4 động lực để kinh tế Việt Nam tăng trưởng top đầu Đông Nam Á trong năm 2024

Đức Mạnh (thực hiện) |

Mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2024 từ 6 - 6,5% được đánh giá hoàn toàn có thể thực hiện được nhờ động lực từ đầu tư công, xuất nhập khẩu, tiêu dùng... Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Hoàng Phương - Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phân tích đầu tư, CTCP FIDT - xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, Việt Nam sẽ phải gặp những thách thức gì để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 từ 6 - 6,5%?

- Theo quan điểm của tôi, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 từ 6 - 6,5% của Quốc hội là mức phù hợp. Đồng thời khả năng đạt được sẽ rất cao. Thực tế hiện nay, các tổ chức Quốc tế như IMF cũng dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng thuộc top đầu Đông Nam Á trong báo cáo tháng 10 vừa qua.

Động lực nhờ phần lớn các chính sách tiền tệ nới lỏng của chúng ta bắt đầu từ khoảng giữa năm 2023. Theo nhiều nhận định khác nhau, thông thường những chính sách này sẽ có độ trễ khoảng 3 quý thì bắt đầu có độ "ngấm", qua đó hỗ trợ cho đà tăng trưởng trong năm sau.

Đồng thời, các báo cáo về kinh tế thế giới gần đây cho thấy bắt đầu có những dấu hiệu hồi phục. Với mức độ tăng trưởng kinh tế chưa cao trong năm nay sẽ tạo dư địa để năm sau Việt Nam phát triển mạnh hơn. Do đó mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6 - 6,5% không phải thách thức mà sẽ khả thi.

Vậy ông cho rằng, những động lực nào sẽ giúp Việt Nam đạt mục tiêu này?

- Đầu tư công sẽ là động lực đầu tiên. Đây chính là nguồn "vốn mồi", khi được giải ngân sẽ kích thích dòng vốn tư nhân và FDI tham gia, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển.

Thứ hai là tiêu dùng - cấu phần quan trọng của mỗi nền kinh tế. Để tiêu dùng phát triển rất cần các chính sách của nhà nước về thuế. Trong đó, gần đây nhất chúng ta đã quyết định kéo dài thời gian giảm thuế VAT xuống 8% đến giữa năm 2024.

Thứ ba là xuất nhập khẩu đang có dấu hiệu phục hồi. Khi đó các doanh nghiệp sẽ tuyển dụng nhân công nhiều hơn, kéo theo nhu cầu chi tiêu của người dân cao hơn nhờ tâm lý cải thiện.

Nền kinh tế phục hồi mạnh sẽ là động lực như thế nào giúp thị trường chứng khoán năm 2024 tăng trưởng, thưa ông?

- Với triển vọng tăng trưởng GDP năm 2024 tích cực hơn, tôi đánh giá thị trường chứng khoán năm sau nhờ đó sẽ có thêm nhiều cơ hội. Bởi sau đợt điều chỉnh vừa qua, thị trường đã về vùng định giá rẻ và hấp dẫn. Đồng thời, triển vọng kinh doanh năm sau tốt hơn sẽ là động lực lớn cho chứng khoán trong bối cảnh lãi suất vẫn được duy trì thấp và chính sách tài khoá tiếp tục giữ vai trò hỗ trợ.

Tôi cho rằng, chính sách tiền tệ vẫn có thể sẽ hỗ trợ nền kinh tế ít nhất đến giữa năm 2024. Chỉ cần duy trì nền lãi suất thấp như hiện nay đã là động lực cho tăng trưởng chứ không nhất thiết cần tiếp tục giảm thêm.

Đức Mạnh (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Ngân hàng ồ ạt hạ lãi suất, có 500 triệu đồng nên gửi tiết kiệm ở đâu?

