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết, việc tham gia chương trình sữa học đường của các em học sinh là trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc. Không có chuyện bị ép buộc hay đưa vào đánh giá thi đua nội dung này.

Tinh thần tự nguyện

Chiều 25.9, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội thường kỳ, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có thông tin báo chí về chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh trên địa bàn giai đoạn 2018-2020.

Ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo - thông tin, theo Đề án này, trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học tại Hà Nội sẽ được thụ hưởng chương trình trợ giá uống sữa theo năm học, từ năm học 2018-2019 đến hết năm 2020. Với định mức mỗi trẻ mẫu giáo, học sinh được uống sữa tươi 5 lần/tuần của 9 tháng đi học (mỗi ngày uống một lần), mỗi lần 1 hộp 180ml.

Theo cơ chế hỗ trợ Đề án sữa học đường trẻ em mẫu giáo, học sinh tiểu học thuộc diện nghèo cận nghèo; học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc diện chính sách được uống sữa miễn phí. Trong đó ngân sách hỗ trợ 50% tiền sữa, DN cung cấp sữa hỗ trợ 50%.

Cũng theo ông Tiến, đối với học sinh bình thường, ngân sách hỗ trợ 30% tiền sữa, DN cung cấp sữa hỗ trợ 20% tiền sữa, 50% tiền sữa sẽ do phụ huynh học sinh đóng góp. Mức giá một hộp sữa dự kiến tối đa là 6.800 đồng/hộp/180ml. Tức mỗi học sinh bình thường phải đóng góp 3.400 đồng/hộp, số tiền một tháng uống sữa là khoảng 70.000 đồng, chỉ tương đương với 2 bát phở vào buổi sáng.

Ngoài ra, theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, hiện cơ quan này đang phát hành hồ sơ mời các nhà sản xuất sữa tham gia đấu thầu cung cấp sữa cho chương trình sữa học đường cho các trường học trên địa bàn.

“Hiện nay chúng tôi mới phát hành hồ sơ thầu, đến ngày 1.10 mới đóng thầu. Do đây là chương trình lớn nên chúng tôi sẽ lựa chọn những DN thực sự lớn, có uy tín. Bởi làm một phép tính đơn giản, nếu có 90% trẻ em mẫu giáo, học sinh tiểu học Hà Nội tham gia chương trình sữa học đường trên địa bàn toàn Hà Nội, mỗi ngày phải cung cấp từ 1 đến 1,1 triệu hộp sữa. Như vậy chỉ có những hãng sữa lớn mới đáp ứng được, còn các DN sữa nhỏ sẽ không thể đáp ứng được” - ông Tiến nói.

Trước câu hỏi của phóng viên về việc học sinh có bắt buộc phải tham gia chương trình Sữa học đường, ông Tiến cho rằng, phụ huynh hoàn toàn có thể không đăng ký và cho con tự đưa sữa ở nhà đến trường uống được.

“Về tinh thần, việc tham gia là tự nguyện, không bắt buộc. Với những phụ huynh không có nhu cầu cho con tham gia thì hoàn toàn không cần phải đăng ký và không ai có thể bắt buộc. Thậm chí, kể cả dù đã đăng ký tham gia, nếu thấy không phù hợp và cần thiết thì có thể dừng tham gia bất cứ lúc nào” - ông Tiến nói.

Ông Tiến cũng thông tin, chất lượng, thành phần cung ứng sữa học đường cho trẻ em, học sinh Hà Nội cũng được đảm bảo chặt chẽ vì Hà Nội liên kết chặt chẽ với Bộ Y tế để kiểm định, giám sát chất lượng sữa.

Sữa học đường được bổ sung vi chất

Theo PGS-TS Bùi Thị Nhung - Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Với trẻ em, sữa còn quan trọng hơn vì nguồn dinh dưỡng dễ hấp thu. Sữa học đường được bổ sung vi chất. Vi chất dinh dưỡng đóng vai trò rất lớn. Không chỉ Việt Nam mà các nước trên thế giới đều rất quan tâm tới điều này. Với mục tiêu của chương trình, chúng tôi hy vọng, canxi, vitamin và sắt được cải thiện hơn 30%.

“Có 2 giai đoạn là dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời và giai đoạn tiền dậy thì. Chương trình sữa học đường với mục tiêu bổ sung sữa cho trẻ em, cũng là căn cứ dựa theo đề án tổng thể nâng cao tầm vóc của người Việt Nam. Bộ Y tế cũng đã tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới” - PGS-TS Bùi Thị Nhung nói.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Người trẻ mang mùa xuân đến với người vô gia cư

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đêm muộn cuối năm, trong cái lạnh tê tái của mùa đông khi đa số mọi người đang trở về quê ăn tết, sum vầy với gia đình thì các đoàn thiện nguyện cũng bắt đầu hành trình mang tết đến cho những cụ ông cụ bà vô gia cư.

Cảnh màn trời chiếu đất của tiểu thương vượt hàng trăm km lên TPHCM bán hoa

Chân Phúc |

Mang cây kiểng, hoa các loại từ mọi miền đất nước vào TPHCM để bán trong dịp Tết, khi màn đêm xuống, khách không còn, những tiểu thương phải nghỉ tạm trên những chiếc võng, lều dựng tạm, mong chờ sớm ngày bán hết hoa Tết để về quê sum họp cùng gia đình.

Thủ tướng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm 3 Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với các ông: Hồ Phước Thành; Đỗ Tiến Đông; KPă Thuyên.

Chuyển hồ sơ sai phạm ở dự án của Mường Thanh Hà Nam cho Bộ Công an xử lý

Quang Việt |

Thanh tra Chính phủ chuyển Bộ Công an xem xét và xử lý dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại Mường Thanh tại tỉnh Hà Nam do phát hiện có nhiều sai phạm liên quan chỉ định đầu tư, cho thuê đất, chuyển nhượng căn hộ...

Cận Tết, hàng chục giảng viên của Cao đẳng Kỹ Nghệ II vẫn đợi thù lao

NHÓM PV |

Dù đã hoàn thành chương trình giảng dạy, đào tạo theo như thoả thuận, hợp đồng với Trường Cao đẳng Kỹ Nghệ II nhưng đến nay nhiều giảng viên, đối tác của đơn vị này vẫn chưa nhận được thù lao dù Tết Nguyên đán đã đến gần. Với nhiều người, nếu không nhận được khoản tiền này thì cái Tết với họ rất khó khăn.