Xây dựng kế hoạch kịch bản phục hồi và thúc đẩy kinh tế trong điều kiện mới

VƯƠNG TRẦN |

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, xây dựng kế hoạch kịch bản phục hồi và thúc đẩy kinh tế trong điều kiện mới.

5 nhiệm vụ với các địa phương đang thực hiện giãn cách

Ngày 6.9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ về tình hình phát triển kinh tế-xã hội tháng 8 và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2021

Lãnh đạo Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Trợ lý Tổng Bí thư Đinh Văn Ân dự phiên họp.

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng cho biết, Phiên họp diễn ra trong bối cảnh chúng ta vừa tổ chức kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2.9, khai giảng năm học mới trong điều kiện dịch bệnh tại một số địa phương chưa được kiểm soát.

Trong 4 tháng vừa qua, dịch bệnh COVID-19 bùng phát lần thứ 4 đã ảnh hưởng tới tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe nhân dân, gây thiệt hại về con người, tác động tới tâm lý xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất kinh doanh, nhất là công nghiệp và dịch vụ bị ảnh hưởng lớn nhất.

Tuy nhiên, tình hình 8 tháng cơ bản ổn định. Chúng ta tiếp tục duy trì các nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tại nhiều địa phương, đặc biệt là 23 địa phương đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách, ưu tiên hàng đầu cho phòng chống dịch bệnh; 40 tỉnh, thành phố còn lại cũng tùy từng lúc, từng nơi để ưu tiên phù hợp cho chống dịch hoặc phát triển kinh tế.

Đặc biệt, Chính phủ chỉ đạo chuyển hướng trong phòng, chống dịch theo hướng kết hợp hài hòa giữa tập trung và phân cấp. Trong đó, tập trung chỉ đạo chuyên sâu và phân cấp thực hiện, với phương châm “mỗi xã, phường, thị trấn là một pháo đài; mỗi người dân là một chiến sĩ; người dân vừa là trung tâm, vừa là chủ thể trong phòng, chống dịch”.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.2021. Ảnh Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.2021. Ảnh Nhật Bắc

Các địa phương, nhất là các xã, phường, thị trấn đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội, phải thực hiện bằng được 5 nhiệm vụ: Thực hiện nghiêm ngặt các quy định về giãn cách, cách ly, “ai ở đâu ở đó”; bảo đảm an sinh xã hội, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc; bảo đảm mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế từ sớm, từ xa, ngay tại xã, phường, thị trấn, khi người dân có yêu cầu phải đáp ứng kịp thời; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, an dân trên địa bàn; tuyên truyền, vận động để dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo và dân làm, cùng với hệ thống chính trị tham gia phòng, chống dịch tích cực, hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương các bộ, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp đã chung sức, đồng lòng trong phòng, chống dịch, nhất là các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch.

Nghiên cứu giải pháp thích ứng an toàn trong điều kiện mới

Bên cạnh đó, Thủ tướng giao Bộ Tài chính tổng hợp các đề xuất của địa phương về kinh phí phòng chống dịch để giải quyết, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái thúc đẩy việc này. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trên cơ sở các kiến nghị của các địa phương có chính sách cho lực lượng tuyến đầu.

Việc lưu thông hàng hóa, di chuyển con người phải có chỉ đạo thống nhất, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tham mưu, phối hợp với các lực lượng khác, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo công tác này.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phụ trách việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, tiếp thu ý kiến nhân dân, các nhà khoa học, sơ kết, tổng kết thực tiễn, tiếp tục điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp tình hình, nghiên cứu việc thích ứng an toàn với dịch bệnh trong điều kiện mới.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phụ trách việc thúc đẩy ngoại giao vaccine và thuốc, vật tư y tế… phục vụ phòng chống dịch.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các cấp, các ngành nỗ lực nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, nghiên cứu giải pháp thích ứng an toàn trong điều kiện mới; xây dựng kịch bản khôi phục, phát triển kinh tế trong tình hình mới.

