Giá phân bón: Cần cái nhìn công bằng với doanh nghiệp nội

Lê Trúc |

Giá phân bón trong nước tăng mạnh, không ít người đổ lỗi cho doanh nghiệp nội. Nhưng như thế thì quá oan cho họ, bởi bản thân doanh nghiệp nội cũng đang nỗ lực để đồng hành cùng nông dân, nông nghiệp Việt Nam trước biến động của thị trường thế giới.

Hiện tại, rất nhiều loại hàng hóa cơ bản, nguyên vật liệu trên toàn thế giới đều tăng giá chứ không riêng gì phân bón. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động tiêu cực từ dịch bệnh COVID-19 khiến các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp nhiều nơi trên thế giới, hoặc phải đóng cửa hoặc vận hành với công suất nhỏ. Kế đến, dịch bệnh khiến chuỗi logictics đứt gãy, cước phí vận chuyển tăng đột biến khiến giá nhiều mặt hàng tăng theo, trong đó có phân bón, vốn chủ yếu được vận chuyển bằng container, mà theo tính toán, cước vận chuyển bằng phương tiện này đã tăng 5 lần so với trước đây.

Giá phân bón sản xuất trong nước có tăng nhưng vẫn thấp hơn so với thế giới. Trên thị trường nội địa, các loại phân bón trong nước đang có giá thấp hơn giá phân nhập khẩu khoảng 1-2 triệu đồng/tấn.
Giá phân bón sản xuất trong nước có tăng nhưng vẫn thấp hơn so với thế giới. Trên thị trường nội địa, các loại phân bón trong nước đang có giá thấp hơn giá phân nhập khẩu khoảng 1-2 triệu đồng/tấn.

Đặc biệt, giá phân bón thế giới tăng có nguyên nhân chính là do giá nguyên liệu tăng phi mã, vượt mọi dự báo. Theo đó, so với cuối năm 2020, hiện giá lưu huỳnh tăng 133%, amoniac (NH3) tăng 130%, Acid Sulphuric (H2SO4) có khu vực tăng đến 500%.

Bên cạnh đó, việc các nước thực hiện tiêm ngừa COVID-19 thần tốc đã kéo theo nhu cầu khôi phục sản xuất kinh tế mạnh mẽ, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc, Trung Mỹ. Từ đó kéo theo giá phân bón trên thế giới tăng mạnh do nhu cầu khôi phục sản xuất nông nghiệp đang tăng cao.

Ở Việt Nam giá phân bón do trong nước sản xuất cũng đã tăng lên đáng kể. Điều này khiến nhiều người đã không khỏi thắc mắc rằng, nông dân lao đao vì giá nông sản xuống thấp, phải giải cứu, trong khi đó giá phân bón lại tăng?! Thế là có người đã đổ lỗi cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Các doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực gia tăng tối đa sản lượng, điều độ hàng tới các vùng miền, kịp thời phục vụ cho bà con nông dân, nhờ đó đã ngăn chặn được tình trạng khan hàng, sốt giá.
Các doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực gia tăng tối đa sản lượng, điều độ hàng tới các vùng miền, kịp thời phục vụ cho bà con nông dân, nhờ đó đã ngăn chặn được tình trạng khan hàng, sốt giá.

Thật ra, đó là tâm lý dễ hiểu của bất cứ ai đứng trước khó khăn của bà con nông dân mình, khi nông sản rớt giá, phải bán rẻ, hoặc bỏ đi. Song bên cạnh đó, có lẽ chúng ta cũng cần có cái nhìn công tâm, công bằng, khách quan với doanh nghiệp nội.

Thứ nhất, chi phí đầu vào và thu nhập đầu ra là hai vấn đề độc lập, không thể quy kết cái này là nguyên nhân của cái kia. Hiện nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giao thương bị đứt gãy khiến một vài loại nông sản giảm sâu. Nhưng rất có thể khi dịch bệnh qua đi, nhu cầu về nông sản sẽ tăng mạnh, kéo theo giá nông sản tăng cao. Điều này không liên quan gì tới chi phí vật tư sản xuất đầu vào. Đó là chưa kể, theo đánh giá chung, giá nông sản và giá trị nông sản của Việt Nam thật ra là đang tăng, giá nông sản chỉ giảm ở một vài mặt hàng, còn các nông sản chủ lực đều trong xu hướng “được mùa, được giá”.

