Lời cảnh báo vàng lùn, lùn xoắn lá

Hoàng Huy |

Trước diễn biến phức tạp của bệnh Vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL), mới đây, đoàn công tác của Cục BVTV (Bộ NNPTNT) do Phó Cục trưởng Nguyễn Văn Thiệt dẫn đầu đã đi kiểm tra thực tế đồng ruộng, đánh giá tình hình sâu, bệnh, nhất là dịch rầy nâu và VL-LXL trên lúa hè thu (HT) và thu đông (TĐ) ở các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ.

Diễn biến phức tạp

Tại Kiên Giang, đoàn đã đi kiểm tra cánh đồng lúa HT tại ấp Mũi Tàu, xã Bình Giang, huyện Hòn Đất. Theo báo cáo, toàn ấp có 1.500 ha lúa thì đã có trên 500 ha bị rầy nâu tấn công khi mới gieo sạ, sau đó bùng phát dịch VL-LXL rất nặng, có ruộng tỷ lệ lên tới 60-70%.

Ông Lê Văn Thành, có 3 ha làm giống lúa ĐS 1, cho biết, khi vừa gieo sạ được mấy ngày thì gặp đợt rầy di trú tấn công với mật số rất cao, phun thuốc chết trắng mặt ruộng. Sau đó, khi lúa phát triển được khoảng 20 ngày thì có biểu hiện của bệnh VL-LXL và ngày càng tiến triển nặng. Đến nay có thể khẳng định thất mùa vì tỷ lệ những chồi lúa có thể cho bông còn rất thưa thớt.

Điều đáng nói là hầu hết những ruộng lúa bị nhiễm bệnh đều gieo sạ không đúng khung thời vụ khuyến cáo của ngành chuyên môn, sớm hơn từ 3-5 ngày. Xã Bình Giang nằm giáp ranh với huyện Tri Tôn (An Giang), có rất nhiều người từ An Giang, Đồng tháp qua đây thuê đất canh tác, họ làm xong việc rồi về nên việc tuyên truyền về lịch gieo sạ tập trung né rầy, tập huấn kỹ thuật gặp khó khăn, do không thể mời họp tập trung. Hơn nữa, nhiều năm qua ở đây không có dịch VL-LXL nên nông dân chủ quan, mạnh ai lấy làm.

Trưởng trạm BVTV Hòn Đất, Nguyễn Đức Long cho biết, vụ HT toàn huyện gieo sạ trên 80.000 ha lúa HT, đến nay đã ghi nhận 6 xã có ổ dịch VL-LXL. Trong đó, xã Bình Giang bị nặng nhất, với 6 ấp bị với tổng diện tích khoảng 1.500 ha. Tại huyện Hòn Đất có 38 ha lúa bị bệnh VL-LXL gây hại rất nặng, đến nay đã cày vùi tiêu hủy 30 ha, diện tích còn lại ngành chức năng đang vận động nông dân cày vùi tiêu diệt mầm bệnh để tránh lây lan.

Ông Lê Quốc Cường, Giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam đánh giá, qua kiểm tra tại Hậu Giang cũng bị dịch rầy nâu và bệnh VL-LXL gây hại trên lúa HT nhưng mức độ nhẹ hơn Kiên Giang. Điều đáng nói là nhiều nơi, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, nông dân không nắm được lịch gieo sạ tập trung né rầy, dẫn đến gieo sạ ngoài lịch và bị thiệt hại rất nặng nề.

“Trước mỗi mùa vụ, cán bộ kỹ thuật nên tập huấn cho nông dân, phổ biến kỹ lịch gieo sạ tập trung né rầy đề thực hiện đồng loạt. Về phía nông dân, không được chủ quan, lơ là; không nghe theo những người kinh doanh bán thuốc BVTV dạo để tránh tốn kém thêm mà không mang lại lợi ích gì, ngay cả thuốc xử lý hạt giống cũng không có tác dụng. Đối với ruộng lúa đã có biểu hiện bị nhiễm bệnh, không phun thuốc, chất kích thích sinh trưởng sẽ gây tốn chi phí thêm, cần tập trung chăm sóc những cây còn lại để thu hoạch được chút ít”, ông Cường chia sẻ với bà con ngay tại ruộng.