Thủ tướng yêu cầu các đại biểu tập trung đánh giá đúng tình hình, phân tích các nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, đưa ra các mục tiêu và giải pháp khả thi để thực hiện các nhiệm vụ trong tháng 9 đạt hiệu quả cao hơn, làm tiền đề phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Đảng và Quốc hội đã đề ra.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Dịch bệnh, kinh tế Đà Nẵng vẫn có nhiều điểm sáng

Thuỳ Trang |

Cảng cá lớn nhất thành phố bị đóng cửa, thành phố phong toả và chỉ cho phép 30% lao động khu công nghiệp đi làm là những ảnh hưởng của dịch COVID-19 với nền kinh tế TP.Đà Nẵng trong tháng 8. Thế nhưng, vẫn có những điểm sáng và sự duy trì phát triển nhất định ở các ngành nghề để Đà Nẵng kỳ vọng rằng, sẽ không lặp lại việc tăng trưởng âm như năm 2020.

Tranh thủ nguồn dôi dư, trao đổi hoặc mua vaccine bằng mọi cách, mọi kênh

Khánh Minh |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các Đại sứ Việt Nam tại Châu Âu tiếp tục tích cực bằng mọi cách, mọi kênh, kể cả tranh thủ nguồn dôi dư, trao đổi hoặc mua vaccine phòng COVID-19 cho Việt Nam.

Chuẩn bị các kịch bản thích ứng an toàn với dịch bệnh khi có nhiều vaccine

VƯƠNG TRẦN |

Thủ tướng nêu rõ, trong khi nỗ lực thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, cần chủ động, nghiên cứu, chuẩn bị các kịch bản thích ứng an toàn với dịch bệnh khi có nhiều vaccine hơn trong 1 đến 2 tháng tới, nhất là ở những nơi đã tiêm đủ vaccine.

Công đoàn tiếp tục nỗ lực vì đoàn viên, người lao động

Thu Trà (thực hiện) |

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều kết quả, mang lại niềm tin cho đoàn viên, người lao động. Năm 2023, chủ đề hoạt động của tổ chức Công đoàn là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”.  Đây cũng là năm vừa tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, vừa phải tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước thềm Xuân Quý Mão năm 2023, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cánh chim bay trên quê hương Ronaldo

Minh Toàn |

Liệu một cô gái bé nhỏ từ Việt Nam có thể làm được chuyện gì ở một đất nước sản sinh ra những siêu sao bóng đá nổi tiếng thế giới như C.Ronaldo?

Cứu hộ thành công cụ bà 80 tuổi rơi xuống vực sâu ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Ngày 22.1, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã có báo cáo về việc cứu hộ thành công cụ bà N.T.H (SN 1943, TP.Buôn Ma Thuột) sau khi rơi xuống vực sâu.

Độc đáo mâm cỗ lá ngày Tết của người Mường Hoà Bình

Khánh Linh |

Cỗ lá là một trong những nét độc đáo không thể thiếu trong ngày Tết của người Mường Hoà Bình.

V.League cần học hỏi từ Thai League

TAM NGUYÊN |

Những điểm hay từ các giải đấu mạnh như Thai League là điều bóng đá Việt Nam và V.League cần học hỏi.

Dịch bệnh, kinh tế Đà Nẵng vẫn có nhiều điểm sáng

Thuỳ Trang |

Cảng cá lớn nhất thành phố bị đóng cửa, thành phố phong toả và chỉ cho phép 30% lao động khu công nghiệp đi làm là những ảnh hưởng của dịch COVID-19 với nền kinh tế TP.Đà Nẵng trong tháng 8. Thế nhưng, vẫn có những điểm sáng và sự duy trì phát triển nhất định ở các ngành nghề để Đà Nẵng kỳ vọng rằng, sẽ không lặp lại việc tăng trưởng âm như năm 2020.

Tranh thủ nguồn dôi dư, trao đổi hoặc mua vaccine bằng mọi cách, mọi kênh

Khánh Minh |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các Đại sứ Việt Nam tại Châu Âu tiếp tục tích cực bằng mọi cách, mọi kênh, kể cả tranh thủ nguồn dôi dư, trao đổi hoặc mua vaccine phòng COVID-19 cho Việt Nam.

Chuẩn bị các kịch bản thích ứng an toàn với dịch bệnh khi có nhiều vaccine

VƯƠNG TRẦN |

Thủ tướng nêu rõ, trong khi nỗ lực thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, cần chủ động, nghiên cứu, chuẩn bị các kịch bản thích ứng an toàn với dịch bệnh khi có nhiều vaccine hơn trong 1 đến 2 tháng tới, nhất là ở những nơi đã tiêm đủ vaccine.