Sáp nhập Mediplasts vào Vinamed: Bộ Y tế cần trả lời câu hỏi có thất thoát vốn Nhà nước!

THÔNG CHÍ |

Liên quan tới việc sáp nhập Cty CP Nhựa Y tế (Mediplast) vào Tổng Cty CP Thiết bị Y tế Việt Nam (Vinamed) mà Lao Động từng phản ánh, giữa tháng 10 vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình vừa chỉ đạo Bộ Y tế làm rõ thông tin về việc HĐQT Vinamed bán 750.000 cổ phần Nhà nước tại Cty Mediplast và việc sáp nhập giữa 2 Cty này làm tỉ lệ vốn Nhà nước xuống dưới 20%. Tuy nhiên, ngày 15.11 là thời hạn cuối theo yêu cầu của Phó Thủ tướng đã qua, cổ đông Mediplast vẫn chưa nhận được bất cứ phản hồi nào từ Bộ Y tế.

Cổ đông lo vốn Nhà nước “bốc hơi”

Trước đó, đại diện nhóm cổ đông nhỏ của Cty Mediplast, bà Lê Thị Minh Châu phản ánh, sau khi CPH vào năm 2006, Mediplast có vốn điều lệ 16,5 tỉ đồng (tương đương 1,65 triệu cổ phần), trong đó Nhà nước nắm giữ 48% và số cổ phần này do Vinamed quản lý.

Tại đại hội cổ đông bất thường vào tháng 10.2016, ông Phạm Quang Huy - Chủ tịch HĐQT Mediplast tuyên bố Vinamed đã mua thêm khoảng 21% cổ phần, tăng tỉ lệ nắm giữ cổ phần lên khoảng 69%. Theo phản ánh của các cổ đông, việc sáp nhập Mediplast vào Vinamed làm cho tỉ lệ vốn Nhà nước tại Vinamed bị giảm từ 20% xuống còn 14% chỉ sau 9 tháng CPH là trái với quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quá trình sáp nhập giữa hai Cty có nhiều biểu hiện “bất thường” trong định giá doanh nghiệp nên cần phải làm rõ.

Bên cạnh đó, để thay đổi tỉ lệ vốn Nhà nước sở hữu tại Vinamed khác với tỉ lệ 20%, Cty và người đại diện vốn Nhà nước tại Vinamed cần phải xin phép và sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý vốn Nhà nước có thẩm quyền trước khi thay đổi tỉ lệ. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Cty đã thực hiện việc sáp nhập khiến cho tỉ lệ vốn Nhà nước giảm xuống, thậm chí ngay sau khi Quyết định số 1232/QĐ-TTg.

Tại đại hội cổ đông bất thường Mediplast ngày 26.5, nhiều nhà đầu tư đã chất vấn HĐQT Mediplast việc Vinamed bán cổ phần cho ai? Người mua có quan hệ gì với ông Phạm Quang Huy - Chủ tịch HĐQT Mediplast lẫn Vinamed (giai đoạn tháng 10.2016 đến tháng 4.2017 và hiện là Chủ tịch HĐQT Vinamed)? Bộ Y tế có cho phép Vinamed bán CP Nhà nước hay không?

Ghi nhận của PV Lao Động tại đại hội cổ đông bất thường Mediplast, lãnh đạo Mediplast “trốn tránh” không đi thẳng vào câu trả lời mà cho rằng việc chuyển nhượng cổ phần là quyền của cổ đông, Mediplast không thể can thiệp.

Bức xúc khi không nhận được câu trả lời chính thức từ lãnh đạo Mediplast, nhiều cổ đông thẳng thắn chỉ ra một số “mập mờ”, như thiếu minh bạch trong việc bán cổ phần. Từ đó, họ hoài nghi Vinamed đã bán số lượng lớn cổ phần Mediplast cho một cá nhân để người mua có tỉ lệ áp đảo khi biểu quyết việc HĐQT Mediplast trình đại hội cổ đông thông qua phương án sáp nhập vào Vinamed với tỉ lệ hoán đổi 1 cổ phần Mediplast được nhận 3 cổ phần Vinamed; lãnh đạo Mediplast và Vinamed không rõ ràng trong việc định giá tài sản DN dẫn đến tình trạng định giá thấp cổ phần Nhà nước, tiềm ẩn nguy cơ trục lợi gây thất thoát vốn Nhà nước.

