KỶ NIỆM 41 NĂM CUỘC CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC (17.2.1979-17.2.2020):

Ý chí, sức mạnh của quân và dân Việt Nam trong bảo vệ Tổ quốc

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Cách đây 41 năm, rạng sáng ngày 17.2.1979, Việt Nam phải đương đầu với một cuộc chiến trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Trước tình cảnh Tổ quốc lâm nguy, thêm một lần nữa, quân và dân ta cầm súng chiến đấu bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Như Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm - nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam - khẳng định: “Bằng ý chí sắt đá, nghị lực và tinh thần thép, sự đồng lòng của quân và dân ta đã đánh đuổi mọi kẻ thù, không để đất nước bị xâm lăng”.

Ký ức trong tim  một vị tướng

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm - nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 316 - một người lính chiến dày dạn kinh nghiệm. Ông đã có 10 năm chiến đấu tại biên giới phía Bắc (1979-1989).

Tướng Khảm năm nay tuổi 70,  minh mẫn, giọng sang sảng. 41 năm  đã trôi qua, về trận chiến năm xưa, ông vẫn nhớ kỹ từng dấu mốc những sự kiện, từng con số. Ông kể: Rạng sáng ngày 17.2.1979, nhiều quân đoàn với khoảng 60 vạn quân, nhiều xe tăng, máy bay, ồ ạt đánh sang nước ta trên toàn tuyến biên giới từ Quảng Ninh đến Lai Châu. Chúng đã tấn công các thị xã Lào Cai, Móng Cái, các thị trấn Đồng Đăng, Mường Khương nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam. Nhiều đồn biên phòng của ta bị xâm chiếm. Với tinh thần sẵn sàng chiến đấu, bộ đội cùng sự giúp sức của người dân đã kiên cường, quyết tâm, ngăn chặn quân xâm lược. Chỉ trong một thời gian ngắn, chúng ta đã chuẩn bị gấp lực lượng quân đội ở phía Bắc để chiến đấu.

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm - nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ảnh: P.V
Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm - nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ảnh: P.V

“Lúc đó Trung đoàn 148, Sư đoàn 316 chúng tôi đóng ở huyện Than Uyên, Hoàng Liên Sơn (nay là Lai Châu). Tôi là Phó Chính ủy trung đoàn. Ngay sau khi nhận được thông báo Trung Quốc đã đánh vào thị xã Lào Cai. Thế là ngay chiều hôm ấy, trung đoàn tôi và Trung đoàn 174 được lệnh khẩn cấp hành quân về Lào Cai để đánh phản kích. Chúng ta đã chuẩn bị thế trận và thực hiện đúng theo tinh thần khi bất cứ ai xâm phạm Tổ quốc thì chúng ta phải chiến đấu và phải giữ từng tấc đất của Tổ quốc thiêng liêng - Tướng Khảm nhớ lại - quân địch tiến vào ta với số lượng quân đông, hỏa lực lớn, pháo binh mạnh hơn của ta rất nhiều lần. Thế nhưng chúng ta đã chặn đánh quyết liệt. Quân địch tấn công ta cả ngày lẫn đêm, dùng pháo bắn vào đội hình ta nhưng ta vẫn giữ vững trận địa”.

Hình ảnh cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân Việt Nam năm 1979. Ảnh TTXVN
Hình ảnh cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân Việt Nam năm 1979. Ảnh TTXVN
Tiếng gọi của nhân dân thôi thúc những người lính

Tướng Khảm kể lại, buổi đầu khi quân giặc tấn công vào các tỉnh biên giới rạng sáng ngày 17.2, nhiều mái nhà của thị xã Lào Cai không còn nguyên vẹn, nhiều người bị thương, “người dân nói rằng, các chú bộ đội ơi, phải ngăn chặn quân giặc, các chú phải bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ được làng bản”. Tiếng gọi của nhân dân càng thôi thúc những người lính tiến lên, chống lại quân địch.

Dù tương quan lực lượng về số lượng quân và vũ khí chúng ta ít hơn nhưng với sự giúp sức của những người dân bám bản, của công nhân các nhà máy thị xã Lào Cai, của nông trường Phong Hải… đã giúp quân đội ta có thêm sức mạnh. “Các công nhân của các công trường, nông trường cũng trụ lại, tổ chức để giữ cơ sở vật chất. Họ trụ lại, cùng kề vai sát cánh chiến đấu. Và các lực lượng thanh niên, dân quân tự vệ đã cùng nhau tạo thành sức mạnh chống quân địch” - tướng Khảm nói.

Chính tinh thần chiến đấu quả cảm đó mà quân và dân ta đã làm thất bại âm mưu tiến sâu vào đất liền của địch. Mỗi ngày, quân ta lại tiêu diệt hàng nghìn tên địch, đánh thiệt hại nhiều tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy nhiều xe tăng, xe bọc thép của địch. Qua 30 ngày đêm chiến đấu cực kỳ anh dũng, từ ngày 17.2-18.3, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 tên xâm lược, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự.

