Doanh nhân khốn khổ bị tấn công mạng: Lại thêm một bên đòi nợ làm phiền

Phan Anh |

Sau loạt bài phản ánh của PV Lao Động về việc anh Phan Trần Nam - chủ một số doanh nghiệp tại Hải Phòng bị tra tấn mạng vì có nhân viên vay tiền của Công ty Tài chính TNHH MTV Mirae Asset - MAFC (Công ty Mirae Asset), đơn vị này đã có phản hồi. Ở diễn biến khác, sau khi bị Công ty mua bán nợ DSP liên hệ, giờ có thêm Công ty mua bán nợ Long Bình "ấn" trách nhiệm cho anh Nam.

"Loạn cào cào" chủ nợ

Khi những diễn biến trong sự việc bị vu khống, xúc phạm trên mạng xã hội đối với gia đình anh Phan Trần Nam còn chưa được làm rõ đối tượng thực hiện, mấy ngày qua, anh Nam lại bị thêm một cá nhân tự nhận là nhân viên của Công ty mua bán nợ Long Bình quấy rầy, ép "moi" con nợ, dù cho người này đã nghỉ việc, không còn là nhân viên của công ty anh.

"Hiện giờ xuất hiện thêm bên thứ 3 gọi điện yêu cầu tôi đòi tiền dù công nhân kia đã nghỉ việc. Một người xưng tên là Triệu, tự nhận là nhân viên Công ty mua bán nợ Long Bình có địa chỉ tại 148 Đường Tôn Đản, Phường 10, Quận 4, TPHCM liên hệ yêu cầu tôi phải đứng ra giải quyết số nợ trên. Người này cho biết đã mua hợp đồng nợ trên với giá 120 triệu đồng.

Dù đó là hợp đồng vay cá nhân không liên quan gì đến công ty hay bản thân tôi, nhưng người này vẫn cho rằng công ty tôi phải có trách nhiệm với khoản vay của nhân viên", anh Nam bức xúc chia sẻ.

Trong khi đó, anh N.V.N (người vay tiền từ Công ty Mirae Asset) cho biết đã trao đổi với đơn vị mua bán nợ là Công ty mua bán nợ DSP để thống nhất mức tiền phải trả còn lại là 70 triệu đồng. Anh N.V.N cũng thông tin thêm về việc yêu cầu đơn vị này soạn thảo hợp đồng mới nhưng Công ty mua bán nợ DSP chưa thực hiện nên anh chưa đóng tiền.

Thay vì khoản nợ khoảng 70 triệu như Công ty Mirae Asset thông tin, người tự nhận là nhân viên Công ty mua bán nợ Long Bình khẳng định khoản nợ đã lên đến trên 160 triệu đồng.
Thay vì khoản nợ khoảng 70 triệu như Công ty Mirae Asset thông tin, người tự nhận là nhân viên Công ty mua bán nợ Long Bình khẳng định khoản nợ đã lên đến trên 160 triệu đồng.

Trong đoạn ghi âm hội thoại được nhân vật cung cấp, khi được hỏi ai là người tung tin đồn, vu khống trên mạng xã hội, người tự nhận là nhân viên Công ty mua bán nợ Long Bình không những không phủ nhận mà lấp lửng thừa nhận:

"Việc này có thể do bên tôi, hoặc công ty khác làm. Hợp đồng này chúng tôi chỉ mới mua về, nhân viên tôi đang làm việc. Bên anh phải có trách nhiệm "moi" người đó ra dù nghỉ việc hay chưa".

Người tự xưng tên Triệu của Công ty mua bán nợ Long Bình khẳng định, khi cho vay tiền, nếu không liên hệ được người vay và người thân của khách, họ sẽ tìm đến những người quen biết. Không phải người vay tiền nghỉ việc thì chủ doanh nghiệp nơi người đó từng làm việc được yên thân.

Đáng nói, trả lời PV Báo Lao Động, phía Công ty Mirae Asset khẳng định tới thời điểm hiện tại, DSP không thực hiện bán khoản vay đã mua từ MAFC cho bất kỳ một bên nào khác. Ngoài ra, phía DSP không có thẩm quyền ký lại phụ lục hợp đồng đối với khách hàng vì hợp đồng vay là do khách hàng ký với MAFC.

Dù đã gửi đơn thư đến nhiều cơ quan chức năng, trong đó có Công an TP Hải Phòng nhưng anh Phan Trần Nam cho biết đến nay chưa nhận được phản hồi. Trong khi đó, anh và gia đình vẫn nơm nớp lo lắng bởi liên tục bị tấn công và vu khống trên mạng xã hội.

"Tôi rất mong cơ quan chức năng vào cuộc can thiệp, làm rõ và xử lý hành vi vu khống, phỉ báng mà tôi và gia đình phải chịu đựng suốt thời gian qua", anh Nam nói.

Công ty Mirae Asset cung cấp thông tin mâu thuẫn

Trong văn bản phản hồi PV Lao Động qua email, Công ty Tài chính TNHH MTV Mirae Asset (MAFC) thừa nhận, nhân viên làm việc tại công ty của anh Phan Trần Nam là khách hàng của MAFC. Tuy nhiên MAFC cho rằng, việc chủ doanh nghiệp nơi khách hàng làm việc bị tấn công mạng, phỉ báng, vu khống không liên quan gì tới đơn vị này và Công ty mua bán nợ DSP.