Tại các tỉnh ĐBSCL VL-LXL cũng đã xuất hiện nhiều nơi. Nhiều diện tích khó có khả năng hồi phục do nhiễm bệnh nặng.

Khắc chế ngộ độc cho cây lúa

Đã có không ít vùng bà con vội vàng làm đất gieo sạ, mặc dù thời gian cách ly quá ngắn. Cách làm đất vội, chưa đủ thời gian cho gốc rạ phân giải, nên khả năng bị ngộ độc hữu cơ sẽ diễn ra nhiều hơn.

Trong vụ lúa Hè Thu này với diện tích gieo sạ không kém diện tích vụ lúa Đông Xuân, nếu làm tốt sẽ góp phần đóng góp một khối lượng lương thực không nhỏ cho đất nước và cho thu nhập của từng nông hộ. Nhưng nếu làm không tốt sẽ gây thiệt hại cũng rất khó lường.

Do đặc điểm canh tác vụ lúa Hè Thu như đã nêu ở trên, công tác chăm sóc lúa sẽ cần chú ý tập trung vào mấy khâu quan trọng dưới đây:

1/Về quản lý dịch hại sâu bệnh, cần thiết áp dụng đúng phương pháp phòng trừ tổng hợp. Áp dụng phương pháp thăm đồng thường xuyên, ghi nhận những hiện tượng bất thường, hỏi ý kiến của cán bộ khuyến nông để xử lý.

Những vùng có rầy nâu phá hại ở mức độ nặng, cần tập trung phun xịt cẩn thận, đặc biệt là nhũng vùng đang có bệnh VL-LXLđã được báo động như vùng Kiên Giang, Hậu Giang, An giang… nếu bệnh nặng không có khả năng phục hồi thì phá bỏ, vệ sinh đồng ruộng rồi gieo sạ lai. Những vùng mật số rầy còn thưa thì không nhất thiết phải phun xịt, nên bao vây vùng có mật số rầy cao để phun xịt triệt để. Phun xịt xong cần thu thập bao bì, chai lọ đem đi xử lý nơi quy định, cần làm cho đồng ruộng được sạch đẹp ngay sau khi phun xịt.

2/Bón phân hợp lý cho lúa Hè Thu là biện pháp căn bản nhất. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã nhất trí khuyến cáo sử dụng các chủng loại phân Đầu trâu bón cho lúa, nhất là vụ lúa Hè Thu.

Với mục tiêu giảm lượng bón, giảm số lần bón. Theo quy trình, sử dụng phân Đầu trâu mặn phèn bón từ 80 - 120 kg/ha trước lúc sạ cho vùng có bị phèn và nhiễm mặn. Nếu lúc bón lót chưa có phân này, những ruộng có hiện tượng ngộ độc hữu cơ hay ruộng bị xì phèn thì dùng loại phân này để bón, có thể chỉ tập trung bón chỗ bị hại hay bón cho cả ruộng càng tốt.

Riêng phân bón thúc thì chỉ dùng Đầu trâu TE-A1 bón thúc 2 lần đầu sau sạ 8 - 12 ngày và 18 - 22 ngày, liều bón mỗi lần từ 120 - 140kg/ha. Bón thúc đòng dùng TEA2, liều bón từ 100 - 120kg/ha. Nếu ruộng lúa quá xấu có thể bón đến 130 hay 150kg/ha.

Khi đã sử dụng 2 loại phân này thì sẽ không dùng thêm bất cứ loại phân nào khác, ngay cả bón rước hạt. Những nơi đã dùng các loại phân khác để bón thúc.

Hoàng Huy
TIN LIÊN QUAN

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.