Doanh nghiệp mà “chết” thì ngân hàng cũng khó tồn tại

Lan Hương |

Ngân hàng Nhà nước đã vào cuộc rất sớm trong việc hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 bằng các biện pháp cụ thể. “Thông tư 03 và trước đó là Thông tư 01 là hành lang pháp lý quan trọng để các ngân hàng triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Đó là nỗ lực rất lớn của toàn ngành Ngân hàng theo sự chỉ đạo của Chính phủ đã chủ động vào cuộc để hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng Covid trong bối cảnh chưa có sự hỗ trợ của ngân sách”, TS.Nguyễn Quốc Hùng – Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng nhận định.

Thông tư 01,03 – Cơ chế mạnh giúp doanh nghiệp tháo gỡ về vốn

Đại dịch COVID-19 tác động tới mọi mặt kinh tế - xã hội hầu hết quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. COVID-19 đã khiến mọi hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch, sản xuất kinh doanh (cả phía cung và cầu) bị đình trệ. Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 chỉ đạt 2,91%, thấp nhất giai đoạn 2011-2020. Sang năm 2021, tính chung cả năm, GDP Việt Nam tăng 2,58%, thấp hơn mức 2,91% của năm 2020 và cũng là mức tăng thấp nhất trong thập kỷ gần đây.

Về phía ngành ngân hàng Việt Nam, ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến khách hàng khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng đúng hạn.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát đã tác động lớn đến nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Đại dịch vẫn còn diễn biến rất phức tạp nên câu chuyện vừa phòng, chống dịch nhưng vẫn bảo đảm được khôi phục, đạt mục tiêu kinh tế là nhiệm vụ kép rất lớn của Chính phủ cũng như các bộ, ngành, địa phương.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, ngành Ngân hàng đã vào cuộc rất sớm trong việc hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, cụ thể: NHNN đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN, Thông tư 03/2021/TT-NHNN để hướng dẫn các TCTD thực hiện. Điều này cũng thể hiện rõ quan điểm của NHNN, cũng như các TCTD trong việc chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn chống dịch COVID-19.

Thông tư 01 và Thông tư 03 giúp tái cơ cấu, giãn hoãn các khoản vay dư nợ và lãi vay đến hạn, giảm lãi suất, phí, cùng nhiều cơ chế chính sách khác, hệ thống ngân hàng đã triển khai hỗ trợ doanh nghiệp rất thiết thực, giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, bên cạnh những chính sách của nhà nước về hỗ trợ về thuế, bảo hiểm, an sinh xã hội…

Hành lang pháp lý quan trọng cho ngành ngân hàng

“Thông tư 03 và trước đó là Thông 01 là hành lang pháp lý quan trọng để các ngân hàng triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Đó là nỗ lực rất lớn của toàn ngành Ngân hàng theo sự chỉ đạo của Chính phủ đã chủ động vào cuộc để hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng COVID trong bối cảnh chưa có sự hỗ trợ của ngân sách”, TS.Nguyễn Quốc Hùng – Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng nhận định.

Đánh giá về tác động của 2 thông tư này đến thị trường, TS Nguyễn Quốc Hùng cho biết: “Từ Thông tư 01 có thể thấy, về cơ bản các TCTD thực hiện nghiêm túc và các khách hàng hưởng lợi. Thông tư 03 cũng vậy, khi đi vào cuộc sống, các đối tượng khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 gặp khó khăn thực sự chắc chắn sẽ được ngân hàng hỗ trợ, tạo điều kiện. Vì doanh nghiệp chết thì ngân hàng cũng khó tồn tại. Do đó, hầu như các ngân hàng khó có thể từ chối hỗ trợ khách hàng nếu họ gặp khó khăn thực sự bởi dịch bệnh.

Đại diện Công ty chứng khoán VNDIRECT cho rằng việc ban hành Thông tư 03 hỗ trợ các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc phục hồi kinh doanh cũng như giảm áp lực trích lập của các ngân hàng thương mại.

Đối với phía doanh nghiệp, việc bổ sung thêm các điều kiện để cho phép tái cơ cấu các khoản nợ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn sản xuất, khi các khoản vay được xếp vào diện được cơ cấu sẽ được gia hạn về thời gian trả nợ, làm giảm bớt áp lực chi phí tài chính lên doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi sản xuất sau dịch COVID-19.

Đối với phía ngân hàng thương mại, việc sửa đổi này sẽ có nhiều tác động tích cực trong ngắn và dài hạn. Thứ nhất, danh mục nợ tái cơ cấu của các ngân hàng có thể tăng nhẹ trong 2021 do điều kiện để cho phép các khoản nợ tái cơ cấu được mở rộng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đến lợi suất tài sản của các ngân hàng là không đáng kể.

Thứ hai, việc bổ sung quy định phân bổ trích lập dự phòng nợ xấu dần trong 3 năm sẽ giảm bớt chi phí dự phòng cho ngân hàng, đặc biệt trong năm 2021. Thông tư 01 hiện mới quy định các TCTD sẽ phải thực hiện phân loại và trích lập dự phòng theo thời hạn đã được cơ cấu, có nghĩa các TCTD sẽ phải thực hiện trích lập như thông thường khi các khoản nợ tái cơ cấu hết thời hạn. Điều này tạo nên áp lực chi phí dự phòng cực lớn cho các ngân hàng thương mại có số dư nợ tái cơ cấu lớn vào thời điểm các khoản nợ hết được gia hạn trả nợ lãi (cụ thể là trong năm 2021 theo lộ trình).

