Tín dụng chính sách tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Gia Lai

V.H |

Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, những năm qua kinh tế của tỉnh Gia Lai đạt tốc độ tăng trưởng khá. Tín dụng chính sách bước đầu đã làm thay đổi nhận thức tích cực lao động sản xuất phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm, góp phần xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phát biểu khai mạc Hội nghị Hội nghị tổng kết 10 năm (2007 - 2017) thực hiện tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Đức Hoàng cho biết, là tỉnh nghèo miền núi ở Bắc Tây Nguyên, Gia Lai có điểm xuất phát thấp, năng suất lao động thấp. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa. Trình độ sản xuất nông nghiệp của người dân còn lạc hậu.

Tại đây, các chính sách an sinh xã hội đã được quan tâm chỉ đạo, đặc biệt là chính sách tín dụng ưu đãi được triển khai có hiệu quả, giúp hộ đồng bào DTTS dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách để đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó những năm qua kinh tế của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu nhập bình quân đầu người đạt 38,2 triệu đồng/năm vào năm 2016, gấp 2,58 lần so năm 2010; đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS từng bước cải thiện, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc NHCSXH tỉnh Gia Lai Lê Văn Chí cho biết, qua 10 năm thực hiện, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn đạt 8.639,9 tỉ đồng, với 458.609 lượt hộ vay, trong đó doanh số cho vay hộ đồng bào DTTS là 3.455,6 tỉ đồng, với 203.216 lượt hộ vay. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng đến 31/3/2018 đạt 4.046,6 tỉ đồng, tăng 3.311,6 tỉ đồng so năm 2007, tăng gấp 5,5 lần. Riêng hộ đồng bào DTTS được thụ hưởng hầu hết các chương trình tín dụng tại NHCSXH, cụ thể có 80.105 khách hàng là hộ đồng bào DTTS đang còn dư nợ, chiếm 50,12% số hộ dư nợ tại NHCSXH, với dư nợ là 1.890,6 tỉ đồng, chiếm 46,72% tổng dư nợ, dư nợ bình quân hộ DTTS đạt hơn 26,66 triệu đồng/hộ.

Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp cho hơn 203 nghìn hộ đồng bào DTTS phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và thoát nghèo, trong đó: có trên 95 nghìn hộ thoát nghèo; thu hút và tạo viêc làm cho 20.578 lao động, trong đó có 591 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp trên 4.856 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng 9.258 căn nhà cho hộ nghèo; xây dựng 29.446 công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn... góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Bà Rchăm H’Hồng - Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh cho biết ngày càng nhiều hộ hội viên là người DTTS vay vốn của NHCSXH vượt khó, vươn lên làm kinh tế giỏi có thu nhập hằng năm từ 100 đến 200 triệu đồng. Tín dụng chính sách bước đầu đã làm thay đổi nhận thức tích cực lao động sản xuất phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm, góp phần xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hộ vay vốn Ksor H’ Ayết ở làng Klăh 2, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai chia sẻ: Với đồng vốn ít ỏi của gia đình và vốn vay NHCSXH huyện năm 2013 là 10 triệu đồng và món vay chương trình hộ mới thoát nghèo với số tiền 30 triệu đồng năm 2016, hiện nay gia đình đã có 800 cây càphê kinh doanh, 3 sào lúa, 1 con heo nái, 12 con heo thịt. Tổng thu nhập hằng năm của gia đình đến thời điểm này đã trừ chi phí là 100 triệu đồng/năm và mua sắm được nhiều tiện nghi trong nhà.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Nguyễn Văn Lý đánh giá cao hiệu quả thiết thực của tín dụng chính sách đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là bảo đảm an sinh xã hội.

Phó Tổng Giám đốc nhấn mạnh tín dụng chính sách góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giúp đồng bào DTTS giải quyết những vấn đề căn bản thiết yếu của cuộc sống, làm quen với việc vay vốn để SXKD và đặc biệt tín dụng chính sách đã thực sự là “cầu nối” giữa cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp với quần chúng nhân dân, đặc biệt là với khối đồng bào DTTS.

V.H
TIN LIÊN QUAN

Hàng loạt quán "Cà phê âm nhạc" dội âm thanh cực lớn, náo loạn khu dân cư

NHÓM PV |

Theo phản ánh của người dân tại khu vực ngách 35 ngõ 76 phố An Dương, phường Tứ Liên (quận Tây Hồ, Hà Nội) xuất hiện hàng loạt các ngôi nhà cấp 4 hoặc xây thấp tầng mở kinh doanh, treo biển “cà phê âm nhạc”. Hằng ngày, từ khoảng 19 giờ, các quán đồng loạt lên nhạc, bật đèn màu, mở âm thanh cỡ lớn, náo loạn cả khu dân cư khiến người dân vô cùng bức xúc.

Tài xế "chở" cảnh sát trên nắp capô hơn 2km rồi gây tai nạn giao thông

Quang Việt |

Tài xế 65 tuổi sau khi bất tuân hiệu lệnh của tổ công tác đã nhấn ga đâm thẳng vào Cảnh sát giao thông khiến một chiến sĩ phải bám vào nắp ca pô. Nhưng tài xế vẫn không dừng lại mà phóng bỏ đi hơn 2km, sau đó gây tai nạn giao thông.

Giá trị đồ ngự dụng của vua chúa thời Lê sơ trong Hoàng thành Thăng Long

TS. NGUYỄN HỮU MẠNH (Khoa Lịch sử - Trường Đại học KHXH&NV-ĐHQGHN) |

Trong số 27 Bảo vật Quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, bộ sưu tầm bát, đĩa gốm men trắng vẽ lam trang trí rồng, thời Lê sơ, thế kỷ XV, XVI mang những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc tiêu biểu.

Trời nồm ẩm ở Hà Nội: Máy sấy đắt khách, dịch vụ giặt là làm không hết việc

Nguyễn Thúy |

Theo chia sẻ từ các đại lý, lượng máy sấy, hút ẩm đang rất đắt hàng do thời tiết nồm ẩm kéo dài ở khu vực miền Bắc. Người dùng chủ yếu chọn mua thiết bị ở giá 4-7 triệu đồng.

Toàn cảnh động đất 7,8 độ Richter khiến 4.300 người thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ

Bảo Bình - Dương Anh |

Tính đến sáng 7.2, đã có hơn 4.300 người thiệt mạng và hơn 18.000 người bị thương ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sau trận động đất mạnh 7,8 độ Richter. Đây là một trong những trận động đất mạnh nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1999.

Thêm bực khi phải chạy tới chạy lui xin xác nhận cư trú thay sổ hộ khẩu

HỮU CHÁNH |

Nhiều bạn đọc cho rằng, việc làm thủ tục cư trú hiện nay rất mất thời gian và còn nhiều khó khăn hơn so với trước đây. Nhiều người phải vất vả chạy tới chạy lui mới xin được giấy xác nhận cư trú từ khi khai tử sổ hộ khẩu.

Thêm 1 thiếu niên tử vong trong vụ tai nạn giao thông tại Điện Biên

THANH BÌNH |

Trong vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng vừa xảy ra đêm 6.2 tại Điện Biên đã có thêm 1 thiếu niên tử vong khi được đưa đến bệnh viện.

Độc đáo lễ hội đập trống của người Ma Coong

PHI LONG - ĐỨC TUẤN |

QUẢNG BÌNH - Hàng năm, cứ vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch, người Ma Coong lại tổ chức lễ hội đập trống nhằm cầu trời, đất cho mưa thuận gió hòa, nương rẫy được tươi tốt, bản làng được ấm no, khỏe mạnh, gia súc không bị dịch bệnh…