Tín dụng chính sách xã hội góp phần nâng cao vị thế người phụ nữ

P.V |

Việc cung cấp tín dụng chính sách xã hội của NHCSXH đã không những đáp ứng nhu cầu tài chính của phụ nữ nghèo mà còn nâng cao năng lực và địa vị xã hội của họ, góp phần vào sự tiến bộ của phụ nữ nông thôn. Sự nâng cao năng lực và địa vị xã hội của người phụ nữ hay nói cách khác là nâng cao vị thế của người phụ nữ thể hiện qua việc nâng cao khả năng tác động đến quá trình ra quyết định trong cộng đồng, tăng sự tự tin trong tham gia các hoạt động xã hội, có tiếng nói quan trọng hơn trong gia đình.

Hiện nay, phụ nữ Việt Nam góp một phần rất lớn vào quá trình phát triển của đất nước, thể hiện ở số nữ chiếm tỉ lệ cao trong lực lượng lao động. Với hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ở Việt Nam, thực tế cũng cho thấy, tín dụng chính sách xã hội được đánh giá là phù hợp với khả năng và nhu cầu của người nghèo/người có thu nhập thấp. Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ tài chính (như tín dụng, tiết kiệm...) cho đối tượng nghèo và thu nhập thấp NHCSXH còn phối hợp với hội, đoàn thể và các cơ quan khuyến nông tư vấn, đào tạo để giúp cho người nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo có đủ năng lực khởi sự hoạt động kinh doanh, vươn lên làm chủ hoàn cảnh, cải thiện cuộc sống, thoát khỏi cảnh nghèo một cách bền vững.

Là tổ chức có số vốn nhận ủy thác lớn nhất của NHCSXH trong số các tổ chức hội, đoàn thể, thời gian qua, Hội LHPN Việt Nam đã tạo điều kiện, hỗ trợ phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo có cơ hội tiếp cận trực tiếp với nguồn vốn vay, giúp chị em phát huy được tính tự chủ trong việc phát triển kinh tế, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đến nay, Hội LHPN Việt Nam đang quản lý 68.991 Tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ đạt trên 72.000 tỉ đồng cho trên 2,6 triệu hộ vay vốn. Trong đó tập trung ở các chương trình: Cho vay hộ nghèo hơn 13,5 nghìn tỉ đồng; hộ cận nghèo trên 11,7 nghìn tỉ đồng; hộ thoát nghèo trên 12.000 tỉ đồng; học sinh, sinh viên thông qua hộ gia đình hơn 5,2 nghìn đồng.

Qua 16 năm triển khai thực hiện (2002-2018), Hội LHPN Việt Nam đã phối hợp với NHCSXH thực hiện đúng quy trình cho vay hộ nghèo. Sinh hoạt Tổ tiết kiệm và vay vốn đã được các cấp Hội duy trì thường xuyên với nội dung phù hợp và thiết thực. Tại các buổi sinh hoạt tổ, chị em vay vốn đã được tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm sản xuất và hướng dẫn cách sử dụng vốn vay vào làm ăn, cách xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; góp phần hạn chế những nguyên nhân phổ biến của các hộ nghèo như sinh nhiều con, không biết cách tính toán làm ăn… Thông qua sinh hoạt tổ, chị em hội viên đã có dịp hiểu và chia sẻ và gắn bó với nhau, từ đó góp phần tập hợp ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào tổ chức Hội. Kết quả 100% Tổ tiết kiệm và vay vốn do Hội LHPN Việt Nam quản lý thực hiện đúng hợp đồng ủy nhiệm với NHCSXH như đôn đốc thành viên trả nợ gốc theo hợp đồng thoả thuận. Chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội của các Tổ tiết kiệm và vay vốn do tổ chức Hội Phụ nữ quản lý ngày càng đi vào nền nếp và phát huy hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn vay.

Có thể nói, tín dụng chính sách xã hội là công cụ hiệu quả và đáng tin cậy, đã và đang cung cấp ngày càng nhiều hơn các sản phẩm, dịch vụ tài chính và phi tài chính cho người nghèo. Tín dụng chính sách xã hội giúp họ tăng thêm thu nhập, tạo lập hoạt động kinh doanh bền vững và giảm khả năng tổn thương trước các cú sốc từ bên ngoài. Tín dụng chính sách xã hội đồng thời là công cụ mạnh mẽ giúp người nghèo, đặc biệt phụ nữ yếu thế trở thành trụ cột kinh tế gia đình, từ đó thêm tiếng nói và vị thế trong gia đình - xã hội. Hầu hết các nữ doanh nhân vi mô này không chỉ vươn lên thoát nghèo, ổn định đời sống, mà còn tạo được hiệu ứng tích cực tới cộng đồng: tạo thêm việc làm hay đào tạo nghề giúp các chị em phụ nữ khác tại địa phương có cơ hội phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.

P.V
TIN LIÊN QUAN

Những nhóm hàng tăng giá đẩy chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 tăng mạnh

Vũ Long |

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1.2023 tăng 4,89% do nhiều yếu tố, trong đó, tác động nhiều nhất là sự tăng giá của hàng hóa Tết, giá nhiên liệu.

Tiền vệ Quang Hải có còn nhiều cơ hội ra sân tại Pau FC?

HOÀNG HUÊ |

Tiền vệ Nguyễn Quang Hải tiếp tục không tạo ra được nhiều dấu ấn sau khi được trao cơ hội ra sân thi đấu cho Pau FC.

Quán karaoke “phủ bụi”, người dân mỏi mắt tìm nơi còn mở cửa

Nhóm PV |

Ra Tết thường là thời điểm mọi người gặp mặt, vui chơi và quán karaoke cũng là địa điểm được tìm đến trong mỗi buổi tụ họp, liên hoan. Tuy nhiên, hiện nay, 100% cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke tại Hà Nội tạm dừng hoạt động do không đủ tiêu chuẩn về an toàn phòng cháy, chữa cháy. Đầu năm mới, nhưng tất cả đều đóng cửa im lìm.

Chiêm ngưỡng 3.000 mộc bản kinh Phật tại ngôi cổ tự ở Bắc Giang

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Chùa Vĩnh Nghiêm, tồn tại từ thời Lý, được coi là danh lam cổ tự của tỉnh Bắc Giang. UNESCO đã trao bằng công nhận 3.000 mộc bản trong chùa là di sản tư liệu ký ức thế giới.

Trình Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuối năm 2023

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội sẽ phối hợp với Bộ Tư pháp tiếp thu ý kiến thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10.2023).

Đón sóng đầu tư bất động sản công nghiệp

Lam Duy |

Không ít doanh nghiệp thời gian qua đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực bất động sản công nghiệp nhằm đón sóng nhu cầu bùng nổ khi làn sóng đầu tư quốc tế đổ về Việt Nam.

Dòng người lao động tấp nập trở về Bình Dương mưu sinh sau Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Hàng chục ngàn người lao động đi xe máy từ các tỉnh nối nhau tấp nập trở về Bình Dương để đi làm trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán 2023, bắt đầu cuộc mưu sinh của năm mới.

Yên Bái: Vì sao sới chọi trâu "khủng" ngang nhiên được tổ chức?

Văn Đức |

Sới chọi trâu không phép do một doanh nghiệp đứng ra tổ chức tại xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình thu hút sự tham gia của hàng chục nghìn người.