Thúc đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư công:

Loại bỏ tư duy trây ỳ, không làm gì vì... sợ sai

TRẦN VƯƠNG |

Cho rằng việc chậm giải ngân vốn đầu tư công giống như một “căn bệnh” đã được bốc thuốc, kê đơn nhưng chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhấn mạnh, cần phải giám sát việc thực hiện “phác đồ” điều trị để chữa bệnh để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới. Mặt khác, cần phải thiết lập chế tài xử lý những trường hợp chây ì, chậm thực hiện các kế hoạch đã được giao.

Các bộ, ngành, địa phương phải “xắn tay áo vào làm”

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, về giải ngân vốn đầu tư phát triển, tiến độ giải ngân 6 tháng đầu năm đạt 33,1% dự toán. So với tổng vốn đầu tư công được phép giải ngân trong năm 2020 (bao gồm cả nguồn các năm trước chuyển sang) thì mới đạt xấp xỉ 29% dự toán. Cũng theo Bộ Tài chính, cùng với việc giải ngân kế hoạch vốn năm 2020, hiện các bộ, ngành, địa phương vẫn đang tiếp tục giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài theo kế hoạch 2019. Số liệu thống kê cho thấy từ 1.1.2020 đến 24.6.2020, tổng số giải ngân theo kế hoạch vốn 2019 là 7.198 tỉ đồng, trong đó số giải ngân của các bộ, ngành là 2.425 tỉ đồng và số giải ngân của các địa phương khoảng 4.773 tỉ đồng (xấp xỉ bằng số giải ngân theo kế hoạch vốn 2020).  Bộ Tài chính cho rằng, nếu so với kết quả giải ngân của nguồn vốn đầu tư công trong nước thì tỉ lệ giải ngân vốn nước ngoài vẫn còn thấp.

Nhiều ý kiến bày tỏ nghi ngại với tốc độ giải ngân như hiện nay và việc nền kinh tế tiếp tục chịu tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19, nếu các cấp, các ngành, các địa phương và các chủ dự án không có các giải pháp quyết liệt, khắc phục khó khăn thì sẽ khó có thể hoàn thành được nhiệm vụ đã được Quốc hội và Chính phủ giao đối với nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi của năm 2020 và cho cả nhiệm kỳ 2016-2020.

Trao đổi với Lao Động, chuyên gia kinh tế, PGS-TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) nhìn nhận, qua các số liệu của Bộ Tài chính có thể thấy việc giải ngân vốn đầu tư công của các bộ, ngành, địa phương trong 6 tháng đầu năm 2020 còn chậm.

“Việc giải ngân vốn đầu tư công chậm là một căn bệnh kinh niên diễn ra nhiều năm nay, không phải cho đến khi ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 mới diễn ra. Tuy nhiên, khi dịch bệnh diễn ra thì hệ luỵ của nó càng mạnh hơn nhiều. Do đó 6 tháng đầu năm số giải ngân rất chậm” - PGS-TS Ngô Trí Long nói và cho rằng, nếu việc này không được đẩy mạnh sẽ khó hoàn thành được kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công mà Chính phủ yêu cầu. Mặt khác, việc chậm giải ngân vốn đầu tư công cũng sẽ ảnh hưởng tới việc phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Chuyên gia kinh tế này cũng cho rằng, trong giải pháp để hồi phục phát triển kinh tế, kích cầu đầu tư thì Chính phủ đã chuyển một số dự án đầu tư sang dự án đầu tư công. Mặt khác, trước thực trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công thì Chính phủ cũng đã đưa ra nhiều giải pháp thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương trong việc giải ngân vốn đầu tư công. Tuy nhiên, việc quan trọng nhất là tổ chức thực hiện. Như tinh thần của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương phải “xắn tay áo vào làm”, không trông đợi, cần phải chủ động tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tháo gỡ những rào cản tạo điều kiện để gỡ khó cho việc giải ngân vốn đầu tư công.

Tuy nhiên, ông Long cũng lưu ý, chúng ta đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư công nhưng không phải bất chấp bằng mọi giá và mọi cách mà phải tính toán tới hiệu quả. Người dân cũng cảm thấy ái ngại nếu xúc tiến đẩy mạnh nhanh nhưng không có kiểm soát, không đúng quy trình có thể diễn ra sai sót. Đồng thời, trong việc tổ chức thực hiện thì phải thường xuyên giám sát, đôn đốc công việc một cách chặt chẽ. Khi có những diễn biến bất thường thì có những biện pháp xử lý ngay.

Ông cũng cho rằng, cần thiết lập được chế tài xử phạt nghiêm với những trường hợp đã có kế hoạch nhưng chậm giải ngân vốn đầu tư công. Khi đó mới có thể xử lý được những trường hợp trì trệ, không tiến hành triển khai công việc, chậm thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời cần quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu, các cá nhân có liên quan, tránh đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.