Cổ đông vẫn chờ câu trả lời

Trước sự tình trạng thiếu minh bạch trọng việc bán cổ phần, các cổ đông đã gửi văn bản khiếu nại lên Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và nhiều cơ quan khác. Ngày 4.10, Bộ Tài chính có văn bản gửi Bộ Y tế đề nghị Bộ này với vai trò là đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại Vinamed xem xét, xử lý khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc sáp nhập trên. Dù đã gửi nhiều cơ quan, ban, ngành và được báo chí đưa tin về việc sáp nhập này, nhưng tới nay nhóm cổ đông nhỏ Mediplast vẫn chưa nhận được câu trả lời.

Trước vấn đề trên, giữa tháng 10 vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã yêu cầu Bộ Y tế kiểm tra, làm rõ phản ánh, kiến nghị về một số nội dung liên quan đến việc thoái vốn Nhà nước, sáp nhập giữa Mediplast vào Vinamed.

Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế kiểm tra làm rõ phản ánh, kiến nghị của bà Lê Thị Minh Châu về việc HĐQT Vinamed bán 750.000 cổ phần (tương đương 45,5% vốn điều lệ) của Mediplast và việc sáp nhập Mediplast vào Vinamed làm giảm tỉ lệ sở hữu vốn của Nhà nước tại Vinamed từ 20% xuống 14%, trái với Quyết định số 2265/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt phương án cổ phần hóa Vinamed (Nhà nước nắm giữ 1.760.000 cổ phần, chiếm 20% vốn điều lệ), gây dư luận không tốt về công tác cổ phần hóa.

Trao đổi với Lao Động chiều 15.11, bà Châu cho hay, kể từ khi có văn bản của Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế làm rõ tỉ lệ vốn Nhà nước xuống dưới 20%, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng chưa nhận được bất cứ thông tin nào từ Bộ Y tế xác minh về vấn đề trên. “Thời hạn đã qua, tôi cũng rất sốt ruột nhưng tới nay cũng chưa nhận được bất cứ liên hệ hay thông tin gì từ Bộ Y tế. Chúng tôi vẫn đợi câu trả lời rõ ràng từ Bộ Y tế” - bà Châu nói.

THÔNG CHÍ
TIN LIÊN QUAN

Giờ thứ 9: Ác mộng ADN - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Quyết định được coi là quan trọng bậc nhất cuộc đời một con người chính là quyết định kết hôn. Kết hôn với ai? Kết hôn vì lẽ gì? Kết hôn để mong muốn điều gì? Tất cả những câu hỏi đó luôn được đặt ra trước khi ta quyết định đặt bút ký vào tờ giấy màu hồng tượng trưng cho sự cam kết gắn bó suốt phần đời còn lại...

UEFA thay đổi thể thức vòng loại World Cup và EURO

TAM NGUYÊN |

Vòng loại World Cup và EURO thời gian tới sẽ chia thành 12 bảng đấu với 4 hoặc 5 đội mỗi bảng…

Dự báo diễn biến không khí lạnh bổ sung ngay sau Tết Nguyên đán

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết từ ngày 28.1, không khí lạnh tăng cường sẽ tác động diện rộng đến Bắc Bộ và Trung Bộ.

Tài chính thông minh: Kế hoạch mua căn nhà đầu tiên chỉ với 700 triệu đồng

Nhóm PV |

Mua nhà là quyết định quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Tuy nhiên với số vốn chỉ 700 triệu đồng thì nên cân đối và vay mượn ra sao? Chuyên gia từ chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn) - ông Tạ Thanh Tùng và bà Nguyễn Thị Thuỳ Chi sẽ trả lời chi tiết trong số hôm nay.

Tai nạn trên Quốc lộ 6, 2 người chết, giao thông ùn tắc cục bộ

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Vụ tai nạn xảy ra trên Quốc lộ 6 khiến 2 người tử vong tại chỗ, giao thông ùn tắc cục bộ.

Người dân miền Tây tấp nập quay trở lại TP lớn sau đợt nghỉ Tết

Tạ Quang |

Ngày 26.1 (tức mùng 5 Tết) người dân ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại thành phố lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai,… để làm việc sau dịp nghỉ Tết kéo dài gần 10 ngày.

Các sao Việt đặt kế hoạch đi đâu trong năm mới 2023?

Ngọc Trang - Phước Trường |

Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Hồ Quang Hiếu, Phi Thanh Vân, Đoan Trường... đã hào hứng lập kế hoạch cho các chuyến du lịch trong năm mới 2023.

5 giải pháp chính kiểm soát lạm phát trong năm 2023

TRÍ MINH |

Bước sang năm 2023, sẽ có những thách thức rất lớn trong kiểm soát lạm phát. Thực tế đòi hỏi những giải pháp linh hoạt và đồng bộ.