Bùng vốn đăng ký đổ mạnh vào bất động sản: Có đáng lo?

T.CHÍ |

Trong hơn 10 tháng qua, ngành kinh doanh bất động sản có tổng vốn đầu tư đạt gần 300 nghìn tỉ đồng, tăng hơn 67% so với cùng kỳ năm 2016, chiếm 28% trong tổng vốn đầu tư vào các ngành nghề. Qua số liệu tăng trưởng này, có phải thị trường bất động sản đã quá nóng và mất kiểm soát?

Bùng nổ vốn đăng ký đầu tư

Trong số doanh nghiệp thành lập mới trong 10 tháng trong năm 2017, riêng ngành bất động sản có hơn 4.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới, nhưng tốc độ tăng lại cao nhất so với các ngành khác (tăng 62,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, ngành bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ôtô, xe máy có số lượng doanh nghiệp đăng ký nhiều nhất so với cả nước là 37.817 doanh nghiệp nhưng xét về tỉ lệ gia tăng doanh nghiệp của ngành nghề so với cùng kỳ năm 2016 thì ngành kinh doanh bất động sản có tỉ lệ cao nhất).

Trong 10 tháng qua một số ngành có tỉ trọng cao như kinh doanh bất động sản đạt 70,3 tỉ đồng/doanh nghiệp. Sản xuất phân phối điện, nước, ga đạt 66,5 tỉ đồng/doanh nghiệp, nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 19,7 tỉ đồng/doanh nghiệp, khai khoáng đạt 18,3 tỉ đồng/doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy, ngành kinh doanh bất động sản đã có sự chuyển biến tích cực, thu hút rất lớn lượng vốn doanh nghiệp đổ vào đầu tư so với các ngành còn lại trong 10 tháng đầu năm đến nay.

Hơn 11 tháng qua, vốn đầu tư đổ vào thị trường bất động sản TPHCM đạt trên 984 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước và chiếm tới 50,8% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn. Trong buổi báo cáo tổng quan thị trường bất động sản TPHCM mới đây, Tổng Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam - ông Marc Townsend - cho biết, sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường bất động sản TPHCM rất lớn. Khẩu vị của các nhà đầu tư này là săn tìm cơ hội phát triển các dự án nhà ở có vị trí kết nối tốt với khu trung tâm thành phố hoặc những tài sản đã đi vào hoạt động, có thể mang về dòng tiền ổn định.

Có đáng lo?

Lý do doanh nghiệp bất động sản tăng mạnh, theo CBRE Việt Nam đánh giá nhờ những tác động tích cực từ cơ sở hạ tầng ngày càng cải thiện. Hiện tại, Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á về chi tiêu cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, chiếm 5,7% GDP. Cùng với đó, hiện nay, 2 tuyến tàu điện ngầm tại TP.Hồ Chí Minh và TP.Hà Nội là những dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm nhằm thúc đẩy sự phát triển của các khu kinh tế vệ tinh.

Bên cạnh đó, các dự án quan trọng khác đang triển khai như đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cầu Bạch Đằng, sân bay quốc tế Vân Đồn, Quốc lộ 4B... và các dự án trong giai đoạn lập kế hoạch như hành lang kinh tế phía Đông, tuyến đường cao tốc nối TPHCM và Phnôm Pênh (Campuchia), với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của các ngành du lịch, nông nghiệp, xây dựng và vận tải. “Với việc phát triển cơ sở hạ tầng, kỳ vọng thị trường bất động sản Việt Nam sẽ đón nhận những điều tích cực hơn nữa trong thời gian tới. Đặc biệt, đất nước trong thời kỳ hội nhập nên việc thu hút nguồn vốn FDI vào bất động sản ngày càng mạnh mẽ” - nhận định CBRE cho biết.

