Thận trọng với làn sóng doanh nghiệp mua lại trái phiếu

TRÍ MINH |

Nhiều doanh nghiệp đã công bố về kế hoạch mua lại trái phiếu trước hạn. Hiện tượng này đang được nhìn nhận thận trọng cả ở phía cơ quan quản lý và các chuyên gia kinh tế.

Ồ ạt mua lại trái phiếu trước hạn

Bộ Tài chính trong thông cáo mới đưa ra cho hay, sự phát triển nhanh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) thời gian qua dẫn đến một số tồn tại như có doanh nghiệp phát hành khối lượng lớn, lãi suất cao trong khi tình hình tài chính hạn chế, một số tổ chức cung cấp dịch vụ không đảm bảo chất lượng dịch vụ, một số nhà đầu tư cá nhân chỉ quan tâm đến lãi suất, không đánh giá đầy đủ đặc điểm, bản chất của TPDN, một bộ phận nhà đầu tư cố tình vi phạm để trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Trước các vi phạm của doanh nghiệp phát hành thời gian qua, trên thị trường xảy ra hiện tượng doanh nghiệp tăng mua lại trái phiếu, các nhà đầu tư cá nhân bán lại trái phiếu trước hạn do quan ngại doanh nghiệp không trả được nợ.

Ngày 15.11, báo cáo về tình hình thị trường, Bộ Tài chính cho biết, từ đầu năm tới nay có 46,48% TPDN riêng lẻ phát hành có tài sản đảm bảo; 53,52% không có tài sản đảm bảo, chủ yếu là trái phiếu của tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng là nhóm phát hành lớn nhất, chiếm 41,34% tổng khối lượng phát hành; các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng chiếm lần lượt 28,87% và 7,8%. Khối lượng trái phiếu mua lại trước hạn là 152,5 nghìn tỉ đồng, tăng 49,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Gần đây, Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) đã công bố kế hoạch mua lại trái phiếu trước hạn của 5 doanh nghiệp, tổng giá trị hơn 2.000 tỉ đồng. Trong đó có thể kể tới như: CTCP Thương mại Công nghệ An Phát có kế hoạch mua lại lô 2 triệu trái phiếu phát hành ngày 30.12.2020 (đáo hạn ngày 30.12.2028), giá trị phát hành 200 tỉ đồng. Mục đích phát hành để cơ cấu lại các khoản nợ, bao gồm mua lại trái phiếu phát hành và thanh toán khoản vay tín dụng...

Nguồn tiền nào thực hiện mua lại?

Chiều ngày 15.11, trao đổi với PV Báo Lao Động, TS Châu Đình Linh (Đại học Ngân hàng TPHCM) đã có những chia sẻ về quan điểm xung quanh hiện tượng doanh nghiệp tăng mua lại trái phiếu. Theo chuyên gia này, việc này nên được khuyến khích bởi mua lại trái phiếu là tự chịu trách nhiệm trên khoản tín dụng của doanh nghiệp. Dựa trên những nguyên tắc hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn và sử dụng vốn đúng mục đích, nếu không thực hiện được những nguyên tắc này thì doanh nghiệp bắt buộc phải thu hồi, mua lại trái phiếu.

"Vấn đề câu hỏi đặt ra nguồn tiền nào để thực hiện mua lại. Doanh nghiệp có nhiều phương án. Họ không chỉ sử dụng tiền mặt đâu" - TS Châu Đình Linh cũng cho rằng, một số doanh nghiệp mua lại có thể chia làm 3 nhóm: nhóm 1 có tiền mặt (từ nguồn vốn bên trong và bán bất động sản chiết khấu cao cho khách hàng) để mua trước hạn trái phiếu; nhóm 2 đổi trái phiếu sang sản phẩm là dự án bất động sản với mức chiết khấu cao và nhóm thứ 3 là đổi tạm thời và mua lại dự án bất động sản.

"Trừ những doanh nghiệp có tài chính tốt mua lại trái phiếu thì những nhóm trên có thể là giải pháp tình thế để kéo dài thời gian thanh toán và chờ đợi sang năm với hạn mức tín dụng mới" - TS Châu Đình Linh phân tích.

Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng nhận định, việc hoàn thiện hành lang pháp lý về TPDN cũng là một tác động lớn dẫn đến việc doanh nghiệp tăng mua lại trái phiếu, điều này nhằm hướng tới một thị trường phát triển minh bạch, bền vững.

Trước đó, ngày 16.9, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65/2022/NĐ-CP bổ sung các quy định để sàng lọc nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, hạn chế việc nhà đầu tư nhỏ lẻ không có năng lực tham gia thị trường; đây cũng chính là các quy định để hạn chế nhà đầu tư cá nhân tiếp cận những rủi ro của TPDN khi không có khả năng phân tích, đánh giá và cũng là các quy định để bảo vệ nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ.

Đồng thời, Nghị định cũng tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành trong việc tuân thủ phương án và hồ sơ chào bán, yêu cầu chế độ công bố thông tin, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ trên thị trường, hoàn thiện cơ chế quản lý giám sát và trách nhiệm thanh, kiểm tra của cơ quan quản lý.

TRÍ MINH
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế 24h: Lãi suất tăng mạnh; Kiểm tra việc phát hành trái phiếu DN

Khương Duy |

Bộ Tài chính sẽ tiếp tục kiểm tra việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp; Lãi suất kỳ hạn 15 tháng lên tới 9,75%; Doanh nghiệp đầu mối cam kết cung ứng đủ xăng dầu cho các đại lý... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Bộ Tài chính: Sẽ tiếp tục kiểm tra việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp

ĐÌNH TRƯỜNG |

Thông tin được nêu tại Báo cáo tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của Bộ Tài chính ngày 15.11.

Giám sát để trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch

TRÍ MINH |

Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) được các ý kiến chuyên gia nhìn nhận vẫn là một kênh gọi vốn hữu ích cho doanh nghiệp. Bộ Tài chính cho hay, quan điểm của Chính phủ là tiếp tục phát triển thị trường hoạt động an toàn, lành mạnh và minh bạch.    

Bộ Tài chính: Đang có hiện tượng doanh nghiệp tăng mua lại trái phiếu

ĐÌNH TRƯỜNG |

Chiều ngày 14.11, Bộ Tài chính đưa ra một số thông tin về hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) và các khuyến nghị của cơ quan này.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Kinh tế 24h: Lãi suất tăng mạnh; Kiểm tra việc phát hành trái phiếu DN

Khương Duy |

Bộ Tài chính sẽ tiếp tục kiểm tra việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp; Lãi suất kỳ hạn 15 tháng lên tới 9,75%; Doanh nghiệp đầu mối cam kết cung ứng đủ xăng dầu cho các đại lý... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Bộ Tài chính: Sẽ tiếp tục kiểm tra việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp

ĐÌNH TRƯỜNG |

Thông tin được nêu tại Báo cáo tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của Bộ Tài chính ngày 15.11.

Giám sát để trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch

TRÍ MINH |

Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) được các ý kiến chuyên gia nhìn nhận vẫn là một kênh gọi vốn hữu ích cho doanh nghiệp. Bộ Tài chính cho hay, quan điểm của Chính phủ là tiếp tục phát triển thị trường hoạt động an toàn, lành mạnh và minh bạch.    

Bộ Tài chính: Đang có hiện tượng doanh nghiệp tăng mua lại trái phiếu

ĐÌNH TRƯỜNG |

Chiều ngày 14.11, Bộ Tài chính đưa ra một số thông tin về hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) và các khuyến nghị của cơ quan này.