Thị trường chứng khoán đã tạo đáy hay đang dựng bẫy chực chờ?

Thế Lâm |

Nhịp điều chỉnh trong 2 tuần giao dịch vừa qua trên thị trường chứng khoán đã lấy đi của VN-Index 120,96 điểm, tương ứng mức giảm 8,51%. Kết tuần giao dịch vừa qua, chỉ số đang dừng ở mức 1.299,31 điểm.

Đáy và đỉnh được thiết lập khi nào?

Với số điểm giảm trong 2 tuần qua như đề cập ở trên, câu hỏi được hầu hết nhà đầu tư quan tâm và tìm kiếm câu trả lời chính là: Thị trường chứng khoán với VN-Index liệu đã tạo đáy hay chưa?

Tuy nhiên, khi nào là đáy và khi nào là đỉnh, vốn dĩ là vấn đề cực kì khó xác định ngay cả đối với những chuyên gia về chứng khoán. Mức đáy hay mức đỉnh, chỉ có thể xác định được vào khoảng thời gian sau đó khi chỉ số VN-Index từ đáy hồi phục và tăng điểm trở lại hoặc từ đỉnh bị điều chỉnh giảm xuống.

Đơn cử trong nhịp điều chỉnh đã và đang diễn ra, đỉnh ngắn hạn được xác định là mức 1.420,27 điểm. Vì cũng từ mức này, VN-Index đã giảm mạnh liên tục trong 2 tuần giao dịch vừa qua mất tổng cộng hơn 120 điểm.

Còn mức đáy, cho dù tuần giao dịch vừa kết thúc có 2 phiên về cuối tuần chỉ số hồi phục và lấy về được hơn 19 điểm. Tuy nhiên, 2 phiên tăng trở lại này chưa được cho là chắc chắn và chưa thể khẳng định được nhịp điều chỉnh giảm đã kết thúc. Thanh khoản trên sàn HoSE trong 2 phiên này còn ở mức thấp chưa hỗ trợ tốt cho sự hồi phục của chỉ số.

Ông Lê Thành Đạt – Trưởng phòng môi giới Chi nhánh Nguyễn Hữu Cảnh của Công ty chứng khoán SSI – cho biết, nguyên tắc xác lập thị trường tạo đỉnh hay tạo đáy theo lý thuyết nghiên cứu của William O’neil là chỉ số có mức tăng hơn 20% tính từ đáy được thiết lập và giảm hơn 20% tính từ đỉnh được thiết lập gần nhất.

Theo nguyên tắc này, ông Đạt cho rằng mức giảm trong 2 tuần qua của VN-Index chỉ được xem là nhịp điều chỉnh ngắn hạn bình thường của thị trường sau một chuỗi tăng mạnh và dài.

Cẩn trọng “chọn mặt gửi vàng”

Thật khó để có thể khẳng định rằng tới phiên kết thúc tuần giao dịch vừa qua vào ngày 16.7 VN-Index đã tạo đáy hay chưa.

Theo bà Bùi Thị Kim – Trưởng phòng giao dịch Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam, 5 phiên của tuần giao dịch từ ngày 12-16.7 đã cho thấy khá rõ sự gia cố mạnh mẽ kịch bản chỉ số VN-Index tạo đáy quanh ngưỡng 1.270-1.280 điểm, với xác suất tăng lên 80%. Từ đó có cơ sở để đánh giá rằng “đáy ở quanh đây”.

Nhìn chung, vùng kháng cự trên được nhiều công ty chứng khoán thiên về khả năng cho rằng chính là vùng đáy của nhịp điều chỉnh đã và đang diễn ra. Đặc biệt, với 2 phiên tăng ngày 15-16.7, diễn biến của VN-Index liên tục rung lắc, giằng co phát tín hiệu cho thấy chỉ số đang đi ngang tích lũy trong vùng từ 1.260-1.300 điểm.

Tuy nhiên, theo dự báo trước đó của Công ty chứng khoán Mirae Asset, VN-Index khả năng điều chỉnh về mức 1.200 điểm trong tháng 7 sau đó mới tăng trở lại.

Trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại các tỉnh phía nam, tâm lý thị trường có thể cũng bị tác động phần nào, cho dù thị trường cũng đang được hỗ trợ bởi các thông tin về báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm 2021 của các doanh nghiệp niêm yết.

Trong tình thế như vậy, đa phần các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư cần cẩn trọng trong việc giải ngân mua mới, nên giảm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu và đưa tài khoản về mức cân bằng và an toàn, phòng trường hợp thị trường quay đầu giảm điểm trở lại không bị mắc vào bẫy tăng giá mà thêm thiệt hại.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Chứng khoán và nỗi đau cũ khi khối nội “sợ hãi”, khối ngoại “tham lam”

Thế Lâm |

Với 2 tuần giao dịch vừa qua, chỉ số chứng khoán VN-Index mất gần 121 điểm, tương ứng mức giảm khoảng 8,5%. Nhìn vào các phiên giảm mạnh lại thấy một “nỗi đau cũ”: Khi nhà đầu tư trong nước bán mạnh và bán tháo trong các phiên thị trường giảm mạnh, khối ngoại lại mua gom.

Chứng khoán: Chờ tín hiệu rõ hơn từ phiên cuối tuần và tránh mua đuổi

Thế Lâm |

Phiên tăng hơn 14 điểm của chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 15.7 chưa chắc chắn là đà hồi phục. Khả năng, tín hiệu này phải chờ đến phiên cuối tuần ngày 16.7 có thể mới rõ ràng hơn.

Chứng khoán: Cân nhắc mua vào tại vùng 1.260 điểm với tỷ trọng hợp lý

Thế Lâm |

Thị trường chứng khoán với VN-Index lại có một phiên giảm mạnh ngày 14.7 cho thấy thế bế tắc vẫn chưa bị phá vỡ. Khả năng thị trường sẽ tiếp tục biến động trong vùng 1.260-1.300 điểm.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Chứng khoán và nỗi đau cũ khi khối nội “sợ hãi”, khối ngoại “tham lam”

Thế Lâm |

Với 2 tuần giao dịch vừa qua, chỉ số chứng khoán VN-Index mất gần 121 điểm, tương ứng mức giảm khoảng 8,5%. Nhìn vào các phiên giảm mạnh lại thấy một “nỗi đau cũ”: Khi nhà đầu tư trong nước bán mạnh và bán tháo trong các phiên thị trường giảm mạnh, khối ngoại lại mua gom.

Chứng khoán: Chờ tín hiệu rõ hơn từ phiên cuối tuần và tránh mua đuổi

Thế Lâm |

Phiên tăng hơn 14 điểm của chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 15.7 chưa chắc chắn là đà hồi phục. Khả năng, tín hiệu này phải chờ đến phiên cuối tuần ngày 16.7 có thể mới rõ ràng hơn.

Chứng khoán: Cân nhắc mua vào tại vùng 1.260 điểm với tỷ trọng hợp lý

Thế Lâm |

Thị trường chứng khoán với VN-Index lại có một phiên giảm mạnh ngày 14.7 cho thấy thế bế tắc vẫn chưa bị phá vỡ. Khả năng thị trường sẽ tiếp tục biến động trong vùng 1.260-1.300 điểm.