Tín dụng chính sách giúp Nam Đàn tiến đến nông thôn mới kiểu mẫu

Việt Hải |

Nam Đàn đang triển khai và đẩy nhanh tốc độ về đích nông thôn mới kiểu mẫu.

Không để ai bị bỏ lại phía sau

Giám đốc NHCSXH huyện Nam Đàn Nguyễn Sĩ Hải tâm sự: Nhìn lại hơn 20 năm qua, nguồn vốn cho vay ở đây không ngừng tăng trưởng, ngày càng đáp ứng được tốt hơn nhu cầu vay của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

NHCSXH huyện Nam Đàn giải ngân vốn cho người nghèo tại Điểm giao dịch xã. Ảnh: Việt Hải
NHCSXH huyện Nam Đàn giải ngân vốn cho người nghèo tại Điểm giao dịch xã. Ảnh: Việt Hải

Tính đến hết tháng 3.2023, huyện Nam Đàn đã cân đối ngân sách chuyển hơn 2 tỉ đồng sang NHCSXH huyện, đưa tổng nguồn vốn đến hết 31/3 đạt 515 tỉ đồng.

Đơn cử như chị Tôn Thị Vinh ở xóm 5, xã Nam Thanh. Trước đây thuộc diện hộ nghèo “đứng đầu danh sách” của xã. Kinh tế gia đình có nhiều khó khăn. Năm 2015 chị vay 30 triệu đồng vốn hộ nghèo để đầu tư chăn nuôi bò, đến năm 2018 gia đình chị đã thoát nghèo và trả hết nợ. Để thoát nghèo một cách bền vững chị mạnh dạn vay tiếp chương trình hộ cận nghèo 30 triệu đồng tiếp tục đầu tư mua cặp bò. Nhờ biết cách chăn nuôi và chăm chỉ làm ăn, kinh tế gia đình chị đã từng bước ổn định có thu nhập khá, đến năm 2021 gia đình chị đã thoát nghèo gia đình chị tiếp tục mạnh dạn vay tiếp chương trình thoát nghèo 30 triệu đồng mua thêm bò để chăn nuôi, hiện gia đình chị còn 4 con bò tổng trị giá gần 130 triệu đồng.

Còn với ông Phạm Văn Thanh ở xóm 1, xã Nam Kim nhiều năm liền luôn nằm trong diện hộ nghèo.

Nghề nông “bán mặt cho đất, bán lưng cho giời” chẳng đủ nuôi 6 thành viên trong gia đình. Nhưng với tinh thần ham học của các con nhằm vươn lên để thoát nghèo, để động viên tinh thần ham học của con ông đã mạnh dạn vay vốn chính sách 200 triệu đồng nguồn vốn cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đầu tư cho con được ăn học đến nơi đến chốn. Từ năm 2012 đến nay lần lượt 3 người con của ông đều thi đỗ và học đại học. Đến nay, chị đầu làm ở Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, chị thứ 2 làm ở Bệnh viện tim Hà Nội, em út vừa đi lao động làm việc tại Nhật Bản. Các con của ông đã ra trường và có việc làm ổn định bắt đầu cho thu nhập trả nợ dần ngân hàng. Cuộc sống gia đình ông vì thế cũng ngày một tốt dần khi có thêm con cái phụ giúp.

Trong 20 năm thực hiện tín dụng chính sách theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04.10.2002 của Chính phủ, huyện Nam Đàn đã tập trung nguồn lực tín dụng qua NHCSXH cho vay được 60.906 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với doanh số cho vay đạt 1.515 tỉ đồng, doanh số thu nợ đạt 998 tỉ đồng. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận với đồng vốn tín dụng chính sách một cách thuận lợi, kịp thời, giúp cho 22.303 lượt hộ nghèo được vay vốn, góp phần giúp cho trên 15.830 hộ thoát nghèo, thu hút tạo việc làm cho trên 10.000 lao động, giúp cho 10.903 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, không để học sinh, sinh viên nào phải bỏ học vì khó khăn về tài chính, hỗ trợ xây mới và cải tạo 13.225 công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 508 ngôi nhà cho hộ nghèo...

“Những kết quả đạt được trong 20 năm qua khẳng định vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, là công cụ, giải pháp có tính căn cơ, lâu dài để Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Nam Đàn thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch về giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, phục hồi, phát triển kinh tế nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19". Phó Chủ tịch UBND huyện Vương Hồng Thái nhận định.

Nông dân xã Nam Nghĩa vay vốn chính sách mở rộng diện tích trồng chanh không hạt. Ảnh: Việt Hải
Nông dân xã Nam Nghĩa vay vốn chính sách mở rộng diện tích trồng chanh không hạt. Ảnh: Việt Hải

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện cuối năm 2021 xuống còn 1,09%, đời sống của nhân dân đặc biệt là người nghèo ngày càng được cải thiện.

