Loạt biện pháp tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát

Lam Duy |

Song hành với biện pháp tăng một loạt các mức lãi suất điều hành ngay sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ điều chỉnh tăng lãi suất, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định sẽ triển khai linh hoạt các giải pháp về tín dụng, tỉ giá với mục tiêu ưu tiên hàng đầu là kiểm soát lạm phát.
Lãi suất trên thị trường từng có thời điểm biến động rất mạnh. Ảnh: L.D
Lãi suất trên thị trường từng có thời điểm biến động rất mạnh. Ảnh: L.D
Giữ ổn định giá tiền đồng

Ngay sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất lên mức cao nhất nhiều năm, một loạt ngân hàng trung ương các nước cũng công bố quyết định tăng lãi suất như một biện pháp căn bản trong điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát.

Một loạt các ngân hàng trung ương như: Philippines, Indonesia, Na Uy, Thụy Sĩ, Anh, Nhật Bản, cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Kông (Trung Quốc) ngay sau đó đồng loạt điều chỉnh tăng lãi suất thêm 0,5-0,75%, qua đó đưa lãi suất lên mức cao nhất nhiều năm. Việc ngân hàng trung ương các nước đồng loạt tăng lãi suất là biện pháp can thiệp nhằm ngăn không để đồng nội tệ giảm giá hơn nữa so với đồng USD.

NHNN cũng quyết định điều chỉnh các mức lãi suất, có hiệu lực từ ngày 23.9.2022. Trong đó, NHNN tăng 1% các mức lãi suất điều hành và nâng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại TCTD (áp dụng với các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng).

Đặt trong bối cảnh việc Fed dự kiến tăng lãi suất điều hành lên mức 4,25-4,5% vào cuối năm 2022 sẽ khiến đồng USD mạnh hơn gây áp lực lên tỉ giá hối đoái và lãi suất trong nước, các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết, trong bối cảnh lạm phát tăng cao trên toàn cầu, hầu hết ngân hàng trung ương thực hiện tăng lãi suất với kỳ vọng kiểm soát lạm phát và vì vậy NHNN cũng không nằm ngoài xu hướng này.

Việc NHNN tăng lãi suất là để tránh tạo ra khoảng cách quá lớn trong điều hành so với mặt bằng chung xu hướng của nhiều quốc gia lớn trên thế giới. Đây là động thái dễ hiểu khi trong giai đoạn này ưu tiên hàng đầu về chính sách của Việt Nam là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô khi các yếu tố bất định gia tăng.

Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, thời gian tới đây, NHNN sẽ điều hành lãi suất đảm bảo theo hướng phù hợp diễn biến lạm phát và thị trường trong và ngoài nước, tiếp tục chỉ đạo ngân hàng giảm chi phí hoạt động để có thể giảm lãi suất cho vay đối với một số lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ. “Vấn đề là điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến lạm phát hiện nay” - Phó Thống đốc cho biết.

Đối với điều hành tăng trưởng tín dụng, lãnh đạo NHNN cho biết, trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 khoảng 6-6,5% và lạm phát khoảng 4% của Quốc hội và Chính phủ, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. “Trong bối cảnh hiện nay việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là phù hợp, nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô” - lãnh đạo NHNN cho biết.

Thế khó giữa điều hành lãi suất và tỉ giá

Đối với mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, ông Phạm Chí Quang - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho biết, để cho đồng tiền Việt Nam mất giá lớn sẽ tác động rất lớn đến nhập khẩu. Do đó, thời gian qua, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát. “Về nguyên lý, không thể cùng lúc đồng thời ổn định cả lãi suất và tỉ giá. Đây là nhiệm vụ bất khả thi” - ông nói.

Hơn nữa, trong bối cảnh Fed tăng lãi suất USD với mức độ nhanh và mạnh, tốc độ tăng cao nhất trong vòng 40 năm trở lại đây, dẫn đến mặt bằng tỉ giá trên phạm vi toàn cầu biến động lớn, các ngân hàng trung ương cũng phải nâng lãi suất để đảm bảo cho đồng tiền của mình không bị tác động hay biến động quá lớn, hạn chế nguy cơ lạm phát nhập khẩu.

Cũng theo ông Phạm Chí Quang, đối với vấn đề lãi suất, “giữ ổn định không có nghĩa là cố định”, khi thời điểm ban hành Nghị quyết 43 và Nghị quyết 11, điều kiện kinh tế trong nước và thế giới khác biệt rất nhiều so với thời điểm hiện nay. Mặt bằng lạm phát trên toàn cầu thay đổi, chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương các nước thay đổi, không những thế, chiến sự giữa Nga-Ukraine tiếp tục leo thang, dẫn đến giá dầu trên thế giới tăng, kéo theo lạm phát trên quy mô toàn cầu.

“Điều kiện kinh tế đã thay đổi, nếu chúng ta giữ ổn định mặt bằng lãi suất khá lâu sẽ tác động đến đến tỉ giá và có thể gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Điều hành chính sách lãi suất làm sao một mặt hóa giải cú sốc của thị trường thế giới, cũng như neo giữ tâm lý kỳ vọng lạm phát của người dân, đồng thời, kiên định mục tiêu lạm phát của Chính phủ, góp phần ổn định tâm lý thị trường, ổn định thị trường và vĩ mô” - ông Quang nhấn mạnh.

Lam Duy
TIN LIÊN QUAN

Tự tin kiểm soát lạm phát trong mức cho phép

ĐÌNH TRƯỜNG |

Bộ Tài chính cho biết, kiểm soát lạm phát luôn luôn nằm trong chương trình nghị sự của các cơ quan thuộc Chính phủ, với mục tiêu hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô. Cơ quan này tỏ ra tự tin có thể thực hiện được mục tiêu kiểm soát chỉ số lạm phát dưới mức cho phép của Quốc hội.

Lạm phát cao có thể dẫn đến tiếp tục tăng lãi suất điều hành

TRÍ MINH |

Cơ quan quản lý tiền tệ cho hay, ưu tiên số 1 hiện nay là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Cơ quan này buộc phải tăng lãi suất để ổn định giá trị đồng tiền. Những tác động đến lãi suất cho vay cũng sẽ diễn ra đồng thời.

Sau Fed, ngân hàng trung ương nhiều nước tăng lãi suất ứng phó lạm phát

Thanh Hà |

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và đồng nghiệp khắp thế giới đang nỗ lực đánh bại lạm phát thông qua việc tăng lãi suất nhanh chóng.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Tự tin kiểm soát lạm phát trong mức cho phép

ĐÌNH TRƯỜNG |

Bộ Tài chính cho biết, kiểm soát lạm phát luôn luôn nằm trong chương trình nghị sự của các cơ quan thuộc Chính phủ, với mục tiêu hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô. Cơ quan này tỏ ra tự tin có thể thực hiện được mục tiêu kiểm soát chỉ số lạm phát dưới mức cho phép của Quốc hội.

Lạm phát cao có thể dẫn đến tiếp tục tăng lãi suất điều hành

TRÍ MINH |

Cơ quan quản lý tiền tệ cho hay, ưu tiên số 1 hiện nay là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Cơ quan này buộc phải tăng lãi suất để ổn định giá trị đồng tiền. Những tác động đến lãi suất cho vay cũng sẽ diễn ra đồng thời.

Sau Fed, ngân hàng trung ương nhiều nước tăng lãi suất ứng phó lạm phát

Thanh Hà |

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và đồng nghiệp khắp thế giới đang nỗ lực đánh bại lạm phát thông qua việc tăng lãi suất nhanh chóng.