Tại Thông tư 03/2021, NHNN cho phép các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ với các khoản nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến hết năm 2021.

Trước đó, Thông tư 01/2020 chỉ cho phép tái cơ cấu với các khoản nợ phát sinh nghĩa vụ từ 23/1/2020 đến sau 3 tháng từ ngày Thủ tướng công bố hết dịch, việc này gây khó khăn cho TCTD khi xác định các khoản nợ đủ điều kiện để tái cơ cấu, cũng như theo dõi và hạch toán trong kế toán khi ngày lấy mốc có thể không trùng với kỳ hoạch toán kế toán của ngân hàng.

Ngoài ra, NHNN vẫn giữ nguyên quy định thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ không vượt quá 12 tháng kể từ ngày TCTD thực hiện cơ cấu. Việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện đến ngày 31/12/2021.

Đối với việc phân loại nợ, Thông tư 03 quy định số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại, không phải áp dụng nguyên tắc phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo quy định. Tuy nhiên, để tránh một cú sốc “lợi nhuận” diễn ra tại thời điểm kết thúc thời hạn tái cơ cấu, các ngân hàng sẽ phải bắt đầu trích lập dự phòng căn cứ vào bản chất của các khoản nợ đó.

Cụ thể, theo nội dung sửa đổi, số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung là số tiền chênh lệch giữa (1) dự phòng cụ thể phải trích lập đối với toàn bộ dư nợ khách hàng nếu không tái cơ cấu và (2) số trích lập trên dư nợ được cơ cấu của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tỷ lệ trích lập này sẽ phải đạt tối thiểu 30% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung, muộn nhất đến 31/12/2021, và tăng lên tối thiểu 60% và 100% lần lượt tại cuối 2022 và 2023.

Lan Hương
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế 24h: Vàng tăng giá; Giám đốc SHB Ba Đình bị tố nhận lót tay tiền tỉ

Khương Duy |

Giám đốc SHB Ba Đình bị tố nhận 2 tỉ phí lót tay để đảo nhóm nợ xấu; Trung Quốc dừng nhập khẩu, chủ hàng cắn răng “xé công” bán rẻ nông sản; Vào vụ thu hái hồ tiêu, lao động nghèo ở Gia Lai có thêm nguồn thu nhập... là những tin tức kinh tế đáng chú ý trong 24h qua.

Giám đốc SHB Ba Đình bị tố nhận 2 tỉ phí lót tay để đảo nhóm nợ xấu

Lan Hương |

Giám đốc SHB Ba Đình bị tố nhận 2 tỉ đồng tiền phí ngoài để giúp một công ty đảo nhóm nợ.

Giá xăng tăng nóng, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đảm bảo vốn cho DN nhập xăng

Lan Hương |

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo vốn tín dụng phục vụ doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu.

Hà Nội: Cận Tết, giá pháo hoa Z121 vẫn ở mức cao

HỮU CHÁNH |

Càng cận Tết Nguyên đán 2023, nhiều dân buôn tích trữ pháo hoa Z121 ồ ạt xả hàng với mức giá rẻ hơn so với tháng trước. Còn pháo hoa ở một số đại lý của Nhà máy Z121 vẫn được bán ở mức giá cao so với niêm yết.

Cận Tết, người tiêu dùng "méo mặt" vì phí ship tăng cao

Nhóm PV |

Bận rộn với công việc, bạn Nguyễn Hồng Phúc tranh thủ chút thời gian nghỉ trưa lên mạng đặt ship quà Tết về biếu bố mẹ. Ấy thế nhưng ngay khi vừa nghe bên cửa hàng báo phí ship, Phúc giật mình ngã ngửa bởi phí ship quá cao.

Ông Putin ký luật về cổ đông của các nước "không thân thiện"

Khánh Minh |

Các công ty liên doanh Nga có quyền ra quyết định mà không cần lá phiếu của cổ đông các nước "không thân thiện" - theo sắc lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin.

Sập cửa hàng tiện lợi ở TPHCM, nghi có người mắc kẹt bên trong

Chân Phúc |

TPHCM - Cửa hàng tiện lợi nằm trên đường Vĩnh Hội (quận 4) bất ngờ bị sập, hiện lực lượng chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp cứu nạn cứu hộ.

Sau 772 ngày, Messi và Ronaldo sẽ gặp nhau?

Văn An |

Trong chương cuối sự nghiệp, Messi và Ronaldo sẽ có cơ hội gặp nhau… 

Kinh tế 24h: Vàng tăng giá; Giám đốc SHB Ba Đình bị tố nhận lót tay tiền tỉ

Khương Duy |

Giám đốc SHB Ba Đình bị tố nhận 2 tỉ phí lót tay để đảo nhóm nợ xấu; Trung Quốc dừng nhập khẩu, chủ hàng cắn răng “xé công” bán rẻ nông sản; Vào vụ thu hái hồ tiêu, lao động nghèo ở Gia Lai có thêm nguồn thu nhập... là những tin tức kinh tế đáng chú ý trong 24h qua.

Giám đốc SHB Ba Đình bị tố nhận 2 tỉ phí lót tay để đảo nhóm nợ xấu

Lan Hương |

Giám đốc SHB Ba Đình bị tố nhận 2 tỉ đồng tiền phí ngoài để giúp một công ty đảo nhóm nợ.

Giá xăng tăng nóng, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đảm bảo vốn cho DN nhập xăng

Lan Hương |

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo vốn tín dụng phục vụ doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu.