Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng tần suất bán can thiệp ngoại tệ, ổn định tỷ giá

Hương Nguyễn |

“Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng tần suất bán can thiệp ngoại tệ để sẵn sàng bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường thường xuyên hơn nữa, qua đó tạo điều kiện cho hệ thống tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức và cá nhân, trong đó có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu, qua đó góp phần bình ổn thị trường và hỗ trợ phục hồi kinh tế”, ông Phạm Chí Quang – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cho biết.

Xin ông cho biết một số thông tin sơ bộ về tình hình thị trường tài chính quốc tế từ đầu năm tới nay và tác động đối với tỷ giá USD/VND?

- Ông Phạm Chí Quang: Từ đầu năm 2022, thị trường quốc tế diễn biến phức tạp với nhiều biến động khó lường: căng thẳng Nga - Ukraine ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống kinh tế - tài chính toàn cầu, tác động mạnh lên giá năng lượng và các hàng hóa cơ bản, làm trầm trọng thêm hệ lụy của sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu; các ngân hàng trung ương đẩy nhanh quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ (CSTT), tăng lãi suất điều hành nhằm kiểm soát áp lực lạm phát tăng cao kỷ lục trên toàn cầu; thị trường tài chính tiền tệ biến động mạnh.

Trong bối cảnh đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã liên tiếp tăng lãi suất điều hành 3 lần chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022; mức tăng lãi suất ngày 15.6 (0,75 điểm %) lớn nhất trong vòng 28 năm qua và dự kiến tiếp tục thắt chặt CSTT trong thời gian tới. Đồng USD quốc tế tăng giá mạnh (chỉ số DXY tăng khoảng 10% từ đầu năm 2022), khiến đồng tiền của nhiều nền kinh tế lớn và đang phát triển mất giá mạnh. Những diễn biến trên tác động bất lợi tới cân đối cung cầu ngoại tệ và tâm lý thị trường trong nước, gây áp lực đối với sự ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại tệ.

Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) ông Phạm Chí Quang.
Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) ông Phạm Chí Quang cho biết "Tỷ giá USD/VND hiện nay tăng khoảng 2% so với cuối năm 2021 là phù hợp với điều kiện"

Trước bối cảnh đó, tỷ giá USD/VND không có xu hướng giảm như năm 2021 mà từ đầu năm 2022 đến nay tăng khoảng 2% so với cuối năm 2021. Mặc dù thị trường quốc tế biến động mạnh nhưng thị trường ngoại tệ trong nước vẫn hoạt động ổn định, thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, đặc biệt là nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh trong bối cảnh giá năng lượng và giá hàng hóa cơ bản tăng mạnh trước diễn biến quốc tế phức tạp như đề cập ở trên.

Ông có cho là diễn biến tỷ giá như trên là phù hợp không? NHNN có phải áp dụng biện pháp can thiệp nào không?

- Ông Phạm Chí Quang: Trong bối cảnh khó khăn, phức tạp nêu trên, NHNN điều hành tỷ giá theo hướng vừa tạo dư địa để tỷ giá diễn biến linh hoạt, hấp thụ các cú sốc bên ngoài, vừa can thiệp thị trường ngoại tệ để hạn chế biến động quá mức của tỷ giá, góp phần bình ổn thị trường ngoại tệ, ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

Từ đầu năm 2022, NHNN đã bán ngoại tệ can thiệp với các hình thức phù hợp để bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường, qua đó đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế, đồng thời duy trì thanh khoản VND dồi dào trên thị trường để hỗ trợ bình ổn mặt bằng lãi suất VND, qua đó hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Tỷ giá USD/VND hiện nay tăng khoảng 2% so với cuối năm 2021 là phù hợp với điều kiện, diễn biến thị trường trong, ngoài nước, phù hợp với mục tiêu xuyên suốt của điều hành CSTT là góp phần ổn định thị trường tiền tệ, kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Vậy thời gian tới điều hành tỷ giá của NHNN có gì thay đổi không, thưa ông?

- Ông Phạm Chí Quang: Như đề cập ở trên, ổn định thị trường tiền tệ, kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát là mục tiêu có tính nhất quán trong quá trình điều hành CSTT của NHNN đặc biệt trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng nhanh, do đó NHNN tiếp tục điều hành tỷ giá phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu này, đồng thời hỗ trợ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH.

Theo đó, NHNN sẽ phối hợp điều hành đồng bộ thanh khoản VND để hỗ trợ sự ổn định của tỷ giá, thị trường ngoại tệ và mặt bằng lãi suất. Những năm gần đây, khi điều kiện thị trường thuận lợi, NHNN đã mua được lượng lớn ngoại tệ để tăng Dự trữ ngoại hối.

Trong bối cảnh thị trường diễn biến bất lợi, nhiều áp lực như hiện nay, với quy mô Dự trữ ngoại hối đã được NHNN mua vào và củng cố mạnh mẽ trong các giai đoạn trước đây, NHNN đã, đang và sẽ tiếp tục bán ngoại tệ để bình ổn thị trường.

Theo đó, NHNN sẽ tăng tần suất bán can thiệp ngoại tệ để sẵn sàng bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường thường xuyên hơn nữa, qua đó tạo điều kiện cho hệ thống TCTD đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức và cá nhân, trong đó có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu, qua đó góp phần bình ổn thị trường và hỗ trợ phục hồi kinh tế.

- Xin cảm ơn ông.

Hương Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Chứng khoán: "Thứ Hai đen tối" và cú "ngã ngựa" của cổ phiếu thép

Đức Mạnh |

Lực bán áp đảo khiến chứng khoán trong nước phiên đầu tuần đi trật nhịp với thị trường thế giới và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Lý do gì 11 năm qua Ngân hàng Nhà nước áp room tín dụng lên ngân hàng?

Lan Hương |

Một số ngân hàng thương mại đang cạn room. Liệu “vòng kim cô” room tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng 11 năm qua có còn phù hợp? Theo Ngân hàng Nhà nước, nếu để các ngân hàng tăng trưởng tín dụng với tốc độ lớn như thế thì áp lực lạm phát là rất lớn. Vòng xoáy: lãi suất huy động tăng, lãi suất cho vay tăng, nợ xấu tăng.

Ngân hàng Nhà nước: Kiểm soát lạm phát là trọng tâm 6 tháng cuối năm

ĐÌNH TRƯỜNG |

Ngày 15.6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức họp báo thông tin về kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2022.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Chứng khoán: "Thứ Hai đen tối" và cú "ngã ngựa" của cổ phiếu thép

Đức Mạnh |

Lực bán áp đảo khiến chứng khoán trong nước phiên đầu tuần đi trật nhịp với thị trường thế giới và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Lý do gì 11 năm qua Ngân hàng Nhà nước áp room tín dụng lên ngân hàng?

Lan Hương |

Một số ngân hàng thương mại đang cạn room. Liệu “vòng kim cô” room tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng 11 năm qua có còn phù hợp? Theo Ngân hàng Nhà nước, nếu để các ngân hàng tăng trưởng tín dụng với tốc độ lớn như thế thì áp lực lạm phát là rất lớn. Vòng xoáy: lãi suất huy động tăng, lãi suất cho vay tăng, nợ xấu tăng.

Ngân hàng Nhà nước: Kiểm soát lạm phát là trọng tâm 6 tháng cuối năm

ĐÌNH TRƯỜNG |

Ngày 15.6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức họp báo thông tin về kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2022.