Trong suốt cuộc trò chuyện, tướng Nguyễn Hữu Khảm nhiều lần nhắc tới sự quyết tâm, anh dũng trong chiến đấu của quân và dân ta để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Nhớ đến những người đồng đội cũ, những người đã ngã xuống, mắt ông rưng rưng, giọng nói có lúc nghèn nghẹn.

“Chiến tranh, máu, nước mắt và đau thương. Để bờ cõi miền biên viễn được bình yên, hàng nghìn thanh niên trai tráng, bộ đội, quân và dân ta đã ngã xuống. Tất cả một lòng vì tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Những ngôi mộ liệt sĩ “chưa biết tên” đã làm nên tên tuổi của một dân tộc anh hùng. Chúng ta không bao giờ tạo ra những hận thù, cũng không bao giờ gây ra thù hận lâu dài, nhưng chúng ta không được quên lãng và lãng quên những bài học của lịch sử. Không bao giờ được quên bài học của tình quân dân, tình đoàn kết vượt qua mọi kẻ thù” - Tướng Khảm xúc động chia sẻ.

Tưởng nhớ tới đồng đội đã hy sinh, tướng Nguyễn Hữu Khảm trầm ngâm đọc mấy vần thơ: “Ai ngược dòng lưu luyến biên giới/ Rừng xanh còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi cùng gió núi/Vẫn hát bài ca khúc quân hành”. Chỉ chừng ấy câu thôi cũng khiến nhiều người xúc động vì ý chí sắt đá, tinh thần thép và ý chí của người lính để bảo vệ non sông, toàn vẹn lãnh thổ.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy - nguyên Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân khu 2, nguyên Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Mặt trận Vị Xuyên:

Chiến thắng của thế trận chiến tranh nhân dân

 

Trong lịch sử chiến tranh chống xâm lược của nước ta thì bao giờ lực lượng của quân ta cũng ít hơn, trang bị vũ khí yếu hơn kẻ địch, nhưng chúng ta có ý chí dân tộc mạnh hơn. Với hơn 60 vạn quân địch đồng loạt tấn công vào các tỉnh biên giới thì lúc này hầu như ta lại chỉ có lực lượng vũ trang địa phương. Lúc này ý chí kiên cường, đoàn kết giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và nghệ thuật chiến tranh nhân dân đồng lòng chiến đấu đã đẩy lùi mọi kẻ thù.

Các xã, làng đều có các tổ, trung đội, đại đội du kích để chiến đấu cho nên khi địch đi đến đâu cũng bị nhân dân, bộ đội chặn đánh. Khi Trung Quốc đánh vào 6 tỉnh biên giới thì chúng ta đã huy động 15 Tiểu đoàn dự bị động viên phối hợp chiến đấu.

Theo tôi cuộc chiến đấu này thêm một lần nữa khẳng định ý chí, sức mạnh bền bỉ của nhân dân Việt Nam quyết tâm vượt mọi khó khăn, thử thách để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. Bởi Việt Nam lúc này vừa mới kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ chưa lâu (1975), vừa kết thúc cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và đang làm nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot-Ieng Sary, thực hiện công cuộc hồi sinh đất nước, kinh tế lại đang gặp nhiều khó khăn do chính sách cấm vận của Mỹ.

Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Việt Nam góp phần khẳng định đường lối chính trị đúng đắn, sự chỉ đạo chiến lược tài tình, sắc bén của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương Việt Nam. Trên cơ sở đó kịp thời chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang và nhân dân chuẩn bị các mặt sẵn sàng đối phó; tăng cường củng cố mối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc.

Tôi muốn thế hệ trẻ hôm nay hiểu rõ sự thật của cuộc chiến tranh xâm lược ấy. Từ đó tự hào với truyền thống đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc - truyền thống quý báu của bất kỳ thế hệ nào. Chúng ta không bao giờ tạo ra những hận thù, cũng không bao giờ gây ra thù hận lâu dài nhưng chúng ta không được quên lãng và lãng quên những bài học của lịch sử.

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Bàn giao nhiệm vụ Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam

Vương Trần |

Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì bàn giao nhiệm vụ Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu

VƯƠNG TRẦN |

Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại lễ kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam sáng 21.12.

Quân đội Nhân dân Việt Nam đón nhận Huân chương Quân công hạng Nhất

T.VƯƠNG |

Sáng 21.12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 75 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân và đón nhận Huân chương Quân công hạng Nhất.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Bàn giao nhiệm vụ Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam

Vương Trần |

Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì bàn giao nhiệm vụ Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu

VƯƠNG TRẦN |

Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại lễ kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam sáng 21.12.

Quân đội Nhân dân Việt Nam đón nhận Huân chương Quân công hạng Nhất

T.VƯƠNG |

Sáng 21.12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 75 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân và đón nhận Huân chương Quân công hạng Nhất.