Ngân hàng Nhà nước đứng đầu chỉ số cải cách hành chính 2022

Lan Hương |

Đây là lần thứ 7 Ngân hàng Nhà nước đứng đầu PAR INDEX - Chỉ số cải cách hành chính năm 2022 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ vừa chủ trì Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo. Tại phiên họp, các cơ quan đã công bố kết quả Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2022 (SIPAS 2022), Chỉ số cải cách hành chính năm 2022 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2022).

Kết quả PAR INDEX 2022 của các bộ, cơ quan ngang bộ
Kết quả PAR INDEX 2022 của các bộ, cơ quan ngang bộ.

Trong đó, Ngân hàng Nhà nước trở lại vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng PAR INDEX 2022 của các bộ, cơ quan ngang bộ với điểm Chỉ số CCHC là 91,77%. Đây là lần thứ 7, NHNN đứng đầu PAR INDEX sau 6 năm đứng đầu liên tiếp (2014-2020), riêng năm 2021 xếp vị trí thứ 3.

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã tập trung chỉ đạo triển khai toàn diện 6 lĩnh vực cải cách hành chính, trọng tâm vào 3 trụ cột đó là: Cải cách hoàn thiện thể chế trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trên cơ sở hiện đại hóa đồng bộ hóa hạ tầng cơ sở; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và công chức công vụ nói riêng.

Thời gian qua, NHNN đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế.

Với quan điểm xuyên suốt của nền hành chính phục vụ là đặt doanh nghiệp, người dân làm trung tâm, trên tinh thần Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, NHNN tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh để đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, tạo thuận lợi cho hoạt động của các TCTD, doanh nghiệp, người dân.

Trên cơ sở đó, năm 2022, NHNN đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của NHNN, trong đó đề xuất đơn giản hóa 6 quy định (gồm 5 chế độ báo cáo và 1 TTHC) thuộc 4 nhóm ngành nghề kinh doanh. Ngày 8.11.2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh của NHNN (Quyết định số 1361/QĐ-TTg).

Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh năm 2021, trong năm 2022, NHNN đã xây dựng, trình Chính phủ ký ban hành 1 nghị định và ban hành theo thẩm quyền 6 thông tư để cắt giảm, đơn giản hóa 27/27 quy định về HĐKD thuộc phạm vi quản lý của NHNN.

Lan Hương
TIN LIÊN QUAN

Ngân hàng Nhà nước có thể mua thêm ngoại tệ

Lam Duy |

Tỷ giá có dấu hiệu hạ nhiệt cùng với những diễn biến thuận lợi trên thị trường thế giới là những yếu tố để Ngân hàng Nhà nước có thể tiếp tục mua vào ngoại tệ.

Thủ tướng: Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng giảm lãi suất cho vay

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng tiếp tục tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay, bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý và tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên.

Ngân hàng Nhà nước liên tiếp giảm lãi suất: Tác động đến nền kinh tế thế nào

Lan Hương |

Trong hơn 2 tuần, Ngân hàng Nhà nước có 2 lần điều chỉnh lãi suất điều hành vào ngày 15.3 và ngày 3.4.2023. Trong bối cảnh Fed và Ngân hàng Trung ương các nền kinh tế lớn đều tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định hạ lãi suất điều hành. Vì sao Ngân hàng Nhà nước “đi ngược chiều gió”? Ý nghĩa của động thái này đến nền kinh tế là gì?

11/31 nước thành viên không muốn Ukraina gia nhập NATO

Ngọc Vân |

Khoảng 35% nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương không ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Huấn luyện viên kể lại hành trình vô địch của Novak Djokovic

TAM NGUYÊN |

Novak Djokovic hành hạ chúng tôi suốt 2 tuần qua” - huấn luyện viên Goran Ivanisevic nói.

5 ngày không kiếm nổi đồng lời, thương hồ Chợ nổi Cái Răng tìm đường lên bờ

PHONG LINH |

Cần Thơ - Mấy mươi năm lênh đênh trên sông nước để mưu sinh, giờ đây, bà con thương hồ, tiểu thương Chợ nổi Cái Răng lại phải "trôi nổi" trên chính đời của mình vì nhiều nguyên do...

Người dân theo dõi phiên tòa xét xử bà Lê Thị Dung qua loa phóng thanh

Quang Đại |

Sáng 12.6, tại TP Vinh, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên phúc thẩm xét xử bà Lê Thị Dung, nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên. Nhiều người dân đến theo dõi phiên tòa qua loa phóng thanh.

Bắt 22 người trong vụ tấn công vào hai trụ sở công an ở Đắk Lắk

Việt Dũng |

Cơ quan chức năng đã bắt giữ tổng cộng 22 đối tượng trong vụ tấn công vào 2 trụ sở công an xã ở Đắk Lắk, khiến 4 chiến sĩ Công an tử vong.

Ngân hàng Nhà nước có thể mua thêm ngoại tệ

Lam Duy |

Tỷ giá có dấu hiệu hạ nhiệt cùng với những diễn biến thuận lợi trên thị trường thế giới là những yếu tố để Ngân hàng Nhà nước có thể tiếp tục mua vào ngoại tệ.

Thủ tướng: Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng giảm lãi suất cho vay

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng tiếp tục tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay, bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý và tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên.

Ngân hàng Nhà nước liên tiếp giảm lãi suất: Tác động đến nền kinh tế thế nào

Lan Hương |

Trong hơn 2 tuần, Ngân hàng Nhà nước có 2 lần điều chỉnh lãi suất điều hành vào ngày 15.3 và ngày 3.4.2023. Trong bối cảnh Fed và Ngân hàng Trung ương các nền kinh tế lớn đều tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định hạ lãi suất điều hành. Vì sao Ngân hàng Nhà nước “đi ngược chiều gió”? Ý nghĩa của động thái này đến nền kinh tế là gì?