Thứ hai, phần lớn nguyên liệu để sản xuất phân bón mua theo giá thế giới nên khi giá nguyên liệu thế giới tăng, giá thành sản xuất trong nước cũng tăng theo.

Thứ ba, sau mấy chục năm cải cách, nền kinh tế Việt Nam hiện nay có mức độ hòa nhập với nền kinh tế thế giới ở mức độ rất cao. Mỗi biến động trên thị trường thế giới đều gây ra tác động tới nền kinh tế trong nước theo hiệu ứng cánh bướm. Khi giá một mặt hàng mang tính phổ biến nào đó, ví dụ phân bón, trên thế giới có sự thay đổi, giá trong nước cũng lập tức thay đổi, theo nguyên tắc bình thông nhau. Đây là cơ chế điều chỉnh của thị trường để tạo ra mặt bằng giá chung trên toàn thế giới.

Nhiều doanh nghiệp phân bón lớn trong nước như Phân bón Phú Mỹ, Phân bón Cà Mau đã chủ động dừng, giảm xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế, tập trung tối đa nguồn hàng phục vụ thị trường trong nước.
Nhiều doanh nghiệp phân bón lớn trong nước như Phân bón Phú Mỹ, Phân bón Cà Mau đã chủ động dừng, giảm xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế, tập trung tối đa nguồn hàng phục vụ thị trường trong nước.

Nếu giá của mặt hàng nào đó tại Việt Nam cao hơn hay thấp hơn giá thế giới, lập tức sẽ tạo nên luồng di chuyển của mặt hàng đó từ Việt Nam tới các khu vực khác, hoặc từ các khu vực khác tới Việt Nam, cho tới khi lập lại mức cân bằng giá chung.

Vì thế, khi giá phân bón trên thế giới tăng cao như vừa rồi, hay ngược lại, khi giá phân bón giảm sâu như cách đây vài năm, thì giá phân bón tại Việt Nam sẽ thay đổi tương ứng.

Dự báo, trong thời gian tới giá phân bón trong nước sẽ tiếp tục tăng theo biến động tăng giá của thế giới. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp trong nước chỉ có thể kìm hãm phần nào đà tăng giá chung.

Dù giá phân bón tăng, nhưng phải nhìn nhận rằng giá phân bón sản xuất trong nước tăng vẫn ít hơn so với thế giới. Trên thị trường nội địa, các loại phân bón trong nước đang có giá thấp hơn giá phân nhập khẩu khoảng 1-2 triệu đồng/tấn.

Nhiều doanh nghiệp phân bón lớn trong nước như Phân bón Phú Mỹ, Phân bón Cà Mau (thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) đã chủ động dừng, giảm xuất khẩu cũng như mở rộng thị trường quốc tế để tập trung tối đa nguồn hàng phục vụ thị trường trong nước. Điều này cũng đồng nghĩa, các doanh nghiệp đã chủ động phải chịu giảm đi một phần lợi nhuận từ việc xuất khẩu với giá cao hơn để hỗ trợ, chia sẻ với bà con nông dân.

Lê Trúc
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng yêu cầu không để đứt gãy thị trường lao động, bảo đảm sản xuất

Phạm Đông |

Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc khôi phục lại việc làm ở những nơi có việc, không để đứt gãy thị trường lao động, có phương án bảo đảm sản xuất trong điều kiện dịch bệnh ở khu công nghiệp như vừa qua.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Thủ tướng yêu cầu không để đứt gãy thị trường lao động, bảo đảm sản xuất

Phạm Đông |

Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc khôi phục lại việc làm ở những nơi có việc, không để đứt gãy thị trường lao động, có phương án bảo đảm sản xuất trong điều kiện dịch bệnh ở khu công nghiệp như vừa qua.