Xử lý nghiêm hành vi cố ý thông tin sai sự thật về phòng, chống dịch

VƯƠNG TRẦN |

Thủ tướng vừa yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý nghiêm hành vi cố ý thông tin sai sự thật về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Ngày 7.9, thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết, trong thời gian qua, một số cơ quan báo chí, mạng xã hội đã đưa tin chưa đúng về công tác phòng, chống dịch; sử dụng hình ảnh, thông tin không đúng quy định về phòng, chống dịch, làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xử lý nghiêm hành vi cố ý thông tin sai sự thật về công tác phòng, chống dịch; cố tình lợi dụng, trục lợi trong thực thi nhiệm vụ.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, qua thực tiễn công tác chỉ đạo, quản lý và giám sát thông tin trên không mạng thời gian qua, Bộ nhận thấy tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch COVID-19 có dấu hiệu gia tăng.

Trong đó, tập trung chủ yếu vào việc kích động vùng miền, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; tung tin sai sự thật về hiệu quả của các loại vaccine COVID-19, xuyên tạc chính sách phân bổ, cung cấp vaccine của Chính phủ, việc sử dụng Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19; diễn biến dịch bệnh tại các điểm nóng như TPHCM và các tỉnh miền Nam; xuyên tạc về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ và các địa phương... Đáng chú ý là nhiều thông tin có nguồn từ các video clip của những người cách ly, người dân trong khu vực bị giãn cách, phong tỏa.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, việc xuất hiện nhiều thông tin xấu độc, cùng số lượng lớn các video clip “tự phát” được phát tán tràn lan trên không gian mạng, đã làm giảm niềm tin của người dân vào công tác phòng chống, dịch bệnh, gây hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội, nếu không xử lý tốt sẽ dễ phát sinh điểm nóng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh của cả nước.

Để kịp thời chấn chỉnh tình trạng nêu trên, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch COVID-19, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao liên quan đến công tác phòng, chống, dịch bệnh thực hiện nghiêm túc quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; cử người phát ngôn, chủ động cung cấp thông tin, trong mọi tình huống bảo đảm thông tin được cung cấp nhanh nhất, không bị động, bất ngờ; tuân thủ kỷ luật phát ngôn; thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin để xử lý, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, bức xúc của người dân, doanh nghiệp.

Cơ quan này cũng đề nghị các đơn vị tăng cường rà quét, phát hiện kịp thời tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch tại bộ, ngành, địa phương. Chủ động xử lý nghiêm các đối tượng phát tán thông tin vi phạm pháp luật trên địa bàn…

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Cuộc gọi hỏi tiêm phòng để ăn cắp thông tin cá nhân trên mạng là tin giả

Hà Phương |

Ngày 29.8, Trung tâm Xử lý Tin giả Việt Nam (VAFC) khẳng định thông tin đang lan truyền trên mạng về cuộc gọi chiếm đoạt thông tin cá nhân là tin giả.

Thanh Hoá xử lý hàng loạt vụ đưa thông tin giả về COVID-19

Trần Lâm |

Theo Công an tỉnh Thanh Hoá ngày 29.8, kể từ khi tình hình dịch bệnh COVID - 19 bùng phát trở lại và diễn biến hết sức phức tạp, tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch có dấu hiệu gia tăng.

Biến thể “virus tin giả” ngày càng tinh vi, nguy hiểm: Vaccine ở đâu?

Nhóm PV |

Giờ đây, nhắc đến virus, người ta nghĩ ngay đến đại dịch gây thảm họa cho con người. Thế nhưng cũng chính trong thời kỳ công nghệ phát triển như hiện nay, trên không gian mạng đang tồn tại loại virus không gây dịch bệnh nhưng vẫn gây hậu quả khôn lường. Đó là virus tin giả. Đáng nói “virus” này dường như cũng đang tinh vi hơn và tạo ra “nhiều biến thể mới” lây lan nhanh hơn và khó lường hơn. Vậy làm sao để chặn đứng nguồn lây của loại “virus” này và “vaccine” nào hiệu quả?

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Cuộc gọi hỏi tiêm phòng để ăn cắp thông tin cá nhân trên mạng là tin giả

Hà Phương |

Ngày 29.8, Trung tâm Xử lý Tin giả Việt Nam (VAFC) khẳng định thông tin đang lan truyền trên mạng về cuộc gọi chiếm đoạt thông tin cá nhân là tin giả.

Thanh Hoá xử lý hàng loạt vụ đưa thông tin giả về COVID-19

Trần Lâm |

Theo Công an tỉnh Thanh Hoá ngày 29.8, kể từ khi tình hình dịch bệnh COVID - 19 bùng phát trở lại và diễn biến hết sức phức tạp, tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch có dấu hiệu gia tăng.

Biến thể “virus tin giả” ngày càng tinh vi, nguy hiểm: Vaccine ở đâu?

Nhóm PV |

Giờ đây, nhắc đến virus, người ta nghĩ ngay đến đại dịch gây thảm họa cho con người. Thế nhưng cũng chính trong thời kỳ công nghệ phát triển như hiện nay, trên không gian mạng đang tồn tại loại virus không gây dịch bệnh nhưng vẫn gây hậu quả khôn lường. Đó là virus tin giả. Đáng nói “virus” này dường như cũng đang tinh vi hơn và tạo ra “nhiều biến thể mới” lây lan nhanh hơn và khó lường hơn. Vậy làm sao để chặn đứng nguồn lây của loại “virus” này và “vaccine” nào hiệu quả?