Còn theo Phó Viện Trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - TS Lê Xuân Sang, vốn đầu tư đăng ký mới trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản tăng mạnh không có nghĩa là thị trường bất động sản đã quá nóng và mất kiểm soát. Nếu chỉ nhìn vào những con số báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thấy thị trường bất động sản sắp bùng nổ. Tuy nhiên, bình tĩnh lại để nhìn nhận và xem xét các chỉ số này thông qua sự phát triển của thị trường bất động sản thì có thể thấy rằng những con số này chưa thực sự đáng lo ngại. Số vốn của các doanh nghiệp FDI đầu tư vào bất động sản trong 10 tháng đầu năm cũng không nhiều, mới chiếm hơn 7,2% so với tổng số vốn đăng ký hơn 28 tỉ USD. Một chỉ số nữa là chỉ số CPI nhà ở và vật liệu xây dựng cho thấy, 11 tháng đầu năm mức giá tăng 4,25%, thấp hơn nhiều so với ngành khác, riêng tháng 11 lại giảm 0,05%.

“Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phát biểu trong phiên họp Quốc hội vừa qua, đến 27.11 tổng tín dụng cho bất động sản là hơn 400.000 tỉ đồng, cho thấy tín dụng bất động sản tăng trưởng chậm hơn so với năm ngoái. Các chỉ số đều cho thấy không có nguồn vốn ồ ạt chảy vào bất động sản và không có sự phát triển nóng trong ngắn hạn” - ông Sang cho hay.

T.CHÍ
TIN LIÊN QUAN

Khai thác du lịch từ các mỏ than: Vì sao không?

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Nói đến du lịch Quảng Ninh, dư luận thường nghĩ đến du lịch biển, vịnh Hạ Long, Yên Tử… Nhưng, còn một thứ tài nguyên du lịch đặc biệt, vô giá và độc nhất cả nước cũng được khá nhiều người quan tâm và hoàn toàn có thể khai thác du lịch là các mỏ than khai thác lộ thiên và hầm lò đẹp kỳ vĩ, với biết bao câu chuyện về văn hóa, lịch sử đầy hấp dẫn.

Bóng đá thế giới 2023 và tương lai có gì mới?

TAM NGUYÊN |

Tấm thẻ trắng được rút ra ở một trận đấu tại Bồ Đào Nha có thể là một trong những xu hướng cho bóng đá thế giới trong năm 2023 cũng như tương lai lâu dài…

Nghi lõi trong của Trái đất bắt đầu chuyển động khác lạ

Thanh Hà |

Lõi trong của Trái đất đang bắt đầu chuyển động theo hướng khác, một nghiên cứu mới chỉ ra.

NSƯT Chiều Xuân: "Tôi đi khắp nước Việt, đi đến đâu nhớ thương đến đó"

Nhóm PV |

Trong cuộc trò chuyện đầu năm mới cùng Báo Lao Động, NSƯT Chiều Xuân đã có những chia sẻ về niềm đam mê nhiếp ảnh cũng như những trải nghiệm của chị khi đi khắp mọi miền Tổ Quốc.

Tuyển nữ Việt Nam trong năm 2023: Hy vọng thành công từ bóng đá nữ TPHCM

Như Thùy |

Tại World Cup nữ 2023, đội tuyển nữ Việt Nam với bộ khung gồm những trụ cột quan trọng của câu lạc bộ TPHCM được kỳ vọng sẽ gặt hái được nhiều thành công trong lần đầu tham dự đấu trường này.

Du khách Tây thích thú đón Tết Việt ở Mũi Né

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Những du khách quốc tế đến du lịch Hàm Tiến-Mũi Né, TP.Phan Thiết trong dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão may mắn được trải nghiệm nét văn hóa truyền thống của người Việt và tham gia các lễ hội do địa phương tổ chức. Những điều thú vị lần đầu được trải nghiệm khiến du khách thích thú.

Chè trung du cổ làm nên thương hiệu vang danh vùng đất Tân Cương

Kiên Nguyễn - Nguyễn Hoàn |

Thái Nguyên - Vùng đất Tân Cương (TP Thái Nguyên) lâu nay vẫn được biết đến là nơi hội tụ nhiều loại chè ngon có tiếng. Nhưng ít ai biết rằng trên miền trung du này, có một giống chè cổ đã làm nên thương hiệu vang danh chè Thái.

Người Việt toả sáng

Minh Hà (tổng hợp) |

Năm 2022, hai tiếng thiêng liêng “Việt Nam” vang lên nhiều lần ở những giải thưởng, bảng xếp hạng uy tín trên thế giới. Cùng Lao Động điểm lại một số gương mặt nổi bật.