"Khoản vay của khách hàng đã được chuyển cho DSP (đối tác mua bán nợ) theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với các khoản vay quá hạn. Đối tác nhận khoản vay của khách hàng này, DSP có tiến hành thực hiện thu hồi nợ theo đúng quy định của pháp luật. Không thực hiện các phương pháp thu hồi nợ đã được nêu trong đơn từ bạn đọc phản ánh đến báo", Công ty Mirae Asset khẳng định.

Công ty Mirae Asset thông tin thêm, phía DSP cũng đã nhận thấy khách hàng gặp khó khăn trong việc thanh toán khoản vay do dịch bệnh nên đã thực hiện hỗ trợ khách hàng. Tổng nợ tạm tính đến thời điểm này là 118.296.464 đồng nhưng sau khi thỏa thuận và giảm lãi giảm nợ, khách hàng chỉ cần thực hiện thanh toán 70 triệu đồng.

Nhiều người bất ngờ bị vu khống, tấn công trên mạng xã hội vì có quen người vay tiền từ công ty tài chính. Ảnh: Phan Anh
Nhiều người phản ánh việc mình bất ngờ bị vu khống, tấn công trên mạng xã hội vì có quen người vay tiền từ Công ty Mirae Asset.

Công ty Mirae Asset cho biết, sau khi nhận được phản ánh thì phía DSP đã liên hệ trực tiếp với anh Nam để làm rõ sự việc với kết luận:

"Anh Nam đồng ý và hiểu rõ những thông tin anh Nam thấy trên mạng xã hội không liên quan đến MAFC hay DSP. Các thông tin anh Nam thấy trên mạng xã hội không nhắc tới hay thể hiện sự liên quan đến MAFC hay DSP, thông tin được anh Nam đề cập với quý báo là phỏng đoán từ phía anh Nam, do anh Nam chỉ nắm được thông tin anh N có khoản vay tại MAFC", Công ty Mirae Asset cho biết.

Tuy nhiên, trả lời Lao Động, anh Phan Trần Nam khẳng định từ khi phản ánh thông tin đến nay, anh chưa từng nhận được điện thoại để thống nhất kết luận sự việc như MAFC thông tin với báo chí.

Phan Anh
TIN LIÊN QUAN

Doanh nhân khốn khổ bị tấn công mạng: Chân dung Công ty TNHH mua bán nợ DSP

Tùng Thư |

Anh Phan Trần Nam (Hải Phòng) liên tục nhận được những cuộc gọi của những người tự nhận là nhân viên Công ty TNHH Mua bán nợ DSP yêu cầu anh đốc thúc nhân viên của mình trả món nợ cá nhân 200 triệu đồng. Những ngày sau đó, anh Phan Trần Nam và gia đình liên tục bị các đối tượng nặc danh trên mạng bôi nhọvu khống vay nợ không chịu trả.

Bị vu khống, tấn công mạng dù không nợ nần, người dân phải làm gì?

Phan Anh |

Thời gian qua xảy ra nhiều vụ việc người dân bất ngờ bị gọi điện khủng bố, vu khống vay nợ tiền và phỉ báng trên mạng xã hội. Để đảm bảo quyền lợi cho người dân khi gặp phải trường hợp tương tự, PV Lao Động đã có buổi trao đổi với luật sư Mai Thảo - Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Trương Anh Tú (TAT Law firm).

Doanh nhân khốn khổ bị tấn công mạng vì khoản nợ "trên trời rơi xuống"

Phan Anh |

Dù không vay mượn bất cứ ai, tuy nhiên anh Phan Trần Nam (Ngô Quyền - Hải Phòng) và gia đình liên tục bị vu khống đi vay hàng trăm triệu đồng. Sau thời gian dài bị tấn công mạng một cách vô cớ, gia đình anh dần trở nên suy sụp.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Doanh nhân khốn khổ bị tấn công mạng: Chân dung Công ty TNHH mua bán nợ DSP

Tùng Thư |

Anh Phan Trần Nam (Hải Phòng) liên tục nhận được những cuộc gọi của những người tự nhận là nhân viên Công ty TNHH Mua bán nợ DSP yêu cầu anh đốc thúc nhân viên của mình trả món nợ cá nhân 200 triệu đồng. Những ngày sau đó, anh Phan Trần Nam và gia đình liên tục bị các đối tượng nặc danh trên mạng bôi nhọvu khống vay nợ không chịu trả.

Bị vu khống, tấn công mạng dù không nợ nần, người dân phải làm gì?

Phan Anh |

Thời gian qua xảy ra nhiều vụ việc người dân bất ngờ bị gọi điện khủng bố, vu khống vay nợ tiền và phỉ báng trên mạng xã hội. Để đảm bảo quyền lợi cho người dân khi gặp phải trường hợp tương tự, PV Lao Động đã có buổi trao đổi với luật sư Mai Thảo - Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Trương Anh Tú (TAT Law firm).

Doanh nhân khốn khổ bị tấn công mạng vì khoản nợ "trên trời rơi xuống"

Phan Anh |

Dù không vay mượn bất cứ ai, tuy nhiên anh Phan Trần Nam (Ngô Quyền - Hải Phòng) và gia đình liên tục bị vu khống đi vay hàng trăm triệu đồng. Sau thời gian dài bị tấn công mạng một cách vô cớ, gia đình anh dần trở nên suy sụp.