Xác định lĩnh vực kinh tế “trong nguy có cơ” để đẩy nhanh tốc độ phục hồi

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội lưu ý các giải pháp ngắn hạn cũng phải đặt trong tổng thể dài hạn, gắn với ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững. Đồng thời, xác định lĩnh vực nào “trong nguy có cơ”, có tiềm năng để có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi và tác động lan tỏa đối với nền kinh tế.

Sáng 30.11, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc làm việc với Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và nhóm chuyên gia, nhà nghiên cứu về chính sách tài chính, tiền tệ hỗ trợ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, dự kiến Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021 sẽ được tổ chức vào ngày 5.12.2021 với sự phối hợp của 3 cơ quan, gồm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến, có kết nối với các điểm cầu trong nước và các học giả, các chuyên gia, nhà nghiên cứu của các nước trên thế giới. Trong thời gian qua, nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã được thực hiện, trong đó có nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Kinh tế và nhóm chuyên gia, nhà nghiên cứu.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, phải có đánh giá tác động hết sức kỹ lưỡng vì dưới tác động của dịch bệnh COVID-19, kinh tế thế giới liên tục có sự thay đổi. Cùng với đó, phải đánh giá đúng, trúng tác động của đại dịch đối với tình hình kinh tế - xã hội ở trong nước. Xác định được mức độ thiệt hại và khả năng phục hồi của nền kinh tế, xác định lĩnh vực cần tập trung hỗ trợ để phục hồi và phát triển.

Đồng thời, xác định lĩnh vực nào “trong nguy có cơ”, có tiềm năng (ví dụ các lĩnh vực kinh tế số hóa, xanh hóa, công nghệ thông tin…) để có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi và tác động lan tỏa đối với nền kinh tế.

Toàn cảnh cuộc làm việc.
Toàn cảnh cuộc làm việc.

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội lưu ý các giải pháp ngắn hạn cũng phải đặt trong tổng thể dài hạn, gắn với ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững. Không thể đưa ra các chính sách có thể giúp phục hồi kinh tế trong ngắn hạn, trước mắt, nhưng lại gây bất ổn vĩ mô trong dài hạn.

Theo Chủ tịch Quốc hội, trên cơ sở đánh giá tác động và phân tích dư địa của chính sách tài chính, tiền tệ, phải xác định rõ các nguyên tắc, quy mô, liều lượng, trọng tâm của chính sách tập trung vào các lĩnh vực nào, phân bổ vào đâu và phải có đề xuất cụ thể về phương thức huy động nguồn lực, các giải pháp liên quan đến lĩnh vực tài chính, tiền tệ.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, hiện Chính phủ đã thiết kế Đề án xây dựng cơ chế, chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ kịp thời triển khai Chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong tuần trước, lãnh đạo Quốc hội đã dành 2 ngày làm việc với Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội để nghe và cho ý kiến về Đề án này cùng với 4 nội dung khác dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, tùy thuộc vào chất lượng chuẩn bị mới xác định thời điểm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và báo cáo xin ý kiến Trung ương, Quốc hội về việc tổ chức Kỳ họp bất thường.

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo Quốc hội đã nghe Thường trực Ủy ban Kinh tế và nhóm chuyên gia, nhà nghiên cứu báo cáo kết quả nghiên cứu. Từ đó cho ý kiến về các vấn đề liên quan đến chính sách tài chính, tiền tệ hỗ trợ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; các căn cứ, yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ, dư địa và khả năng thực hiện, các nguyên tắc, quy mô, liều lượng, trọng tâm của chính sách và giải pháp huy động nguồn lực.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực

Phạm Đông |

Nghị quyết số 31/2021/QH15 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 đặt mục tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh.

Tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Phạm Đông |

Nghị quyết số 32/2021/QH15 nêu rõ mục tiêu tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên cả nước, trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương và duy trì các động lực tăng trưởng trong dài hạn.

Xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển

Vương Trần |

Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển, là cửa ngõ của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Phát hiện sai phạm khi thanh tra bán bảo hiểm qua ngân hàng

ĐÌNH TRƯỜNG |

Chiều 30.3, tại họp báo quý I/2023 của Bộ Tài chính, lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cho biết đã phát hiện những sai phạm nhất định trong quá trình thanh tra hoạt động bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng.

Viện Nghiên cứu Hán Nôm tìm được 14 cuốn sách cổ

AN NGUYÊN |

Trong đợt rà soát từ ngày 22-29.3.2023, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã tìm được 14 cuốn sách trong tổng số 121 cuốn sách cổ bị thất lạc như đã thông báo trước đó.

Chủ Cocobay nợ BHXH: Doanh nghiệp quyết không trả sẽ bị điều tra, khởi kiện

THÙY TRANG |

Ngày 30.3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Đà Nẵng cho biết đã nhận được đơn thư của nhiều người lao động nhờ hỗ trợ đòi quyền lợi do chủ dự án Cocobay nợ BHXH kéo dài hơn 3 năm qua.

Bảo vệ bệnh viện dửng dưng: Khách gửi xe ở đâu là việc của họ

Nhóm PV |

Vốn là bệnh viện rộng cả hecta, diện tích để xe lớn, nhưng các bãi gửi xe của Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, chỉ để phục vụ cho cán bộ nhân viên. Nghĩ tưởng rằng có bệnh đã là khổ nhưng nhiều người bệnh khi đến Bệnh viện K không thể ngờ rằng, việc đi tìm chỗ gửi xe ở viện còn khổ và khó gấp trăm lần.

Dự trữ xăng dầu: Không để phụ thuộc nhà nước hay khoán trắng doanh nghiệp

PHẠM ĐÔNG |

"Quy hoạch phải phân loại rõ hệ thống cung ứng, dự trữ xăng dầu, khí đốt để có cơ chế vận hành tương ứng với các tình huống biến động thị trường, không thể phụ thuộc hoàn toàn vào nhà nước hay khoán trắng cho doanh nghiệp", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực

Phạm Đông |

Nghị quyết số 31/2021/QH15 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 đặt mục tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh.

Tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Phạm Đông |

Nghị quyết số 32/2021/QH15 nêu rõ mục tiêu tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên cả nước, trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương và duy trì các động lực tăng trưởng trong dài hạn.

Xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển

Vương Trần |

Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển, là cửa ngõ của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.