World Bank: Suy thoái kinh tế có thể thấp nhất ở Nam Á trong 40 năm qua

Chân Anh (Theo Reuters) |

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra nhận định, Ấn Độ và các quốc gia Nam Á khác có thể ghi nhận tăng trưởng kinh tế ở mức độ thấp nhất trong 4 thập kỷ năm nay do dịch COVID-19.

Cụ thể, báo cáo Trọng điểm kinh tế Nam Á của Ngân hàng Thế giới vào ngày 12.4 cho thấy, khu vực Nam Á, bao gồm 8 quốc gia, có khả năng chỉ đạt mức tăng trưởng kinh tế từ 1,8% đến 2,8% trong năm nay, giảm so với mức 6,3% - số liệu dự kiến vào sáu tháng trước.

Đối với Ấn Độ, nền kinh tế lớn nhất khu vực, dự kiến tăng trưởng 1,5% đến 2,8% trong năm ngân sách được bắt đầu từ ngày 1.4. Ngân hàng Thế giới ước tính con số này ở mức 4,8% - 5% trong năm ngân sách vừa kết thúc vào ngày 31.3.

Suy thoái kinh tế có thể tồi tệ nhất ở Nam Á trong 40 năm. Ảnh minh họa: Getty Images
Suy thoái kinh tế có thể tồi tệ nhất ở Nam Á trong 40 năm. Ảnh minh họa: Getty Images

Ngoài Ấn Độ, Ngân hàng Thế giới tăng trưởng kinh tế dự báo Sri Lanka, Nepal, Bhutan và Bangladesh cũng sẽ giảm xuống. 3 nước khác là Pakistan, Afghanistan và Maldives dự kiến sẽ rơi vào suy thoái.

Các biện pháp được thực hiện để chống lại dịch bệnh COVID-19 đã phá vỡ chuỗi cung ứng trên khắp Nam Á, nơi đã ghi nhận hơn 13.000 trường hợp nhiễm COVID-19 cho đến nay,  dù số ca nhiễm vẫn thấp hơn nhiều nơi trên thế giới.

Lệnh phong tỏa tại Ấn Độ ảnh hưởng tới 1,3 tỉ dân đã khiến hàng triệu người mất việc, các doanh nghiệp lớn nhỏ phải ngừng hoạt động và buộc rất nhiều lao động nhập cư tại các thành phố lớn phải về nhà ở các vùng nông thôn.

Trong trường hợp lệnh phong tỏa kéo dài và rộng khắp, báo cáo đã cảnh báo về một trường hợp xấu nhất trong đó toàn bộ khu vực sẽ trải qua một sự giảm hụt kinh tế trong năm nay.

Để giảm thiểu thiệt hại kinh tế trong ngắn hạn, Ngân hàng Thế giới kêu gọi các nước trong khu vực công bố các biện pháp tài chính và tiền tệ để hỗ trợ lao động nhập cư thất nghiệp, cũng như giảm nợ cho doanh nghiệp và cá nhân.

Cho đến nay, Ấn Độ đã công bố một kế hoạch kinh tế trị giá 23 tỉ USD để tạo tiền mặt trực tiếp cho hàng triệu người nghèo bị ảnh hưởng của lệnh phong tỏa. Ở nước láng giềng Pakistan, chính phủ cũng đã công bố kế hoạch trị giá 6 tỉ USD để hỗ trợ nền kinh tế.

Ông Hartwig Schafer - quan chức cấp cao của Ngân hàng Thế giới cho biết: "Ưu tiên của tất cả các chính phủ ở Nam Á là ngặn chặn sự lây lan của dịch bệnh và bảo vệ người dân, đặc biệt là những người nghèo nhất phải đối mặt với những hậu quả vô cùng lớn về kinh tế và sức khỏe".

Chân Anh (Theo Reuters)
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế Việt Nam mất bao lâu để phục hồi khi dịch COVID-19 qua đi?

Phạm Dung |

Theo chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương, kinh tế thế giới sẽ phải mất 5-7 năm để phục hồi như năm 2019, trong đó kinh tế Việt Nam có thể sẽ phục hồi nhanh hơn do chúng ta đang kiểm soát tốt dịch bệnh.

Kịch bản đón đầu "vực dậy" phục hồi nền kinh tế sau đại dịch COVID-19

VƯƠNG TRẦN |

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc chuẩn bị trước các kịch bản và dự kiến sớm các giải pháp để vực dậy nền kinh tế sau khi dịch COVID-19 kết thúc là rất cần thiết.

Doanh nghiệp xuất khẩu tìm hướng vượt khó mùa dịch

Gia Miêu |

Mặc dù tình trạng giao thương đang gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu TPHCM trong 3 tháng vẫn được ghi nhận con số tăng hơn so với cùng kỳ.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Kinh tế Việt Nam mất bao lâu để phục hồi khi dịch COVID-19 qua đi?

Phạm Dung |

Theo chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương, kinh tế thế giới sẽ phải mất 5-7 năm để phục hồi như năm 2019, trong đó kinh tế Việt Nam có thể sẽ phục hồi nhanh hơn do chúng ta đang kiểm soát tốt dịch bệnh.

Kịch bản đón đầu "vực dậy" phục hồi nền kinh tế sau đại dịch COVID-19

VƯƠNG TRẦN |

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc chuẩn bị trước các kịch bản và dự kiến sớm các giải pháp để vực dậy nền kinh tế sau khi dịch COVID-19 kết thúc là rất cần thiết.

Doanh nghiệp xuất khẩu tìm hướng vượt khó mùa dịch

Gia Miêu |

Mặc dù tình trạng giao thương đang gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu TPHCM trong 3 tháng vẫn được ghi nhận con số tăng hơn so với cùng kỳ.