Khương Duy |

Gần đây, nhiều ngân hàng ồ ạt hạ lãi suất. Nếu có 500 triệu đồng chưa biết gửi tiết kiệm ở đâu để nhận lãi suất cao, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Kinh tế 24h: Giá nước tại Quảng Nam tăng mạnh; Độc lạ trà chanh giã tay

Khương Duy |

Độc lạ trà chanh giã tay, chủ quán giã mỏi tay vẫn không kịp bán; Giá nước sinh hoạt tại Quảng Nam tăng gần 13%; Hơn 1 tỉ USD được đăng ký đầu tư vào Bình Định... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Sau gói hỗ trợ lãi suất 2%, cần thêm gói hỗ trợ để doanh nghiệp phục hồi

Ngô Cường - Hải Danh |

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, Đại biểu Quốc hội Trần Thị Diệu Thuý - Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - cho rằng, Chính phủ cần tính toán đến gói hỗ trợ tiếp theo – sau gói hỗ trợ lãi suất 2%.

Đánh thức tiềm năng di sản từ tháp nước Hàng Đậu, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm

Huy Hùng |

Nhiều hoạt động hấp dẫn sẽ được tổ chức tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023. Trong đó có thể kể đến như việc Tháp nước Hàng Đậu được mở cửa tham quan; tổ chức chuyến xe nhà ga Gia Lâm...

1.600 hộ dân nguy cơ bị cúp nước vì công ty cấp nước không biết tiền trong tài khoản đi đâu mất!

THANH TUẤN |

Công ty nước trây ỳ, kéo dài thời gian nộp thuế, buộc Cục thuế tỉnh Gia Lai phải thực hiện theo pháp luật về thi hành biện pháp cưỡng chế. Thay vì báo cáo trung thực, khách quan sự việc lên Huyện uỷ, UBND huyện Chư Sê thì lãnh đạo công ty lại cho rằng “không biết tiền trong tài khoản đi đâu mất”!.

Chạy đua với thời gian cứu sống bệnh nhân bị đâm thủng tim

Thanh Chân - Ngọc Lê |

Ngày 14.11, Bệnh viện Thống Nhất TPHCM cho hay vừa cứu sống nam bệnh nhân L.T.T (30 tuổi) bị đâm thủng tim bằng vật sắc nhọn do mâu thuẫn cá nhân. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc trụy mạch đe dọa tử vong với tỉ lệ cứu sống khoảng 10%.

Lùi thời gian thí điểm thẻ vé xe buýt điện tử liên thông ở Hà Nội

Tô Thế |

Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) vừa có thông báo lùi thời gian thí điểm thẻ vé xe buýt điện tử liên thông ở Hà Nội (trước đó dự kiến triển khai từ ngày 15.11.2023).

Thú y tỉnh Đồng Tháp phản hồi việc cấp giấy kiểm dịch cho trâu, bò nhập lậu

Nhóm PV |

Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp xác nhận "Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh" được phản ánh trong bài "Hành trình trâu, bò lậu vượt biên từ Campuchia về Việt Nam” đăng trên Báo Lao Động, là do Chi cục cấp.

Ngân hàng ồ ạt hạ lãi suất, có 500 triệu đồng nên gửi tiết kiệm ở đâu?

Khương Duy |

Gần đây, nhiều ngân hàng ồ ạt hạ lãi suất. Nếu có 500 triệu đồng chưa biết gửi tiết kiệm ở đâu để nhận lãi suất cao, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Kinh tế 24h: Giá nước tại Quảng Nam tăng mạnh; Độc lạ trà chanh giã tay

Khương Duy |

Độc lạ trà chanh giã tay, chủ quán giã mỏi tay vẫn không kịp bán; Giá nước sinh hoạt tại Quảng Nam tăng gần 13%; Hơn 1 tỉ USD được đăng ký đầu tư vào Bình Định... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Sau gói hỗ trợ lãi suất 2%, cần thêm gói hỗ trợ để doanh nghiệp phục hồi

Ngô Cường - Hải Danh |

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, Đại biểu Quốc hội Trần Thị Diệu Thuý - Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - cho rằng, Chính phủ cần tính toán đến gói hỗ trợ tiếp theo – sau gói hỗ trợ lãi suất 2%.