Loại bỏ tư duy không làm vì sợ sai, trây ỳ chậm bắt tay vào việc

Cùng trao đổi về vấn đề giải ngân chậm, ông Lê Thanh Vân - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội - phân tích, việc giải ngân chậm vốn đầu tư công có nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong thời điểm hiện nay có thể do tác động của dịch COVID-19. Tác động mạnh nhất là do giãn cách xã hội dẫn tới hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, tạm dừng. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc chậm giải ngân vốn đầu tư công vẫn diễn ra từ trước. Việc này là do yếu tố con người, tổ chức thực hiện và chấp hành pháp luật về tài chính - ngân sách chưa nghiêm. Một nguyên nhân khác được ông Vân chỉ ra đó là trong quá trình thực hiện, trình tự thủ tục hành chính còn rườm rà, nhiều cấp, thông qua nhiều khâu dẫn tới chậm giải ngân vốn đầu tư công.

Ông Vân cho rằng, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công phải đề cao kỷ luật, kỷ cương hành chính. Cùng với đó cần phải đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm bớt những quy trình, thủ tục rườm rà gây cản trở, không tạo được sự linh hoạt trong việc giải ngân vốn đầu tư công. Đồng thời cần phải xác định trách nhiệm của người đứng đầu và các cá nhân có liên quan trong việc tổ chức giải ngân vốn đầu tư công. Xác định rõ để không đùn đẩy, né tránh. “Tuy nhiên, việc kiểm điểm, xử lý vi phạm của các tổ chức cá nhân còn thực sự chưa nghiêm. Phần lớn còn nhắc nhở, khiển trách nhẹ, chưa đủ sức răn đe” - ông Vân nói.

Ông Lê Thanh Vân cũng cho rằng, cần phải loại bỏ tư duy không làm gì vì sợ sai, e dè, trông đợi, trây ỳ trong việc tổ chức thực hiện làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. “Việc không thực hiện nhiệm vụ quyền hạn đó chính là “bất tác vi”, tức là không làm gì, tức là vi phạm quy định, tức là không thực hiện trách nhiệm của mình. Cần phải loại bỏ tư duy này đồng thời cần phải xử lý nghiêm những trường hợp trì trệ như vậy để khắc phục tình trạng trên” - ông Vân nói và phân tích, không triển khai công việc như vậy chính là làm chậm tiến độ, gây thiệt hại cho việc phục hồi và phát triển kinh tế.

TRẦN VƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Chỉ chấp thuận 3/8 dự án chuyển sang đầu tư công

Vương Chung |

Thay vì đề xuất đưa cả 8 dự án tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông sang đầu tư công, sau khi bàn bạc, cân nhắc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất sẽ chỉ có 3/8 dự án chuyển sang đầu tư công là dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết, dự án Mai Sơn - Quốc Lộ 45 và Phan Thiết - Dầu Giây.

Trình Quốc hội xem xét chuyển 3 dự án Cao tốc Bắc - Nam sang đầu tư công

Ái Vân |

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét chuyển 3 dự án cao tốc Bắc-Nam từ đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công.

8 dự án cao tốc Bắc-Nam được đề nghị chuyển đổi sang đầu tư công: Sẽ tiết kiệm 19.000 tỉ đồng

ĐẶNG TIẾN |

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) - Nguyễn Văn Thể vừa ký tờ trình gửi Quốc hội về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Trong đó, sẽ chuyển đổi 8 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam sang hình thức đầu tư công, sử dụng toàn bộ ngân sách Nhà nước.

Bộ Giao thông Vận tải giải ngân vốn đầu tư công trên 9.000 tỉ đồng

Minh Hạnh |

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, đến hết tháng 4.2020, Bộ này dự kiến giải ngân được 9.208 tỉ đồng vốn đầu tư công, đạt 24,6% kế hoạch giải ngân cả năm (9.208/37.438 tỉ đồng).

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Chỉ chấp thuận 3/8 dự án chuyển sang đầu tư công

Vương Chung |

Thay vì đề xuất đưa cả 8 dự án tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông sang đầu tư công, sau khi bàn bạc, cân nhắc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất sẽ chỉ có 3/8 dự án chuyển sang đầu tư công là dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết, dự án Mai Sơn - Quốc Lộ 45 và Phan Thiết - Dầu Giây.

Trình Quốc hội xem xét chuyển 3 dự án Cao tốc Bắc - Nam sang đầu tư công

Ái Vân |

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét chuyển 3 dự án cao tốc Bắc-Nam từ đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công.

8 dự án cao tốc Bắc-Nam được đề nghị chuyển đổi sang đầu tư công: Sẽ tiết kiệm 19.000 tỉ đồng

ĐẶNG TIẾN |

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) - Nguyễn Văn Thể vừa ký tờ trình gửi Quốc hội về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Trong đó, sẽ chuyển đổi 8 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam sang hình thức đầu tư công, sử dụng toàn bộ ngân sách Nhà nước.

Bộ Giao thông Vận tải giải ngân vốn đầu tư công trên 9.000 tỉ đồng

Minh Hạnh |

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, đến hết tháng 4.2020, Bộ này dự kiến giải ngân được 9.208 tỉ đồng vốn đầu tư công, đạt 24,6% kế hoạch giải ngân cả năm (9.208/37.438 tỉ đồng).