Xem xét kỹ lưỡng phương án điều chỉnh chỉ tiêu kinh tế xã hội 2020

Vương Trần |

Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương xây dựng các kịch bản, phương án, kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau dịch COVID-19.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 154/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội ứng phó với đại dịch COVID-19.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan: Khẩn trương xây dựng các kịch bản, phương án, kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau dịch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4 năm 2020, trong đó xem xét kỹ lưỡng, có phương án điều chỉnh chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2020 để báo cáo cấp có thẩm quyền.

Tổng hợp, tiếp thu ý kiến tại Hội nghị và ý kiến tham gia bằng văn bản của các Bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội ứng phó với đại dịch COVID-19, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 18.4.2020, trong đó lưu ý một số nội dung sau:

Có kế hoạch tổ chức lại, kiểm tra, đôn đốc việc đẩy mạnh sản xuất, cơ cấu lại thị trường, đa dạng hóa, mở rộng thị trường quốc tế, tận dụng tốt cơ hội của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết; tìm biện pháp đón nhận các dòng đầu tư nước ngoài; đẩy mạnh đầu tư xã hội; khai thác và phát triển thị trường nội địa, nâng cao sức tiêu dùng trong nước.

Có phương án để kịp thời nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất; thúc đẩy sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng; kiểm soát tốt thị trường, giá cả, nhất là mặt hàng thịt lợn và các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá.

Có giải pháp cụ thể, thiết thực về chính sách tiền tệ, tài khóa hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh trong điều kiện khó khăn, chú ý giữ ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục cải cách mạnh mẽ, rà soát hoàn thiện các quy định của pháp luật, cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tiết giảm chi phí và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, tận dụng tốt các cơ hội phục hồi nền kinh tế sau dịch.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Hội nghị mở ra nhiều hướng đi để phát triển kinh tế thời hậu dịch COVID-19

nhóm pv |

Để quyết liệt đưa nền kinh tế bật dậy nhanh sau những tác động nặng nề của dịch bệnh COVID-19 theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị sáng 10.4, các giải pháp hỗ trợ tổng thể hiện nay cần được nỗ lực triển khai với tốc độ nhanh hơn, mạnh hơn trong thời gian tới với sự tham gia của tất cả các bộ, ngành và người dân trong cả nước. Báo Lao Động đã trao đổi với nhiều chuyên gia về vấn đề này.

Gần 15 tỉ đồng giúp người dân và các lực lượng tham gia chống dịch COVID-19

Phạm Đông |

Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam đã phối hợp với nhiều đơn vị khởi xướng chương trình “Triệu bữa cơm”, hỗ trợ y bác sỹ, các lực lượng đang tham gia phòng, chống dịch COVID-19 với tổng giá trị tài trợ hơn 14,8 tỉ đồng.

Hai kịch bản kinh tế phụ thuộc vào tốc độ dập dịch COVID-19

Khánh Vũ |

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) vừa có báo cáo gửi thường trực Chính phủ về tác động của dịch viurs Corona đến kinh tế - xã hội Việt Nam tính đến ngày 12.2.2020.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan chung kết AFF Cup 2022

Bảo Bình - Dương Anh |

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan AFF Cup 2022. Với lợi thế sân nhà, có 44,51% lượt bình chọn trên sofascore tin rằng Thái Lan giành chiến thắng, 28,38% dự đoán kết quả hoà và 27,11% nhận định đoàn quân của HLV Park Hang-seo sẽ nâng cao chức vô địch.

Mâm cúng tất niên của người Việt Nam khắp ba miền

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Trong ngày tết Nguyên đán của người Việt, mâm cỗ cúng tất niên được mọi gia đình chuẩn bị rất kỹ lưỡng, với mong muốn bày tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên để được ông bà phù hộ cho năm mới mạnh khỏe và thành công.

Hội nghị mở ra nhiều hướng đi để phát triển kinh tế thời hậu dịch COVID-19

nhóm pv |

Để quyết liệt đưa nền kinh tế bật dậy nhanh sau những tác động nặng nề của dịch bệnh COVID-19 theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị sáng 10.4, các giải pháp hỗ trợ tổng thể hiện nay cần được nỗ lực triển khai với tốc độ nhanh hơn, mạnh hơn trong thời gian tới với sự tham gia của tất cả các bộ, ngành và người dân trong cả nước. Báo Lao Động đã trao đổi với nhiều chuyên gia về vấn đề này.

Gần 15 tỉ đồng giúp người dân và các lực lượng tham gia chống dịch COVID-19

Phạm Đông |

Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam đã phối hợp với nhiều đơn vị khởi xướng chương trình “Triệu bữa cơm”, hỗ trợ y bác sỹ, các lực lượng đang tham gia phòng, chống dịch COVID-19 với tổng giá trị tài trợ hơn 14,8 tỉ đồng.

Hai kịch bản kinh tế phụ thuộc vào tốc độ dập dịch COVID-19

Khánh Vũ |

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) vừa có báo cáo gửi thường trực Chính phủ về tác động của dịch viurs Corona đến kinh tế - xã hội Việt Nam tính đến ngày 12.2.2020.