Điểm tựa đột phá kinh tế

Những hỗ trợ tích cực của NHCSXH đã góp phần đưa Nam Đàn cán đích nông thôn mới vào năm 2018 và đang hướng tới việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Có thể khẳng định, dòng vốn tín dụng chính sách theo nhiều phương thức từ đầu tư trực diện cho người vay đến thông qua các chương trình hay cho vay tạo việc làm đã góp phần phát triển thêm nhiều mô hình mới trong sản xuất cho thu nhập cao. Hiện nay, huyện Nam Đàn đang có 74 sản phẩm OCOP.

Nguồn vốn chính sách đã góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người từ 11,3 triệu đồng/người năm 2002 lên 57 triệu đồng/người năm 2022 (tăng hơn 5 lần so với năm 2002).

Việt Hải
TIN LIÊN QUAN

Hơn 6 triệu hộ gia đình thoát nghèo từ kênh tín dụng chính sách riêng biệt

Lan Nhi |

Ngày 29.12, Hội nghị trực tuyến tổng kết 20 năm thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, thực hiện theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4.10.2002 của Chính phủ đã được tổ chức tại Hà Nội.

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam áp dụng hiệu quả tín dụng chính sách

Minh Ngọc |

Câu chuyện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giảm nghèo bền vững là một hành trình gian nan và tâm huyết của các cấp ủy chính quyền địa phương, cùng sự chung tay, đồng lòng của hệ thống chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam trong chặng đường phát triển 20 năm qua.

Dấu ấn 20 năm thực hiện chương trình tín dụng chính sách ở Đắk Nông

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Chặng đường gần 20 năm qua đã ghi nhận những dấu ấn quan trọng trong việc triển khai thực hiện chương trình tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng khác trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Trực tiếp U22 Việt Nam 2-0 U22 Myanmar, hiệp 1: Cú đúp của Văn Cường

NHÓN PV |

Trực tiếp trận đấu giữa U22 Việt Nam vs U22 Myanmar, tranh huy chương đồng bóng đá nam SEA Games 32.

Khó đưa núi Bài Thơ vào khai thác du lịch dịp hè 2023

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Do vướng nhiều thủ tục nên một trong những sản phẩm được chờ đợi nhất của Quảng Ninh năm 2023 - “trải nghiệm leo núi Bài Thơ” - khó có thể được đưa vào phục vụ du khách và nhân dân địa phương trong dịp hè này.

Nữ võ sĩ Thùy Mỵ: "Tôi vẫn chưa tin mình giành được HCV tại SEA Games 32"

TẠ QUANG - PHONG LINH |

Vừa trở về với tấm Huy chương Vàng môn Vovinam tại SEA Games 32, nữ võ sĩ Lâm Thị Thùy Mỵ - sinh viên K46, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ - đã dành riêng cho Lao Động một cuộc trò chuyện thân mật về hành trình mang tấm huy chương vàng về cho đoàn thể thao Việt Nam tại đấu trường khu vực...

Khu tập thể Đại học Kinh tế Quốc dân đầy rẫy kim tiêm, dân treo biển doạ rình báo công an

Nguyễn Thúy |

Người dân phải treo biển cảnh báo sẽ rình chụp ảnh báo công an là thực tế đang diễn ra tại dãy nhà 8, khu tập thể Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân (phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) trước tình cảnh nhếch nhác, đầy rẫy những ống kim tiêm do tệ nạn hút chích để lại tại đây.

Loạt chấn động bí ẩn rung chuyển gần vị trí nổ Nord Stream

Ngọc Vân |

Gần vị trí đường ống dẫn khí Nord Stream bị hư hại vừa xảy ra một loạt chấn động bí ẩn khiến các nhà khoa học bối rối.

Hơn 6 triệu hộ gia đình thoát nghèo từ kênh tín dụng chính sách riêng biệt

Lan Nhi |

Ngày 29.12, Hội nghị trực tuyến tổng kết 20 năm thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, thực hiện theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4.10.2002 của Chính phủ đã được tổ chức tại Hà Nội.

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam áp dụng hiệu quả tín dụng chính sách

Minh Ngọc |

Câu chuyện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giảm nghèo bền vững là một hành trình gian nan và tâm huyết của các cấp ủy chính quyền địa phương, cùng sự chung tay, đồng lòng của hệ thống chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam trong chặng đường phát triển 20 năm qua.

Dấu ấn 20 năm thực hiện chương trình tín dụng chính sách ở Đắk Nông

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Chặng đường gần 20 năm qua đã ghi nhận những dấu ấn quan trọng trong việc triển khai thực hiện chương trình tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng khác trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.