Tỷ giá 1 USD hôm nay bằng bao nhiêu VND?
Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.140 VND/USD.
Tỷ giá USD chợ đen hôm nay ở mức 23.460 - 23.490 đồng (mua - bán).
Tỷ giá Vietcombank hôm nay niêm yết ở mức: 22.785 đồng - 23.095 đồng (mua vào - bán ra), giảm 5 đồng ở cả hai chiều so với phiên giao dịch trước đó.
Tỷ giá Euro Vietcombank hiện ở mức 23.507 đồng - 24.825 đồng (mua vào - bán ra).
Tỷ giá Yên Nhật hiện ở mức 170 đồng - 180 đồng (mua vào - bán ra).
Tỷ giá Bảng Anh hiện ở mức 27.916 đồng - 29.107 đồng (mua vào - bán ra).
Tỷ giá Nhân dân tệ hôm nay ở mức 3.393 đồng - 3.539 đồng (mua vào - bán ra).
Giá USD hôm nay giảm, giá vàng hôm nay giảm nhẹ
Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) hiện ở mức 103,210.

Giá USD rớt khỏi mức đỉnh cao nhất trong 20 năm trong bối cảnh các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới chịu áp lực bán tháo.
Thị trường chứng khoán Phố Wall giảm mạnh sau khi dữ liệu kinh tế và báo cáo quý của Amazon.com gây thất vọng lớn. Lý do khiến cổ phiếu Amazon lao dốc là do chi phí vận hành kho hàng và giao hàng cao. Điều này khiến giới đầu tư lo ngại lạm phát gia sẽ tăng.
Theo Văn phòng thống kê Liên minh châu Âu, tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu suy yếu trong quý I/2022.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine tác động mạnh đến triển vọng kinh tế của châu Âu. Chuyên gia kinh tế Andrew Kenningham của Capital Economics dự báo GDP khu vực đồng Euro có thể giảm trong quý II/2022.
Cuộc chiến Nga- Ukraina chưa có dấu hiệu hạ nhiệt cùng giá năng lượng tăng cao gây ảnh hưởng đến thu nhập của người dân châu Âu và thiếu hụt nguồn cung.
Đồng đô la ghi nhận một tuần tăng tốt so với các ngoại tệ khác trong rổ tiền tệ. Giá USD ghi nhận mức tăng theo tháng lớn nhất trong bảy năm do lo ngại về nền kinh tế toàn cầu và chính sách "diều hâu" của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã thúc đẩy nhu cầu đối với đồng USD.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm tăng, ghi nhận mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 12 năm 2009.
Ian Lyngen, chuyên gia chiến lược tỷ giá tại BMO Capital Markets lưu ý rằng Fed có thể sẽ theo đuổi chính sách "diều hâu" hơn khi lạm phát tăng mạnh.

Chốt phiên giao dịch tuần, giá vàng thế giới ở mức 1.896 USD/ounce, giảm tới 36 USD/ounce so với chốt phiên tuần trước.
Tính theo tuần, giá vàng giảm 1,8%. Kết thúc tháng 4, giá vàng giảm 1,7% giá trị.
Bốn yếu tố chính gây sức ép lên giá vàng lúc này là giá USD tăng mạnh do nhà đầu tư đẩy mạnh trú ẩn vào đồng tiền an toàn, lo ngại về suy thoái kinh tế trên toàn châu Âu, chiến lược “Zero COVID” của Trung Quốc và kỳ vọng về mức lãi suất cao do quan điểm điều hành chính sách tiền tệ "diều hâu của Fed.
Giá vàng thế giới hiện ở mức 1896,70 - 1897,70 USD/ounce.
Giá vàng SJC trong nước hiện ở mức 69,55 - 70,25 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).