Gánh nặng nợ xấu đè nặng VPBank

Lam Duy |

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng thêm hơn 500 tỉ đồng trong các tháng đầu năm và dự báo nợ xấu diễn biến phức tạp sẽ tiếp tục đè nặng kết quả lợi nhuận của VPBank trong thời gian tới.

Đến thời điểm hiện nay, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) là nhà băng hiếm hoi ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận thần tốc trong 3 tháng đầu năm, trái ngược với mức sụt giảm gây nhiều lo ngại xuất hiện tại hàng loạt ngân hàng trong báo cáo tài chính quý I/2020.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 của VPBank gây nhiều chú ý với thị trường khi con số lợi nhuận trước thuế tăng tới trên 1.100 tỉ đồng so với cùng kỳ 2019, lên hơn 2.900 tỉ đồng.

Kết quả lợi nhuận tại VPBank thậm chí sẽ còn khả quan và lớn hơn nữa nếu các chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong cùng kỳ không có mức tăng quá mạnh so với quý I/2019.

Số liệu trong báo cáo tài chính cho thấy, chỉ với hai khoản chi nói trên, VPBank phải chi thêm xấp xỉ 815 tỉ đồng trong 3 tháng đầu năm 2020. Trong đó riêng khoản chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng thêm tới 507 tỉ đồng, lên trên 3.711 tỉ đồng ở thời điểm ngày 31.3.2020.

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh làm giảm kết quả lợi nhuận của VPBank. Ảnh: BCTC
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh làm giảm kết quả lợi nhuận của VPBank. Ảnh: BCTC

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng vọt tại VPBank cũng xuất hiện tương tự tại nhiều ngân hàng khác trong quý I/2020 phần nào phản ánh những tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 tới khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng của khách hàng và nguy cơ nợ xấu gia tăng trong thời gian tới.

Trong danh mục các khách hàng đang theo dõi, Công ty Chứng khoán VNDirect nhận định, VPBank (mã VPB) dự báo sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch bệnh COVID-19 do mảng tài chính tiêu dùng khá lớn. Khi các hoạt động kinh doanh thuộc nhiều lĩnh vực bị gián đoạn do COVID-19, nhiều người bị giảm lương hoặc thất nghiệp.

“Trong khi đó, khách hàng chính của công ty tài chính tiêu dùng là những người thu nhập thấp, đây là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất do bệnh dịch. Do lĩnh vực này có rủi ro cao, chúng tôi dự báo VPBank sẽ giảm hoạt động tài chính tiêu dùng trong thời gian này, do đó tăng trưởng tín dụng và tỉ lệ thu nhập lãi cận biên sẽ giảm” – VNDirect đánh giá.

Cũng theo nhận định của VNDirect, do tài chính tiêu dùng là hoạt động có rủi ro cao nên dự báo nợ xấu của VPBank cũng sẽ tăng nhanh. Đặc biệt do đây đang là nhóm chiếm doanh số lớn nhất trong tổng dư nợ của VPBank. Ở thời điểm cuối năm 2019, dư nợ tài chính tiêu dùng chiếm tới 34% tổng dư nợ của VPBank.

Với đối tượng vay tiêu dùng chủ yếu là khách hàng cá nhân, VNDirect cho rằng tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận của VPBank sẽ phục hồi với tốc độ trung bình sau dịch do khách hàng cá nhân và nhu cầu tiêu dùng không thiết yếu của phân khúc này dự báo không phục hồi nhanh sau dịch.

“Bên cạnh đó, gánh nặng nợ xấu sẽ làm chậm tăng trưởng lợi nhuận. Nếu dịch kéo dài tới nửa cuối năm, VPBank sẽ bị ảnh hưởng nặng do nợ xấu tăng nhanh và phục hồi sau đó sẽ cần tới nhiều năm” – VNDirect nhận định.

Ở thời điểm ngày 31.3.2020, báo cáo tài chính cho thấy VPBank hiện đang có tới xấp xỉ 8.000 tỉ đồng nợ xấu, trong đó có gần 1.600 tỉ đồng nợ xấu ở nhóm có khả năng mất vốn.

Lam Duy
TIN LIÊN QUAN

Sacombank nói gì về kết quả lợi nhuận giảm sút?

Lam Duy |

Nhiều hoạt động giảm lãi so với cùng kỳ trong khi nhiều khoản chi phí tăng mạnh khiến lợi nhuận của Sacombank giảm đáng kể trong quý I/2020.

Mức tăng dư nợ xấu tới 555% tại KienLongBank

Lam Duy |

Chất lượng nợ xấu diễn biến rất xấu, tăng tới hơn 555% và việc gia tăng trích lập dự phòng sẽ gây áp lực đáng kể lên lợi nhuận của ngân hàng KienLongBank trong năm 2020.

Lợi nhuận nhiều ngân hàng sụt giảm vì dự phòng rủi ro tín dụng tăng vọt

Lam Duy |

Dù lợi nhuận trước dự phòng đạt cao hơn cùng kỳ 2019, lợi nhuận trước thuế tại không ít ngân hàng lại giảm đáng kể trong 3 tháng đầu năm nay do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng bất ngờ tăng vọt.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Sacombank nói gì về kết quả lợi nhuận giảm sút?

Lam Duy |

Nhiều hoạt động giảm lãi so với cùng kỳ trong khi nhiều khoản chi phí tăng mạnh khiến lợi nhuận của Sacombank giảm đáng kể trong quý I/2020.

Mức tăng dư nợ xấu tới 555% tại KienLongBank

Lam Duy |

Chất lượng nợ xấu diễn biến rất xấu, tăng tới hơn 555% và việc gia tăng trích lập dự phòng sẽ gây áp lực đáng kể lên lợi nhuận của ngân hàng KienLongBank trong năm 2020.

Lợi nhuận nhiều ngân hàng sụt giảm vì dự phòng rủi ro tín dụng tăng vọt

Lam Duy |

Dù lợi nhuận trước dự phòng đạt cao hơn cùng kỳ 2019, lợi nhuận trước thuế tại không ít ngân hàng lại giảm đáng kể trong 3 tháng đầu năm nay do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng bất ngờ tăng vọt.